Những thông tin, kiến thức về chấn thương trong tennis là vô cùng cần thiết và không hề thừa thãi đối với bất kỳ người chơi nào. Chúng tôi sẽ đưa ra thông tin chi tiết về các loại chấn thương khi chơi tennis cũng như là những loại phụ kiện chống chấn thương tốt nhất.
I. 4 Chấn thương khi chơi tennis thường gặp
1. Chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay (hội chứng tennis elbow) là chấn thương thường gặp nhất với các tay vợt tennis. Đây là tình trạng tổn thương dây chằng điều khiển hoạt động co duỗi của cánh tay do sự hoạt động quá mức của cánh tay gây căng thẳng cơ bắp cánh tay.
Nguyên nhân
Chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis thường do một số nguyên nhân gây ra như:
– Không khởi động kỹ trước khi tập luyện
– Kích thước vợt quá lớn, hoặc bé không vừa tay, khung vợt quá nặng, dây vợt quá căng, bóng quá nặng
– Thực hiện sai kỹ thuật như kỹ thuật backhand smash, backhand slice, …
– Tập luyện quá sức, …
Thông thường chấn thương khuỷu tay không có bất cứ dấu hiệu gì, thường chỉ là những cơn đau nhẹ bên ngoài khuỷu tay. Theo thời gian, cơn đau tăng dần thành mãn tính sau vài tuần đến vài tháng, khiến hoạt động như cầm vợt, vung vợt cũng gây ra các cơn đau.
Chi tiết: Chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis
2. Chấn thương cổ tay khi chơi tennis
Chấn thương cổ tay thường xảy ra ở các tay vợt chuyên nghiệp do liên tục sử dụng các kỹ thuật khó
Nguyên nhân
– Do thực hiện động tác không dứt khoát không đúng kỹ thuật
Chi tiết về: Chấn thương cổ tay khi chơi tennis
3. Chấn thương vai
Chấn thương vai là tình trạng viêm, rách gân và cơ ống xoay vai khiến giảm khả năng hoạt động của bả vai và cánh tay. Có đến 24% các tay vợt chuyên nghiệp trong độ tuổi từ 12-19 từng bị chấn thương vai, và tăng lên đến 50% với các tay vợt nhiều tuổi.
Chấn thương vai thường là do chuyển động quá nhanh, đột ngột khiến các gân và cơ ống xoay vai bị kéo căng quá mức chấn thương đi lặp lại nhiều lần, qua thời gian gân các cơ ống xoay vai bị kẹt, vướng vào các mấu xương của khớp vai, gây sưng, viêm mãn tính, hoặc thoái hoá, dập, rách ở người lớn …
Chi tiết: Chấn thương vai khi chơi tennis
Nguyên nhân gây chấn thương vai chủ yếu do:
– Thể lực không đủ, tập luyện quá sức hoặc chơi khi sức khỏe yếu
– Không khởi động hoặc khởi động không kỹ
– Thực hiện các xoay vai, vung vợt không đúng kỹ thuật như các động tác smash, flat serve,
Triệu chứng:
– Đau ở khớp vai, bắp tay lan đến khuỷu tay
– Đau khi vung tay, nâng tay, cảm giác tay yếu đi
4. Chấn thương chân
Khi tập luyện cũng như thi đấu tennis, người chơi phải di chuyển theo phương ngang liên tục, đòi hỏi tính linh động cao trong những bước chân. Việc không khởi động kỹ hay làm nóng các cơ, khớp trước khi tập luyện sẽ làm tăng khả năng chân thương chân, đặc biệt là vùng cổ chân và khớp gối.
Chi tiết: – Chấn thương khớp gối khi chơi tennis
– Chấn thương gót chân khi chơi tennis
Chấn thương ở chân là một trong những trấn thương nghiệm trọng nhất khi chơi tennis bởi có thể là do rách sụn nêm, giãn cơ, đứt dây chằng vùng gối, bong gân hoặc thoái hóa sụn khớp cổ chân và nhóm cơ ở cẳng chân bị giãn hoặc rách.
