1. Loài cá mặt quỷ
Cá mặt quỷ được biết đến là loài cá có độc hiểm nhất trên thế giới, mức độ độc của cá gần giống với loài bọ cạp. Loài cá này sở hữu thân hình to xù xì, nhiều vây ở sóng lưng và khá giống với tảng đá bởi lớp da ngoài loang lổ màu nâu đỏ. Chính vì thế cá còn mang một cái tên khác là cá đá (stone fish).
Loài cá này thường có tại những rạn (đá ngầm), san hô… Chúng chính là các bậc thầy ngụy trang vì có khả năng pha trộn hoàn hảo với môi trường xung quanh. Để đánh bắt được chúng thì ngư dân cần phải lặn tìm và bắt tận tay. Ngay khi bắt xong ngư dân sẽ thả cá vào một khoang kín có nước biển và tiến hành chạy oxy để cá luôn khỏe mạnh.
Cá mặt quỷ được biết đến là loài cá có độc hiểm nhất trên thế giới
Trước đây, cá mặt quỷ thường được dùng làm thức ăn cho gà, vịt song những năm gần đây, chúng lại thành đặc sản vô cùng đắt đỏ, chỉ dành cho những người nhiều tiền, sành ăn.
Khác với vẻ ngoài không mấy thân thiện và vô cùng hung dữ thì thịt của cá mặt quỷ lại được đánh giá rất cao. Thịt của chúng đặc biệt dai và chắc, ngon ngọt rất tự nhiên. Thêm nữa, theo các chuyên gia hàng đầu hiện nay nghiên cứu và kết luận rằng thịt cá cũng chứa rất nhiều những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người giống các loài cá khác.
Nếu được chế biến đúng cách thì loài cá này sẽ mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe
2. Loài cá mút đá
Cá mút đá (hay còn gọi là cá ninja, cá quỷ) vốn đã quen thuộc và trở thành một trong những món ăn nổi tiếng, đắt tiền ở Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, món cá mút đá mới được nhiều người Việt biết đến và yêu thích.
Ngư dân thường đánh bắt cá mút đá bằng cách câu, dã cào hoặc dùng thùng phi nhựa đục lỗ để làm lờ thả xuống biển nhử cá. Ảnh: Lê Vân
Ở Việt Nam, cá mút đá được phát hiện sống phổ biến nhất ở khu vực biển Quy Nhơn (Bình Định), Khánh Hòa. Loài cá này có vẻ ngoài kỳ lạ, xấu xí, thậm chí còn được ví là “quái vật” biển sâu. Da cá trơn như cá chình, có màu đen xuyên suốt, đường kính khoảng 4cm, dài cỡ hai gang tay. Đầu cá giống cá chạch, có ria ngắn, đuôi bè ra.
Theo giải thích của các ngư dân, sở dĩ cá mút đá được gọi là cá ninja bởi rất khó đánh bắt. Loài cá này sống ở tầng đáy, ở độ sâu hơn 1000m so với mực nước biển, thoắt ẩn thoắt hiện với phần da màu đen trùm kín từ đầu đến đuôi giúp nó dễ “ngụy trang”, lẩn trốn.
Đây là loài cá không xương sống, không có hàm và có vẻ ngoài hơi “dị hợm” nên rất ít người dám ăn. Nhiều thực khách rất thích, có người phải đặt hàng trước mới mua được.
Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là cá “giấu đầu lòi đuôi” bởi khi bắt lên, nó thường cuộn đầu như giấu đi.
Tuy có hình dạng hơi xấu xí nhưng khi được nấu chín thì phần thịt cá mút đá có màu trắng tươi rất bắt mắt, dai gần giống với thịt gà và có hương thơm nhẹ.
Hơn nữa, từ lâu cá mút đá được xem là loài cá dành cho giới quý tộc châu Âu, thậm chí lịch sử còn ghi chép rằng vị vua Henry I của nước Anh rất thích dùng bữa với nhiều món ăn được làm từ loài cá này.
Cá mút đá nướng sa tế là một trong những món ăn được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích.
Trong khi, người dân ở các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc,… và Đài Loan, cũng sử dụng cá mút đá trong suốt nhiều thập kỷ. Thế nhưng, ở Việt Nam thì người dân chỉ mới ăn cá mút đá vài năm trở lại đây, nhất là phổ biến trong thực đơn của các quán nhậu và một số nhà hàng.
Bên cạnh đó, da của cá mút đá còn được khai thác trong ngành công nghiệp da nhờ có độ đàn hồi tốt, bền và có độ bóng đẹp mắt.
