5 ĐIỀU CẦN LÀM KHI CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

Vậy chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý những điểm gì? Những điều cần làm khi chăm sóc sức khỏe người già là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc giữ gìn sức khỏe và phòng tránh bệnh tật ở độ tuổi trên 60 là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh tháp dân số đang tăng dần về phía dân số già.

Vì sao cần chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?

Ở góc độ xã hội, người cao tuổi là những người đã đóng góp rất nhiều cho xã hội trong những năm tuổi trẻ. Và giờ đây, khi tuổi đã xế chiều và sức khỏe hạn chế, họ xứng đáng được cộng đồng quan tâm chăm sóc. Tỷ lệ người già tại Việt Nam lên đến 10% dân số, do đó việc chăm sóc sức khỏe người già  lại càng trở thành vấn đề của toàn xã hội. Việc này sẽ giúp cho các cụ cảm thấy ấm áp và sống khỏe mạnh hơn trong thời gian dài.

Ở góc độ gia đình, người cao tuổi là những đấng sinh thành đã nuôi nấng chúng ta rất nhiều năm. Họ đã chăm sóc chúng ta từ những ngày thơ bé. Và giờ đây, việc báo hiếu người già bằng cách chăm sóc sức khỏe cho họ là hết sức cần thiết và hợp lý. ĐÂy là một việc làm có tính nhân văn rất cao, thể hiện nét đẹp trong văn hóa của mỗi dân tộc.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Khi nói đến chăm sóc sức khỏe người già thì chế độ dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng đầu. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và giảm thiểu tối đa các thành phần gây hại cho sức khỏe có tác dụng vô cùng to lớn đối với sức khỏe người già. Sau đây là một số khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi:

  • Khẩu phần giàu chất xơ, hạn chế tối đa chất béo

  • Không nên ăn nội tạng động vật

  • Bổ sung canxi mỗi ngày

  • Không nên ăn mặn hoặc ăn nhiều đồ chua

  • Ưu tiên ăn các loại rau củ quả tươi xanh

 

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Đối với người cao tuổi, các chức năng cơ thể đã phần nào suy giảm. Do đó, ăn quá nhiều cùng một lúc cũng là điều không tốt. Vì vậy bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh thì nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Với số lượng thức ăn ít thì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn và dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa tối ưu hơn.

 Ví dụ như có thể chia ra một ngày gồm 5 bữa. Trong đó 3 bữa chính là cố định trong ngày, còn lại 2 bữa phụ có thể linh hoạt vào bữa lỡ buổi sáng hoặc bữa xế chiều.

 

Thường xuyên thăm hỏi người cao tuổi

Tâm lý người cao tuổi sẽ thay đổi rất nhiều và thậm chí là thất thường. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi sự thay đổi tâm sinh lý một cách tổng thể ở người già. Do đó, chúng ta nên thường xuyên thăm hỏi, động viên để chia sẻ, khích lệ các cụ. Hãy cùng người già vượt qua những khủng hoảng về tâm sinh lý trong giai đoạn này.

Tuyệt đối không nên trách móc, cãi vã gây ảnh hưởng đến tâm lý người cao tuổi. Hãy trò chuyện với họ một cách dịu dàng và ân cần. Đây chính là liều thuốc bổ tốt nhất cho sức khỏe của người cao tuổi, giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày.

Tham gia hoạt động xã hội, thể dục thể thao

Đối với người cao tuổi, việc duy trì các hoạt động thể chất, các hoạt động cộng đồng là vô cùng cần thiết. Điều đơn giản nhất mà người già nên làm đó là tập các bài tập dưỡng sinh để duy trì độ dẻo dai của cơ thể. Các cụ có thể tập trung tại công viên để tập và trò chuyện cùng nhau. Điều này vô cùng tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần người cao tuổi.

Điều bạn nên làm là chủ động liên hệ và tạo điều kiện cho các cụ tham gia những câu lạc bộ hưu trí, những nhóm hoạt động của người cao tuổi. Những việc này sẽ giúp người cao tuổi không còn cảm thấy mình vô dụng, trở nên năng động hơn và cảm thấy khỏe khoắn hơn trong cuộc sống thường nhật.

Khám sức khỏe định kỳ

Đối với mọi lứa tuổi thì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết và được mọi chuyên gia y tế khuyến khích. Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì vấn đề khám sức khỏe định kỳ lại càng cần thiết. Vì lúc này, các chức năng cơ thể của người già đã suy giảm, những cơ quan trong cơ thể dễ dàng phát sinh vấn đề và thay đổi hiệu quả hoạt động. Nếu không khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những thay đổi thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó khắc phục.

Bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần lưu ý các dấu hiệu bất thường ở người cao tuổi để có thể đưa ra hướng xử lý kịp thời. Cần biết rằng việc điều trị các loại bệnh ở người già sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Mong rằng bạn sẽ áp dụng những điều này vào thực tế để chăm sóc các cụ theo cách tốt nhất. Một gia đình gắn kết luôn là nên tảng tuyệt vời cho cuộc sống khỏe mạnh. Chúc gia đình bạn sẽ ngập tràn hạnh phúc!

Nguồn: hoavienbinhanvinhnghiem.com

Rate this post

Viết một bình luận