#48 – Nguyên tắc thùng gỗ – Vũ Trần Chí

Chắc không ít bạn biết về nguyên tắc này. Nguyên tắc hay nguyên lý thùng gỗ ý nói rằng bạn cần phải tìm ra điểm yếu nhất trong bản thân bạn, trong việc kinh doanh của chính bạn và cải thiện nó tốt lên thì mới thành công được

Quy tắc thùng gỗQuy tắc thùng gỗ

Ai đã chỉ ra nguyên lý này

Nhà quản lí học người Mỹ – Peter từng đưa ra một lí luận có tên là “Nguyên lý thùng gỗ”, nó còn được gọi là “Hiệu ứng thanh gỗ ngắn”.

Nguyên lí này nói rằng, chiếc thùng chúng ta đựng nước được ghép bởi nhiều thanh gỗ, lượng nước trong thùng là do độ cao của những thanh gỗ này quyết định.

Nếu có một thanh gỗ nào đó ngắn thì lượng nước cả thùng gỗ sẽ bị hạn chế bởi nó. Thanh gỗ ngắn này trở thành “khuyết điểm” của chiếc thùng.

Nếu muốn lượng nước trong thùng tăng lên thì buộc phải thay thanh gỗ ngắn bằng thanh dài hơn. (câu quan trọng nhất của cả bài)

Nguồn: Cafef

Vậy áp dụng thế nào trong cuộc sống

Nguyên tắc, nguyên lý hay định nghĩa hay đến thế nào câu hỏi tôi luôn đặt ra là áp dụng như thế nào. Trong trường hợp này cũng không ngoại lệ. Bởi nếu không áp dụng được thì hay cũng bằng thừa

Áp dụng vào bản thân

  • Chúng ta luôn có những khuyến điểm mà có những khuyết điểm là xấu, vài cái là tốt. Và có những cái xấu tới mức kéo chúng ta xuống tận đáy của vực thẩm.
  • Nhìn vào bức ảnh ở trên ta thấy rằng những thanh gỗ thấp/ngắn đó chính là những cái khuyết điểm xấu của ta.
  • Bạn không thể loại bỏ nó, chỉ có thể cùng nó. Bởi nếu bỏ nó ra thì sẽ không còn là một “thùng gỗ” hoàn chỉnh nữa
  • Vậy ta phải làm cho nó dài ra. Biến khuyết điểm của chinhs ta tốt hơn, cải thiện nó, luyện tập nó làm cho nó dài ra và giúp cho chúng ta tốt hơn thành công hơn.

Áp dụng vào công ty

Mình chưa có công ty. Chưa làm chủ doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại này. Tuy nhiên mình đi làm và cũng nhận ra rằng.

Nếu ví thùng gỗ là một công ty thì cũng có những bộ phận, con người là những thanh gỗ ngắn. Cần cái thiện. Bởi nó sẽ kéo cả một tập thể đi xuống

Mục tiêu của ta là….

  1. Tìm ra những thanh gỗ ngắn đó
  2. Cải thiện nó “dài ra”. Khắc phục điểm yếu của chính ta hay doanh nghiệp của ta
  3. Không cần phải biến nó thành hoàn hảo, chỉ làm sao cho nó ảnh hưởng ít nhất đến sự thành công là được.

Rate this post

Viết một bình luận