Mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng cơ thể kém săn chắc và nguy cơ của nhiều bệnh tật nguy hiểm. Để có những giải pháp can thiệp hiệu quả, bạn cần phải biết được mỡ tại khu vực đó là loại mỡ nào, đặc điểm ra sao. Trong khuôn khổ bài viết này, Impulse Fitness sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn và chọn lựa những cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Loại 1: Mỡ mềm (Fluffy Fat)
Mỡ mềm là loại mỡ phổ biến nhất trên cơ thể và thường tập trung nhiều nhất ở vùng bụng và vùng cánh tay. Loại mỡ này có diện tích và thể tích lớn nhất với độ lỏng lẻo và nhão. Tuy nhiên mỡ mềm rất dễ “xử lý” trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân hình thành mỡ mềm
-
Thói quen ngồi nhiều, ít vận động
-
Vấn đề về nội tiết tố
-
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có chứa đường.
Cách nhận biết mỡ mềm
-
Lớp mỡ mềm, nhão và rất lỏng lẻo
-
Thường tập trung nhiều tại vùng bụng, đùi, mông và bắp tay.
>>> Xem thêm: Thực đơn giảm cân 1 tuần 2kg đảm bảo ngon miệng đủ chất
Cách khắc phục mỡ mềm
-
Thường xuyên vận động, đi lại
-
Tiêu thụ thực phẩm một cách lành mạnh, hạn chế ăn các thức ăn có chứa đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas,…
-
Chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và protein, hạn chế tinh bột, chất béo,…
-
Ưu tiên tập các bài tập đốt cháy năng lượng như HIIT cường độ cao
Loại 2: Mỡ cứng (Cellulite)
Mỡ cứng là loại mỡ gặp do vấn đề tuổi tác. Đây là loại mỡ sản sinh do tình trạng các tế bào mỡ bị “mắc kẹt” dưới lớp da. Loại mỡ này rất khó để xử lý và đòi hỏi những giải pháp lâu dài để cải thiện.
Nguyên nhân hình thành mỡ cứng
-
Do mỡ tích tụ lâu năm mà không được xử lý
-
Cơ thể nạp quá nhiều đường và chất béo
Cách nhận biết mỡ cứng
-
Lớp mỡ khá cứng, ấn vào cảm giác rất rắn và hơi đau
-
Vùng da trên lớp mỡ cứng sần sùi như vỏ cam
-
Thường tập trung tại vùng mông và đùi.
Cách khắc phục mỡ cứng
-
Chọn thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, protein và hạn chế ăn đồ ngọt, béo, thức ăn nhanh
-
Tập luyện thường xuyên, lựa chọn tạ để tăng cường sức mạnh cơ bắp
-
Lựa chọn trang phục thoải mái, hạn chế mặc đồ bó sát.
Loại 3: Mỡ dạng sợi (Fibrous Fat)
Mỡ dạng sợi là loại mỡ có dạng cuộn và nằm tách biệt với nhau đan xen giữa các tế bào. Mỡ dạng sợi thường dai và cứng hơn so với mỡ mềm nhưng không bằng mỡ cứng.
Nguyên nhân hình thành mỡ dạng sợi
-
Chế độ ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ
-
Lười vận động, tập luyện
-
Thường xuyên mặc trang phục bó sát.
Cách nhận biết mỡ dạng sợi
-
Sờ vào cảm giác cứng và dai nên thường bị nhầm lẫn là cơ
-
Mỡ dạng sợi không được rắn nên khiến cơ thể thiếu thon gọn
-
Thường tập trung tại vùng dưới nách, hai bên hông.
Cách khắc phục mỡ dạng sợi
-
Xây dựng chế độ ăn khoa học và hợp lý, hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp, các chất đường, béo.
-
Tập luyện thường xuyên với tạ và các bài isolation để tác động sâu vào vùng mỡ thừa
-
Lựa chọn áo ngực và các trang phục rộng rãi, thoải mái.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn cách giảm cân an toàn cho người bận rộn hiệu quả trong 10 ngày
Loại 4: Mỡ nội tạng (Firm)
Mỡ nội tạng là loại mỡ “khó đỡ” nhất trong 4 loại và rất khó để bạn có thể nhận ra sự hiện diện của nó. Bởi lẽ, mỡ nội tạng có vị trí là nằm sâu bên dưới lớp da, các lớp mỡ khác và len lỏi, bao quanh cơ quan nội tạng. Chính vì thế, nếu nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ không thể nào có thể phát hiện mỡ nội tạng đang “tung hoành” như thế nào.
Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng
-
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
-
Ngủ ít và chất lượng giấc ngủ không đảm bảo
-
Ít tập luyện, vận động
Cách khắc phục mỡ nội tạng
-
Chế độ ăn lành mạnh, tăng cường chất xơ, giảm chất béo và tinh bột
-
Tăng cường tập luyện
-
Ngủ đủ giấc và tăng chất lượng giấc ngủ.
Trên đây là 4 loại mỡ đặc trưng tích tụ trên cơ thể và trong cơ quan nội tạng. Hầu hết nguyên nhân hình thành mỡ đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt và lười vận động. Hãy xây dựng một thói quen sống lành mạnh và “làm thân” với tập luyện để có một không có mỡ thừa,thân hình đẹp và luôn săn chắc nhé.
>>> Tham khảo: Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng gym chuyên nghiệp tại nhà trọn gói từ A đến Z