Chất tạo ngọt tự nhiên là gì? Vị ngọt vẫn luôn là sở thích của nhiều người trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bổ sung đường quá nhiều lại gây ra nhiều tác hại xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, những chất tạo ngọt tự nhiên vô cùng an toàn dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo sợ về đường đấy!
Nếu muốn ăn đường mà vẫn giữ mức độ lành mạnh nhất định, bạn có thể thử thay thế đường trắng bằng những chất tạo ngọt tự nhiên sau đây. Chúng có nhiều mức độ ngọt và cách sử dụng khác nhau giúp bạn thoải mái lựa chọn cho món ăn của mình mà không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý về giá trị dinh dưỡng của chất làm ngọt tự nhiên
Tất cả chất tạo ngọt đều có chứa nhiều calorie, trung khoảng 15 đến 20 calorie trong mỗi thìa cà phê. Mặc dù vậy, mỗi loại chất tạo ngọt tự nhiên có thể chứa lượng dưỡng chất và cả calorie khác nhau, ít được xử lý hơn so với đường trắng truyền thống nên sử dụng một lượng thích hợp vẫn có thể đáp ứng cơn thèm ngọt mà không gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều chất tạo ngọt dưới đây còn có thể cung cấp một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, vitamin K, vitamin B, sắt, kali, magiê, kẽm và canxi. Tuy vậy, bạn cần phải kiểm soát lượng tiêu thụ do đó không nên dựa vào những chất này để bổ sung dinh dưỡng.
Các loại chất tạo ngọt tự nhiên
1. Mật ong
Mật ong luôn được biết đến là chất tạo ngọt tự nhiên bổ dưỡng và lành mạnh nhất. Chúng thường có màu vàng nâu, mùi thơm và vị ngọt thanh.
Mật ong cũng có nhiều loại với hương vị và màu sắc khác nhau
Dù cách sử dụng phổ biến nhất là để tạo ra vị ngọt cho món ăn, mật ong vẫn có rất nhiều loại khác nhau với màu sắc và hương vị đa dạng. Điều này phụ thuộc vào giống hoa tạo ra loại mật này. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy mật ong trắng, mật ong đen, mật ong bạc hà… có thêm nhiều mùi vị hơn ngoài vị ngọt.
Loại mật này không chỉ chứa nhiều khoáng chất vi lượng có lợi, chúng còn cung cấp một lượng lớn các chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào và cải thiện sức khỏe. Thông thường, mật ong càng sẫm màu thì lượng chất chống oxy hóa sẽ càng cao.
Vì là chất tạo ngọt lỏng và sệt, mật ong có thể được dùng trong các món ngọt, tuy nhiên nó sẽ làm thay đổi kết cấu bánh và phù hợp hơn với các loại bánh xốp mềm. Mật ong cũng phù hợp cho các loại nước sốt, ăn kèm bánh rán (pancake) hay bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Tuy có nhiều lợi ích sức khỏe và gần như phù hợp cho mọi lứa tuổi, bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong để tránh trường hợp tiếp xúc bào tử gây ngộ độc nếu không kiểm soát được chất lượng mật.
Gợi ý sử dụng: Dùng để ướp thịt, làm bánh nướng, nước sốt và pha trà.
2. Đường dừa
Đường dừa cũng ở dạng hạt tinh thể màu nâu tương tự như đường thông thường. Loại chất tạo ngọt này được làm từ nhựa cây dừa. Chúng sẽ ít ngọt hơn đường trắng và có màu tựa đường nâu.
Nhắc đến hương vị, đường dừa có vị rất tự nhiên, giúp chúng kết hợp hoàn hảo với những thực phẩm hương bị mạch như nước ướp hay cà phê. Tuy nhiên, đường dừa có giá cao hơn nhiều so với các loại đường trắng.
Gợi ý sử dụng: Nấu bánh cookies, nêm chà bông, pha thức uống như cappuccino.
3. Đường chà là
Như tên gọi, đường chà là được làm từ quả chà là khô nghiền thành bột vụn. Đường chà là có thể sử dụng thay thế cho đường nâu và được nhiều nhà sản xuất lựa chọn cho các loại ngũ cốc, yến mạch ăn liền để tránh hiện tượng vón cục.
Đường chà là có hàm lượng chất xơ cao hơn các chất tạo ngọt khác
Đường chà là có hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều so với các chất tạo ngọt khác, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ có mức độ hòa tan thấp hơn.
Lựa chọn này được làm từ quả chà là khô đã được nghiền thành bột thô và hơi hạt. Đường chà là có thể được sử dụng để thay thế cho đường nâu và một số nhãn hiệu cũng chứa bột yến mạch hoặc các loại ngũ cốc khác để ngăn ngừa vón cục.
Đường chà là có hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều chất ngọt khác, nhưng điều này ngăn cản nó hòa tan tốt. Bạn có thể tận dụng đặc điểm này để thêm đường chà là vào các món ăn có độ giòn.
Gợi ý sử dụng: Bánh quy, bột yến mạch và granola.