II. Cách phòng tránh chấn thương khi chơi tennis
Khi có những dấu hiệu đau nhức, người chơi nên lập tức dừng tập luyện, chườm nước đá vào chỗ đau và lưu ý không nên xoa bóp vùng cơ bị đau, hạn chế các hoạt động của chân khi dùng lực mạnh và kéo dài thời gian.
Để phòng tránh tổn thương gân gót, người chơi tuyệt đối không được chạm đất chỉ bằng vùng trước bàn chân sau khi nhảy lên, mà phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân, liền sau đó là gót chân. Phòng tránh đau gót chân do viêm cân gan chân (thường do quá tải bàn chân), phương pháp điều trị tốt nhất là ngưng chơi một thời gian, và khi chơi nên mang giày chuyên biệt có miếng lót êm nâng vòm trong bàn chân, và đệm gót giúp giảm đau.
Bài tập để tránh chấn thương khuỷu tay và cổ tay
Ngoài những biến pháp trên, người chơi tennis cũng cần lưu ý không nên tập tuyện những lúc cơ thể không được khỏe, tránh chơi dưới trời mưa, lúc có hơi men vì nó có thể làm cho bạn dễ bị chấn thương và đặc biệt lựa chọn cho mình một số phụ kiện hỗ trợ giảm chấn thương nếu có điều kiện.
Đừng coi thường những trấn thương dù là nhỏ bé nhất nếu không muốn kết quả tập luyện tennis của bản thân bị suy giảm. Bảo vệ bản thân là bước đầu quan trọng nhất khi bắt đầu tập luyện bất cứ môn thể thao nào. Đừng để những chấn thương không đáng có làm ảnh hưởng đến tình yêu Tennis của bạn.
Để cải thiện chấn thương này, người chơi cần nắm vững những nguyên tắc tập luyện một cách bài bản, khởi động và làm nóng các cơ, khớp kỹ càng trước khi tập luyện. Khi có dấu hiệu đau khi duỗi thẳng cổ tay và bàn tay, đau khi nâng vật nặng hay khi nắm chặt tay lại, lắc tay, người chơi phải lập tức dừng tập luyện, chườm đá lạnh và dùng băng ép quấn hơi chặt, sau đó lỏng dần trên vùng bị tổn thương.
Các bác sĩ chấn thương thể thao cũng đưa ra một vài những lời khuyên hữu ích giúp người chơi có thể hạn chế nhất có thể những tai bạn không đáng có có thể xáy ra trên sân tập. Để có thể phát huy được hết khả năng đánh bóng của các khớp tay đồng thời giảm nguy cơ chấn thương, người chơi tennis nên lựa chọn đúng loại vợt mình cần với kích thước tay cầm, độ dài cán vợt cùng độ căng lưới phù hợp theo sự hướng dẫn từ các chuyên gia tennis, và lưu ý phải thường xuyên lau cán cán để duy tì độ khô cần thiết, tránh tình trang phồng rộp da bàn tay.
Với những cú đánh bóng thuận tay trái, người chơi cần hơi cong cánh tay và gập khuỷu, gân nhị đầu cánh tay và khớp vai sẽ chia đều lực, tránh được chấn thương khuỷu (hội chứng tennis elbow). Còn ở cú đánh trái tay (back hand) nên vặn xoay vai, sau đó mới vung cánh tay, không nên đặt ngón cái dọc cán vợt để đối trọng lực, sẽ gây bong gân ngón cái.
Khi giao bóng và đập bóng (smash), người không nên vặn lưng quá mức cần thiết, mà nên trùng gối xuống, nhón gót lên giúp giữ thăng bằng thân mình. Cánh tay phải hơi cong, nếu giao bóng trong tư thế thẳng tay và gồng cứng cổ tay sẽ làm cho lực chấn thương dồn vào cổ và khuỷu tay.
III. 3 Dụng cụ, phụ kiện phòng chống chấn thương khi chơi tennis tốt nhất
1. Băng hỗ trợ khuỷu tay
Tỷ lệ người chơi tennis gặp phải những trấn thương ở khuỷ tay hay còn gọi là hội chứng Tennis Elbow thường rất cao lên đến 50% và đặc biệt đối với những người mới chơi bởi họ chưa nắm rõ được những nguyên tắc tập luyện chính xác và bài bản. Các chuyên gia trong Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) đã khuyến cáo người chơi nên trang bị băng hỗ trợ khuỷu tay cho mình khi tập luyện.
Băng hỗ trợ khuỷu tay là phụ kiện tennis có tác dụng cố định xương khớp, chống trầy trật, đồng thời hổ trợ khuỷu tay bị đau nhức, yếu và bị thương. Khi tìm mua phụ kiện này, bạn nên tìm đến các hãng uy tín có tên tuổi, sản phẩm chất lượng và có khả năng co dãn, ôm sát khuỷu tay tốt, giúp thoải mái khi tập luyện.
2. Băng hỗ trợ đầu gối
Với tính đặc thù của bộ môn tennis yêu cầu người chơi phải chuyển động liên tục theo phương ngang, động tác chân phải thật dẻo dai và linh hoạt, thì việc sử dụng băng hỗ trợ đầu gối sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nhất giúp cho các bước chân di chuyển của bạn được ổn định và chắc chắn hơn đồng thời giảm thiểu đáng kể nguy cơ trấn thương đầu gối.
Có thể bạn không biết, tỷ lệ người chơi tennis gặp phải chấn thương đầu gối cũng cao không kém so với chấn thương ở cổ tay với hàng loạt những loạt biểu hiện nghiêm trọng như rách sụn nệm, giãn cơ, đứt dây chằng vùng gối, nhóm cơ ở cẳng chân bị giãn hoặc rách. Cách tốt nhất để hạn chế chấn thương là sử dụng băng hỗ trợ đầu gối. Bạn nên chọn các loại băng có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt,đem lại sự chống đỡ vững chắc và có thể điều chỉnh linh hoạt, vừa vặn không gây khó chịu trong khi chơi hay tập luyện tennis.
3. Băng hỗ trợ cổ chân
Bong gân, thoái hóa sụn khớp cổ chân hay đứt dây chằng là những chấn thương cổ chân điển hình nhất, khiến người chơi không khỏi ám ảnh bởi những cơn đau nhức dai dẳng. Hãy để băng hỗ trợ cổ chân giúp bạn giải quyết những chấn thương ấy.
Một chiếc băng hỗ trợ cổ chấn đạt chuẩn sẽ không chỉ giúp bạn hạn chế được những chấn thương không mong muốn mà phần nào mang đến sự thoải mái, nhẹ nhàng nhưng rất vững chắc, giúp tăng sự dẻo dai trong từng động tác di chuyển.
Trên đây là danh sách 3 phụ kiện giúp bảo vệ bạn khỏi những chấn thương không đáng có trong quá trình tập luyện tennis. Tuy nhiên chúng bảo vệ bạn 100% mà chỉ hạn chế được phần nào nguy cơ chấn thương. Để bảo vệ bản thân, bạn nhất định phải khởi động và làm ấm các cơ, khớp một cách cẩn thận, tránh những pha đánh bóng hay di chuyển một cách ngột ngột và đặc biệt phải dừng hoạ động luyện tập ngay khi có dấu hiệu chấn thương.
Thế giới Tennis – Cung cấp dụng cụ và phụ kiện Tennis chính hãng
Page: https://www.facebook.com/thegioitennisso1vechatluongdichvu/
Địa chỉ: Số 3, ngõ 4, Đồng Me, Mễ Trì, Hà Nội
Hotline: 0981.891.862