49 ngày người chết đi về đâu? Có lẽ đây là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc khi người thân của mình rời xa thế giới này. Theo quan niệm của Phật Giáo, chết không phải là kết thúc tất cả. Lúc này, linh hồn sẽ siêu thoát và đến một thế giới khác tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong vòng 49 ngày sau khi trút hơi thở cuối cùng, người mất đi về đâu? Nên làm gì để tạo công đức cho linh hồn? Nhằm giúp bạn hiểu rõ thêm về vấn đề này, Xưởng Gỗ Đẹp xin chia sẻ chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.
49 ngày linh hồn đi về đâu?
Khi tim ngừng đập và hơi thở trở nên yếu dần, người mất sẽ chỉ còn lại tâm thức. Những gì họ cảm nhận được là trạng thái vui vẻ, hân hoan với mọi sự việc xung quanh. Mặc dù xung quanh thể xác, người thân đang rất bối rối và thất thần. Khi bất giác nhận thức được thì họ mới bắt đầu quyết luyến và đau đớn.
Bí ẩn trong suốt
49 ngày người chết đi về đâu?
Sau khi linh hồn rời khỏi thân xác thì thần thức sẽ bắt đầu tái sinh vào các cõi tương ứng với nghiệp mà người mất tạo ra. Trong tín ngưỡng Phật giáo, thế giới tâm linh không chỉ có duy nhất một cảnh giới của con người, mà còn nhiều cảnh giới khác như: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ,…
Do đó, nghi lễ cúng 49 ngày mang ý nghĩa hồi hướng công đức cho người đã khuất, giúp họ tái sanh về cảnh giới cao quý. Bên cạnh đó, những người rơi vào trạng thái hôn mê, việc cúng cầu siêu như là lời nhắc nhở họ hướng thiện.
Thấm thoát thời gian trôi qua, linh hồn người mất dần chấp nhận sự thật và đi đến một thế giới mới. Thi thoảng, họ sẽ về thăm người thân của mình trong giấc mộng hay ngày cúng giỗ. Trong một vài trường hợp, từ ngày đầu mới chết, linh hồn sớm đầu thai thành kiếp người khác hoặc có thể là sau đó 7 ngày.
Gia quyến nên làm gì để tạo công đức cho người mất 49 ngày?
Trong khoảng 49 ngày, để người mất nhận được nhiều công đức thì gia đình nên: phóng sinh, ăn chay, niệm kinh Phật,… Tiếp đó là hồi hướng thì vong linh người chết sẽ có thêm phước lành.
Nếu điều kiện gia đình eo hẹp thì tùy tâm phóng sinh. Đồng thời, có thể không cần thỉnh thầy cúng làm lễ và mở kinh Phật. Thế nhưng, quan trọng nhất phải xuất phát từ tấm lòng thành kính và tôn trọng.
Tốt nhất là hằng ngày gia đình nên bật nhạc kinh hoặc niệm Phật để nhắc nhở vong linh hướng về những điều tốt đẹp. Đối với những người mất vì tai nạn giao thông, thì phải gấp rút đưa thân xác về nhà và nhanh chóng tiến hành gọi hồn. Tránh trường hợp để thân xác và hồn tách khỏi nhau quá lâu. Điều này vừa gây hại cho người mất, vừa ảnh hướng tới cuộc sống của người trần.
Nên niệm kinh, cầu Phật cho người chết trong vòng 49 ngày
Nên chuẩn bị lễ vật gì khi cúng 49 ngày người chết đi về đâu?
Theo quan niệm đạo Phật, người sau khi mất phải trải qua các cửa ải trong vòng 49 ngày. Cuối cùng sẽ được chuyển kiếp hoặc tái sinh vào cảnh giới tương ứng với nghiệp đã tạo lúc sinh thời.
Không phải cứ đến ngày chung thất thì hương linh mới tái sinh, mà có thể ngay sau khi tắt thở, hoặc tầm 7 đến 14 ngày sau khi chết. Tùy thuộc vào nhân duyên và nghiệp của mỗi linh hồn để quyết định kiếp sống của linh hồn.
Trong giai đoạn thân trung ấm, hương linh vẫn có thể nhận những lễ vật mà thân nhân dâng cúng như mâm cơm, hương hoa,… nhưng chỉ hưởng được hương vị của thức ăn. Vì vậy, đây còn được nhắc đến với tên gọi là hương ấm.
Chính vì thế, trong vòng 49 ngày, gia đình cần cúng mâm cơm cho người chết để linh hồn luôn được no đủ. Đặc biệt hơn, vào tuần thất thường gia chủ nên cúng kính thật trang trọng để thể hiện lòng thành của mình. Bạn có thể đến chùa hoặc mời sư thầy về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá cố.
Khi kết thúc 49 ngày có cần cúng cơm nữa không?
Kết thúc 49 ngày, thần thức của người chết đã tìm được cảnh giới tái sinh. Thông thường, họ sẽ hướng về một trong sáu cõi của lục đạo. Lúc này, thọ dụng của mỗi linh hồn không giống nhau. Ví dụ, nếu sinh vào cõi trời thì vong linh không còn dùng bữa như cõi người. Bởi vì món ăn ở cõi trời có thượng vị hơn nhiều lần.
Đối với phong tục tập quán của người dân Việt Nam, việc chuẩn bị vật phẩm và nấu cỗ dâng ông bà tổ tiên còn thể hiện sự thành tâm và lòng thành của con cháu. Do đó, để tri ân, báo đáp công ơn của tổ tiên, vào các ngày giỗ hoặc lễ lớn thì mâm cơm thịnh soạn cùng hoa quả để dâng hương rất được xem trọng. Mặt khác, người trần không thể biết được 49 ngày người chết đi về đâu nên dâng hương được xem như là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Cúng cơm sau 49 ngày nhằm thể hiện sự thành kính và biết ơn với người mất
Sau 49 ngày khi linh hồn người chết đã tái sanh thì không cần phải cúng cơm hàng ngày. Nhưng thay vào đó, các ngày lễ như tiểu tường, đại tường hay ngày giỗ thì gia đình cần phải chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ thật tươm tất và đầy đủ. Tuy nhiên, gia đạo không nên quá đặt nặng vào hình thức bề ngoài hoặc lãng phí khi chuẩn bị cúng kính. Hãy luôn tâm niệm rằng: “lễ tuy đơn giản nhưng quan trọng vẫn là lòng thành”. Khi đó, lễ cúng này mới thật sự ý nghĩa và đúng với mục đích ban đầu là tri ân, tưởng nhớ.
Trên đây là tất tần tật những thông tin vô cùng hữu ích và giải thích câu hỏi “49 ngày người chết đi về đâu”. Hy vọng rằng sau khi tham khảo xong bài viết này, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất. Nếu còn thắc mắc, thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời!