4 cách nấu chè thập cẩm đủ hương vị – bí mật khó cưỡng

Chè thập cẩm là món ăn vô cùng được lòng mọi người từ người già đến trẻ nhỏ. Gọi là chè thập cẩm vì đây là món chè là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau tạo lên những hương vị ngon ngọt, độc đáo và có thể tùy chỉnh theo khẩu vị của mỗi người.

Chè thập cẩm có thể ăn quanh năm, mỗi mùa lại có các đặc trưng rất riêng của món chè này. Cùng #higlumcom khám phá ngay nào!

– Đậu đỏ đãi sạch bụi bẩn, ngâm trong nước lạnh 5 – 6 tiếng để đậu nở mềm và dễ nấu hơn.

– Bột báng rửa sạch, ngâm 30 phút trước khi nấu.

–  Khoai môn và khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt miếng vuông vừa ăn, ngâm khoai với nước muối loãng đến khi hết mủ nhựa và không bị thâm. Rửa lại khoai một lần nữa.

– Lá dứa (vài lá nếu có) rửa sạch, bó thành bó nhỏ.

– Cho bột báng và ít nước vào nồi luộc 15 – 20 phút cho đến khi bột báng chuyển sang màu trắng trong suốt là chín. Trong lúc nấu, bạn nhớ đảo đều tay để bột không dính vào đáy nồi, bột sẽ bị cháy.

– Vớt bột báng đã chín ra rổ rồi thả ngay vào tô nước lạnh, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng, ngâm 10 phút thì vớt bột báng ra.

– Cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi, đổ xâm xấp mặt đậu đỏ rồi đem đi đun đến khi chín mềm. Khi đậu chín thì thêm đường và vani vào cho vừa miệng rồi tắt bếp.

– Cho khoai môn, khoai lang và lá dứa vào nồi đến khi khoai chìn mềm, nêm đường cho vừa miệng rồi tắt bếp. Chỉ nên nấu khoai 10 – 15 phút là được.

– Khi ăn chè thập cẩm, để ngon hơn bạn có thể cho thêm đá bào vào, rắc thêm dừa tươi nạo sợi và nước cốt dừa.

– Đậu đỏ vo sạch, vớt bỏ những hạt lép, sâu mọt rồi ngâm nước 2 giờ. Cho đậu vào ninh cho chín nhừ nhưng tránh bị nát, nêm đường cho đủ ngọt vừa ăn.

– Vo sạch đậu xanh, đãi bỏ hạt bị lép, mọt rồi đem ngâm nước 2 tiếng, đem đi hấp chín, dùng thìa tán mịn đậu xanh rồi vo tròn thành hình viên bi, để ra bát riêng.

– Đậu phộng rang chín, xát bỏ vỏ, giã sơ hoặc để nguyên tùy theo sở thích.

– Bột năng và bột nếp nhồi với nước nóng với lượng vừa phải cho nhuyễn mịn, không cho nhiều nước vì sẽ làm bột bị nhão. Vo tròn thành hình viên bi rồi luộc chín, khi đã chín thì vớt ra ngâm trong nước lạnh 10 phút rồi vớt lên, để ráo.

– Lá dứa đem giã hoặc xay để lọc lấy nước cốt.

 Dừa bổ ra lấy nước dừa, phần cùi thì nạo sợi.

Cho hỗn hợp cốt lá dứa, nước dừa và sữa tươi vào nồi đun sôi, nêm đường vừa đủ ngọt, đổ ra bát để riêng.

– Khi thưởng thức bạn múc đậu đỏ, đậu xanh, bột vào, thêm 1 thìa nước sữa lá dứa, ½ thìa nước cốt dừa và ít đá bào vào ly.

– Đậu đỏ đãi bỏ những hạt bị lép, sâu mọt rồi ngâm nước lạnh cho đậu ngậm nước, khiến đậu mềm ra.

– Bắp ngô tách lấy hạt, rửa sạch rồi để ráo nước.

– Cốm ngâm 10 phút cho nở ra rồi để ra rổ, ráo nước.

– Bột báng rửa sạch, ngâm 10 phút, vớt ra rổ cho ráo nước.

– Trộn đều phần bột mì và ½ bột năng đã chuẩn bị. Chế nước sôi vào nhào nhuyễn rồi vo thành viên tròn nhỏ như viên bi.

– Chuối bóc bỏ vỏ, cắt miếng cỡ 1cm. Nhớ là nên chọn những quả chuối vừa chín để không bị nát trong khi nấu chè nhé.

– Ninh đậu đỏ cho nhừ, nêm vào 1 thìa cà phê đường, đợi nước sôi rồi tắt bếp để riêng.

