4 cách lấy lại bình tĩnh trong mọi tình huống

Bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, nhất là khi bạn đang ở một cuộc gặp gỡ hay đối thoại quan trọng, thì việc giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt là điều vô cùng cần thiết. Khi bạn bối rối, sợ hãi hay tức giận, bạn sẽ luôn đưa ra những quyết định làm mọi thứ rối tung lên, chắc chắn kết quả sẽ không như mong đợi và lúc này để thay đổi tình thế bạn cần lấy lại bĩnh tĩnh trong tâm trí.

4 cách lấy lại bình tĩnh trong mọi tình huống 1

Có nhiều phương pháp để giúp bạn giữ được một cái đầu “lạnh”, nhưng 4 cách lấy lại bình tĩnh dưới đây là những cách giúp kiểm soát cảm xúc tức thời, trong một khoảnh khắc bạn biết mình đang mất kiểm soát. Các phương pháp giúp bạn suy nghĩ và hành động sáng suốt lâu dài xin được giới thiệu ở các bài viết sau.

Hít thở sâu và giữ im lặng

Khi mất bình tĩnh người ta sẽ có xu hướng nói càng nhiều, càng to (trường hợp đang tức giận), hoặc run rẩy, lắp bắp không thành lời (lúc lo lắng, sợ hãi)…Dù là hành động hay phản ứng như thế nào thì chúng đều phát triển theo xu hướng tiêu cực thái quá. Và tất nhiên, điều đầu tiên để ngắt kết nối bản thân với sự mất bình tĩnh chính là im lặng và điều hòa nhịp thở.

Nếu im lặng, bạn sẽ tránh được việc buông ra những lời lẽ không như ý vừa có thể gây tổn thương người khác đồng thời có thể làm mất uy tín của bản thân. Chính vì thế, hãy tìm cho mình một chiếc ghế để ngồi xuống (nếu đang đứng) hoặc tay vịn có điểm tựa. Tập hít vào thở ra trong 5 nhịp liên tiếp.

Việc điều chỉnh nhịp thở và giữ im lặng sẽ giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng, lấy lại cân bằng và làm giảm sự bực tức nếu có. Trong vòng 5 nhịp đó, bạn có thể suy nghĩ, trau chuốt lại ngôn từ mà bạn cho rằng sẽ đem lại phản ứng tích cực hơn. Chỉ 10 giây ngắn ngủi nhưng sẽ giúp bạn không nói ra những lời nói có thể khiến bạn hối hận cả đời.

>>> Tập hít thở sâu bằng phương pháp yoga

Trì hoãn hành động và tự nhắc bản thân không được nóng vội

Khi nhận ra mình đang mất tình tĩnh, hay những câu nói của mình đang thiếu kiểm soát, hãy trí hoãn hành động đang làm lại. Nếu đang chỉ tay về phía người khác thì đừng cố làm điều đó, nếu bạn đang đập bàn hành động này thật tồi tệ. Hãy tự thoại trong đầu mình bằng những câu nói tích cực, một thông điệp đơn giản như “bình tĩnh, mình có thể giải quyết vấn đề này mà” hay “cô ấy sẽ thấy mình là một người đàn ông thú vị ”  v.v… sẽ giúp bạn không kiềm chế lại cảm xúc thái quá của mình và trở lại trạng thái cân bằng.

Nở một nụ cười thân thiện

Bạn đã bao giờ nghĩ tới việc mất bình tĩnh có thể lây truyền từ người này sang người khác chưa? Theo một nghiên cứu tại đại học New South Wales (Úc) thì việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu trong cuộc đối thoại hay gặp gỡ, một người nào đó tỏ ra mất bình tĩnh thì sẽ làm cho những người khác cũng dần mất bình tĩnh theo. Lúc này, bạn cần nói chậm và nở một nụ cười thân thiện, sẽ giúp xóa tan bầu không khí căng thẳng cho mọi người và cho chính bạn.

Nở một nụ cười thân thiện 1

Nụ cười chính là “sứ giả” của hạnh phúc vì nó có thể xoa dịu căng thẳng và cải thiện những cảm xúc tích cực trong con người chúng ta. Không những vậy, nụ cười có hiệu ứng lan tỏa tới những người xung quanh, khi bạn vui vẻ những người khác cũng sẽ cảm nhận được điều này, từ đó thúc đẩy mối quan hệ giữa bạn và người khác.

Tạm dừng cuộc đối thoại

Nếu tất cả các cách trên vẫn không làm bạn thấy thoải mái và giữ được bình tĩnh thì hãy tạm dừng cuộc đối thoại đó lại và tạm thời lánh mặt. Xin phép ra ngoài đi vệ sinh, rửa mặt bằng nước lạnh và khi trở lại bạn sẽ thấy mình hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh.

Trên đây là 4 cách để bạn giữ được bình tĩnh có thể áp dụng trong mọi tình huống. Việc giữ bình tĩnh vô cùng quan trọng, vì chỉ khi tâm trí bạn thoải mái thì bạn mới có thể khiến cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để chế ngự cảm xúc của bản thân khi ta mất bình tĩnh

mua-Modalert-200

Name

Đặt hàng Modafinil – Modalert 200mg

Vận chuyển toàn quốc chỉ với 30.000 đ.
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN với GÓI DÙNG THỬ

Rate this post

Viết một bình luận