4. Sirô cây phong
Loại sirô này vô cùng phổ biến khi được dùng cho các món ngọt, ăn kèm với bánh mì nướng hay pancake. Chúng cũng có nhiều loại khác nhau, ví dụ một số loại thường đặc và có mùi khói, một số loại khác lại loãng và ngọt.
Sirô cây phong vô cùng thơm ngon và rất thích hợp để làm bánh. Không chỉ thay thế đường, bạn có thể kết hợp sirô và mật ong theo tỉ lệ 1:1 để đem lại hương vị và kết cấu tốt nhất cho món ăn.
Một lưu ý quan trọng là bạn nên tìm hiểu chất lượng và xuất xứ của sirô cây phong trước khi mua. Nhiều loại sirô chỉ là “hàng nhái” được làm từ sirô ngô có màu và tẩm hương liệu cậy phong. Chọn đúng loại sirô tự nhiên không chỉ đảm bảo hương vị mà cũng an toàn hơn cho sức khỏe.
Gợi ý sử dụng: Bánh nướng xốp, bánh sữa trứng, bánh pudding, bột yến mạch.
5. Mật rỉ đường
Mật rỉ đường là phần mật được cô đặc từ đường mía hoặc đường củ cải. Loại mật này có màu nâu đen, đặc và ngọt hơn các chất tạo ngọt khác.
Mật rỉ đường vẫn là một dạng của đường nên cần sử dụng hạn chế
Mật đường chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất cùng chất chống oxy hóa. Trong loại mật này cũng chứa một lượng đáng kể kali, canxi và sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch và xương.
Bạn có thể sử dụng mật rỉ đường thay thế cho đường tinh chế, tuy nhiên vẫn nên hạn chế hàm lượng vì chúng vẫn là một dạng của đường.
Gợi ý sử dụng: Thức uống, bánh quy, nước sốt, thanh năng lượng.
6. Sirô Yaco
Sirô Yacon được chiết xuất từ cây yacón, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được biết đến với tên khoa học là Smallanthus sonchifolius. Nó có vị ngọt, màu đậm và có độ đặc cao tương tự như mật đường.
Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng fructooligosacarit có thể làm tăng cảm giác no, điều này có thể giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, cũng như ăn ít hơn. Bên cạnh đó, fructooligosacarit cũng nuôi dưỡng các vi khuẩn lành mạnh trong ruột, điều này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Có hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì, cũng như cải thiện khả năng miễn dịch và chức năng não.
7. Quả la hán (Monk fruit sweetener)
Sản phẩm này được chiết xuất từ quả la hán, đây một loại trái cây tròn nhỏ được trồng ở Đông Nam Á. Quả la hán chứa lượng calo bằng 0 và ngọt hơn 100 lần 250 lần so với đường. Quả la hán có chứa đường tự nhiên như fructose và glucose, nhưng nó có vị ngọt từ chất chống oxy hóa được gọi là mogrosides.
Mời bạn xem thêm bài viết La hán quả: Quà tặng thiên nhiên dành cho bạn
8. Erythritol
Giống như xylitol, erythritol là một loại rượu đường, nhưng có chứa ít calo hơn. Chỉ với 0,24 calo mỗi gram, erythritol chứa 6% lượng calo của đường thông thường. Chất này cũng có vị gần giống như đường nên bạn có thể dễ dàng chuyển từ đường sang sử dụng sản phẩm này.
Erythritol thường được coi là an toàn để thay thế đường, nhưng sản xuất thương mại erythritol tốn thời gian và tốn kém, khiến sản phẩm này trở thành lựa chọn ít khả dụng hơn.
9. Xylitol
Xylitol là một loại rượu đường (sugar alcohol) có độ ngọt tương tự như đường. Chất này khai thác từ ngô hoặc gỗ bạch dương và được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả.
Xylitol chứa 2,4 calorie mỗi gram, ít hơn 40% lượng calo so với đường. Điều này làm cho xylitol trở thành một lựa chọn thay thế đầy hứa hẹn cho đường là do bản thân sản phẩm này thiếu fructose, đây là thành phần chính chịu trách nhiệm cho hầu hết các tác dụng gây hại của đường.
10. Stevia
Stevia là một chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá của một loại cây bụi ở Nam Mỹ có tên khoa học là Stevia rebaudiana. Chất làm ngọt có nguồn gốc từ thực vật này có thể được chiết xuất từ một trong hai hợp chất là stevioside và rebaudioside A. Mỗi loại chứa lượng calo bằng 0, có thể ngọt hơn 350 lần so với đường tự nhiên và có thể có vị hơi khác so với đường.
Các chất tạo ngọt tự nhiên kể trên đều có những đặc điểm riêng về cả hương vị, màu sắc, kết cấu và giá trị dinh dưỡng. Do đó, bạn có thể chọn một loại phù hợp nhất với mình để thay thế các loại đường trắng tinh chế.
Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà LEEP.APP mang đến cho bạn.
Nguồn tham khảo
Cooking With Sugar Alternatives. https://www.verywellfit.com/cooking-with-sugar-alternatives. Ngày truy cập: 26/9/2020