3. Loài cá nhệch
Nhệch được gọi là cá nhệch nhưng hình dáng lại giống lươn, to hơn lươn. Nhệch sống nhiều trong hang, trong bùn đất ở vùng nước lợ có độ mặn trung bình. Cá nhệch có thể bắt quanh năm nhưng cứ mùa mưa dầm tháng 2 – tháng 3 là mùa người ta đi bắt nhiều nhất. Con nhệch nhỏ nặng chừng 3 – 4 lạng, con to có thể nặng 8 lạng cho đến một kg.
Cá nhệch là một loài cá có thân khá dài, màu nâu, trông chẳng khác nào con lươn. Ảnh: AmBeauty.
Mình của loài cá nhệch trơn nhẫy nên chỉ bắt được bằng cách ra cửa biển đóng đáy hoặc dùng những chiếc xiên răng to và chắc khỏe để đâm. Chúng thường rất khỏe và hung dữ, thế nên việc đánh bắt không phải dễ dàng. Chính vì vậy, mức giá cũng không hề rẻ tí nào. Thông thường, giá niêm yết tại các nhà hàng là từ 500.000 – 600.000/kg, có khi tới mùa hiếm thì bị đội lên tới hơn 1 triệu đồng/kg.
Cá nhệch là loài cá có mình dài như con lươn, da trơn và chủ yếu sinh sống trong cả môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ.
Có nhiều cách chế biến loài cá này nhưng ngon và đặc sắc nhất là đặc sản gỏi cá nhệch. Để chế biến món gỏi cá nhệch này, người làm phải thực hiện một chuỗi khâu chế biến hết sức kì công.
Cá nhệch sau khi bắt về được làm sạch nhớt bằng tro hoặc nước vôi loãng, sau đó dùng khăn ấm lột bỏ lớp da rồi mổ bụng bỏ ruột, đầu, đuôi và lọc xương để lấy thịt.
Công đoạn lọc thịt rất quan trọng khi người đầu bếp phải làm thật nhanh, nhưng đòi hỏi phải khéo léo tỉ mỉ để thịt cá không bị nát, xương dăm không được dính vào thịt. Tiếp đó, thịt được thái lát chéo thật mỏng.
Gỏi sau khi làm xong sẽ được bày ra đĩa, phía dưới đã lót sẵn lá đinh lăng và được ăn kèm cùng các loại cá cũng như một số loại cây gia vị khác.
Trước đây, gỏi nhệch sau khi thái xong sẽ được bóp qua bằng chanh tươi, sau đó vắt cho ráo nước rồi trộn, bóp đều với thính gạo nếp rang vàng. Tuy nhiên, những năm gần đây, để món nhệch được tươi hơn, người làm thường chỉ bóp qua với riềng đã xay nhỏ cùng với củ sả thái mỏng, thính gạo thường được để riêng khi ăn ai thích thì trộn vào.
Gỏi nhệch ăn ngon, hấp dẫn có rất nhiều các công đoạn và các loại thực phẩm khác kết hợp, thế nhưng có một thứ không được thiếu đó là chẻo. Chẻo chấm phải được làm từ xương cá, sau khi lọc thịt, xương cá đem vào cối giã nhuyễn rồi trộn với thịt ba chỉ, mẻ chua, trứng gà cùng các loại gia vị khác để nấu. Chẻo khi đổ ra bát thường có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà với mùi thơm đặc trưng khó tả.
4. Loài cá lau kiếng
Không chỉ được ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên cuốn hút, miền Tây còn “lấy lòng” nhiều người bởi những món ăn đặc sắc nơi đây. Trong số đó, không thể không nhắc đến những đặc sản hấp dẫn được chế biến từ loài cá lau kiếng khiến bất kỳ dân sành ăn nào cũng phải tấm tắc khen ngợi!
Cá lau kiếng có nhiều ở các kênh, rạch, ao, hồ…tại TP HCM. Vẻ ngoài của chúng bị nhiều người đánh giá là khá xấu xí đến đáng sợ. Ảnh: Internet
Cá lau kiếng hay còn có tên gọi khác là cá tỳ bà, cá dọn bể,… nó có màu nâu sẫm, da thô cứng, sần sùi, thân dẹt và phẳng, vây lưng cao, dựng đứng, sống ở nước ngọt. Chúng được nuôi với mục đích dọn sạch thức ăn dư, rêu xanh, tảo, rong…. ở các bể nuôi cá.
Nhưng trong tự nhiên, chúng lại là mối đe dọa đối với những người hành nghề đánh bắt thủy sản vì chúng chén sạch một lượng cá tôm không nhỏ. Mặc dù vậy, cá dọn bể sau khi chế biến thành các món ăn đặc sản sẽ khiến bạn có cái nhìn khác về chúng.
Dù vậy, cá lau kiếng từ lâu lại được xem là loại đặc sản ngon nức tiếng và nhiều người ưa chuộng ở miền Tây Nam Bộ.