– Hòa sẵn 20gr bột năng còn lại với chút nước sôi, đổ bắp ngọt vào nồi nước đun sôi, đợi cho bắp chín vào đổ bột năng và thêm 2 thìa cà phê đường, khuấy đều tay.

– Nấu đến khi chè bắp sánh và trong lại thì cho 50ml nước cốt dừa vào đun sôi rồi tắt bếp.

– Cách chè cốm giống như cách nấu chè bắp ngọt. Bạn nấu chè cốm rồi múc ra bát để riêng.

– Cho một lượng nước vừa phải vào nồi để đun sôi chuối, sau đó cho bột năng và bột báng vào đun đến khi sôi, khuấy nhẹ để bột báng không dính vào nồi và chuối không bị nát. Cuối cùng, cho nước cốt dừa với 2 thìa cà phê đường vào đun đến khi sôi trở lại thì tắt bếp.

– Luộc chín bột mì rồi ngâm trong nước lạnh, vớt ra, để ráo nước.

– Làm thạch rau câu với tỉ lệ: Rau câu, đường, 300ml nước khuấy đều, đun sôi rồi đổ vào tô đợi nguội bớt thì đổ vào khuôn để thạch có hình thù đẹp mắt. Ngoài ra, có thể dùng thêm nước cốt dừa hoặc nước cốt củ dền để tạo màu sắc đẹp mắt cho thạch. Thạch nguội hẳn thì bỏ thạch vào ngăn mát tủ lạnh.

– Để có một ly chè thập cẩm chuẩn vị miền Nam ngon bạn chỉ cần thêm nước cốt dừa, dừa nạo sợi hoặc dừa khô và thêm chút đá bào, trộn đều lên là có thể thưởng thức được rồi.

Đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng và đậu đen vo sạch, đãi bỏ hạt đậu hỏng rồi ngâm nước 6 – 8 tiếng cho mềm đậu.

Sau khi ngâm cho riêng từng loại đậu vào nồi lần nước ninh mềm. Mách bạn một mẹo là nếu muốn đậu nhanh mềm thì thêm một chút muối (vài hạt thôi). Đậu mềm thì cho lượng đường vừa đủ ngọt đun 2 – 3 phút để đậu ngấm vị ngọt.

Riêng phần đậu xanh thay vì ninh thì có thể hấp rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với đường cát, nêm lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn.

Đun sôi nước rồi thả trân châu vào luộc, khi trân châu chín nổi lên vớt ra ngâm vào nước lạnh để trân châu không bị dính.

Đổ 30ml nước cốt dừa vào một cái nồi nhỏ rồi thêm 10gr đường, 2 thìa bột năng đã pha loãng vào. Đun sôi để thu được nước cốt dừa hơi đặc, sền sệt.

Cho từng loại đậu vào cốc sau đó đổ phần nước cốt dừa lên, rắc thêm ít dừa khô và dừa sợi, một chút tinh dầu bưởi. Nếu thích ăn lạnh thêm đá bào rồi thưởng thức nha.

Chè thập cẩm miền Bắc có vị ngọt vừa phải, khoai và đậu có vị thơm, mềm và bùi kết hợp với bột báng lại dẻo, hơi dai dai. Nước cốt dừa làm món chè dậy mùi thơm ngon hơn.

Có thể nhiều bạn cảm thấy khá lạ lẫm với cái tên bột báng. Thực ra, bột báng là loại bột làm từ củ khoai mì, có hình dạng giống những viên trân châu nhỏ, khi chín sẽ có màu trắng trong, ăn hơi dai. Chè thập cẩm khi có bột báng sẽ có độ sánh dính, ăn rất ngon. Bột báng có thể dễ dàng tìm mua ở chợ, siêu thị hoặc các cửa tiệm làm bánh.

Đường để nấu chè thập cẩm nên dùng đường phèn sẽ cho vị ngọt thanh, món chè sẽ ngon hơn. Hoặc có thể sử dụng đường ăn kiêng để đảm bảo sức khỏe bởi vì mùa hè chúng ta thường ăn nhiều đồ ngọt trong đó có món chè.

Điều kiện của miền Trung thích hợp để trồng các loại đậu nên nguyên liệu này cũng được sử dụng nhiều trong món chè thập cẩm. (nguồn: higlumcom)

Món chè thập cẩm miền Nam cần nhiều thời gian chế biến hơn bởi có rất nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, cách làm vẫn rất đơn giản, không hề khó nên đừng nản chí mà hãy bắt tay vào nấu món chè thập cẩm này ngay nhé!

Vậy là chúng tôi vừa mới tiết lộ cho các bạn rất nhiều cách nấu chè thập cẩm ngon. Bạn thích cách nấu chè thập cẩm nào nhất? Hãy trổ tài và chia sẻ thành quả của bạn với chúng tôi nhé.

5/5

(1 Review)

Rate this post

Viết một bình luận