Đi cắm trại mùa ẩm ướt rất dễ gặp rắn cắn. Bạn cũng không nên quá hoang mang chỉ có 15% rắn độc gây hại tới sức khỏe. Cùng Hồ Đồng Đò tìm hiểu cách sơ cứu khi gặp rắn nhé!
Vào mùa mưa hay cắm trại vào những nơi ẩm thấp như gần sông suối thì rất dễ gặp rắn. Hay nhiều trường hợp rắn đã chui vào trong lều mà không biết. Hên hên thì phát hiện kịp và đưa ra ngoài nhưng cũng lo sợ sau đó. Xấu hơn bị rắn cắn cũng không nên hoang mang. Cố gắng giữ bình tĩnh cho mọi người trước tiên nhé!
1. Nhận biết các loài rắn độc hay không
Rắn độc và rắn không độc có thể phân biệt nhờ vào đặc điểm bên ngoài. Dễ nhận thấy nhất là hai răng chứa độc ở hàm trên. Cũng gây ra lỗ trên tay của nạn nhân. Nếu là rắn độc có thể gây ra thương tích nặng nhất có thể tử vong hoặc tàn phế. Còn có một số loài rắn có thể bắn nọc độc từ xa nên mọi người nên chú ý.
Những loại rắn độc phổ biến ở ngoài thiên nhiên bao gồm:
- Rắn hổ mang thường: Khi chúng bị đe dọa hay tấn công từ cổ sẽ bành ra và phát ra âm thanh đặc trưng.
- Rắn hổ mang chúa: Cũng có chiếc cổ bành nhưng kích thước nhỏ hơn. Phân biệt hai loại rắn hổ mang thường và hổ mang chúa nhờ hai vẩy lớn trên đỉnh đầu và kích thước cũng lớn và nặng hơn, dài tới 2,5 m.
- Rắn cạp nong/ Cạp nia: Có thân mình màu đen, kha lẫn khúc trắng khúc vàng, thường sống gần nước.
- Rắn biển: Thường sinh sống ở biển, nọc độc khá mạnh.
- Rắn lục: Dễ nhận biết nhất là có màu xanh, đầu lớn hình thoi, tam giác, con mắt đồng tử hình elip dọc.
Phân biệt rắn thiện lương và rắn gian ác
2. Triệu chứng sau khi bị rắn cắn
Nếu bị một em rắn lành cắn thì chỉ bị xưng nhẹ và trầy xước vết cắn. Nếu bị những triệu chứng sau nên đưa tới các cơ sở y tế gần nhất.
- Cảm thấy đau rát vùng bị cắn từ 15-30 phút.
- Vết thương bị xưng phù, bầm tím và dần lan rộng ra, nặng nhất là hoại tử.
- Triệu chứng khác như buồn nôn, cảm giác mất sức, thấy có vị lạ trong miệng.
Mỗi loại rắn cắn có những biểu hiện phát tác khác nhau. Những con rắn lục khiến nạn nhân bị rối loạn đông máu, xuất huyết. Những loại rắn khác nọc độc hơn có thể gây ảnh hưởng thần kinh như khó nói, không cử động chân tay, suy hô hấp, ngừng thở và cả mất ý thức.
Nhưng nếu bạn may mắn thì dù là rắn độc cắn nhưng lại không tiết nọc độc thì gọi là “vết cắn khô”, chỉ gây kích ứng da.
3. Sơ cứu khi bị rắn cắn
Khi không may bị rắn cắn có thể sơ cứu bằng những bước sau:
- Đầu tiên di chuyển nạn nhân ra xa con rắn.
- Cố gắng trấn an tinh thần nạn nhân và cố định vị trí bị cắn, hạn chế cử động. Hạn chế sự phát tác của độc tố nếu là rắn độc.
- Tháo bỏ nữ trang, nới lỏng trang phục tránh động vào vết cắn.
- Luôn để vị trí bị cắn thấp hơn tim.
- Có thể xát trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng.
- Dùng băng gạc sạch, khô che kín vết thương
Nếu không có những dấu hiệu của rắn độc cắn thì bạn có thể an tâm, nhưng vẫn cần sát khuẩn thay băng hàng ngày tới khi lành hẳn vết thương. Nếu không may là rắn độc cắn, sau khi sơ cứu tạm thời đưa ngay tới cơ sở y tế để cứu chữa kịp thời.
4. Lưu ý khi sơ cứu rắn cắn
Nếu không thể xác định rắn là rắn độc hay không thì trước tiên cứ đưa nạn nhân tới trung tâm y tế để kiểm tra. Vì độc tính của rắn phát triển rất nhanh, đợi lúc nạn nhân bị suy hô hấp thì rất khó cứu chữa kịp thời. Bạn nên ghi nhớ những điều này để chuyến đi cắm trại an toàn nhất:
- Không cột chặt chỗ bị cắn, vừa không lưu không máu tới tứ chi vừa gây hoại tử cao và không ngăn được độc tố lan truyền.
- Không nên chườm đá lạnh, bôi thuốc lá cây,, mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên đẩy hay hút độc tố ra ngoài bằng cách đâm, rạch vết cắn có thể làm năng hơn.
- Không cho nạn nhân uống đồ có chất kích thích như bia, rượu, cà phê vì sẽ làm tăng tốc độ lan truyền của độc tố.
- Không nên bắt con rắn gây thương tích, có thể bị cắn ngược lại. Nên ghi nhớ hình dạng để báo cáo với bác sĩ.
5. Lưu ý khi đi cắm trại
Khi cắm trại vào mùa mưa hay gần khu vực sông suối rừng núi thì rất hay xuất hiện rắn. Khi gặp rắn cũng không nên quá hoảng sợ, cố gắng giữ bình tĩnh. Không nên vội vã tấn công rắn, cố gắng nhẹ nhàng quay đi. Không nên mở lều khi không có ai trong lều, khi bước vào lều kiểm tra có rắn hay không. Không nên sử dụng lều bị thủng rách có thể rắn chui vào đó. Cũng nên tìm địa điểm khô ráo, cao thoáng hơn để dựng trại. Lúc nào đi cắm trại cũng nên mang một hộp thuốc y tế có những thứ cơ bản theo.
Khi ăn uống hạn chế để đồ ăn thùa văng vãi, hay vất rác lung tung. Cất kĩ thức ăn thừa nếu để lại tránh rắn hoặc những loại động vật nguy hiểm khác kéo tới. Chọn mua hoặc thuê trại ở những nơi uy tín, chất lượng tốt như Hồ Đồng Đò từ những người yêu cắm trại, đem lại cho bạn trải nghiệm chân thực vui vẻ nhất.
Trước khi đi cắm trại, nên tìm hiểu kĩ xem gần nơi cắm trại có trạm y tế nào không? Cũng như trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về y tế và sơ cứu. Tất nhiên không ai mong muốn bị thương khi hòa mình vào thiên nhiên cả. Nhưng chú ý một chút thì chuyến đi cắm trại sẽ an toàn, vui vẻ hơn nhiều.
5/5 – (1 bình chọn)