5 Tác hại của Đậu Đen & Đậu Đên Xanh Lòng Rước họa vào thân

Đậu đen với giá trị dinh dưỡng cao và lợi ích tốt đối với sức khỏe nên được đánh giá là “siêu thực phẩm”. Mặc dù vậy, đây không phải là thực phẩm phù hợp cho mọi đối tượng hay mọi trường hợp. Cũng có những lúc bạn sẽ phải giật mình về tác hại của đậu đen.

Đậu đen với giá trị dinh dưỡng cao và lợi ích tốt đối với sức khỏe nên được đánh giá là “siêu thực phẩm”. Mặc dù vậy, đây không phải là thực phẩm phù hợp cho mọi đối tượng hay mọi trường hợp. Cũng có những lúc bạn sẽ phải giật mình về tác hại của đậu đen.

Để cùng tìm hiểu chi tiết tác hại từ đậu đen gây ra, và có cách thức phòng tránh hợp lý nhất. Bạn đừng bỏ qua thông tin hữu ích chia sẻ ở bài viết ngay sau đây.

Tác hại của đậu đen

Đậu đen đã trở nên quen thuộc, gần gũi đối với người Việt ta từ xa xưa. Đây là lựa chọn tuyệt vời vào những ngày hè với chức năng thanh nhiệt, giải độc hữu hiệu.

Không chỉ thế, uống nước đậu đen đúng cách còn góp phần tham gia chăm sóc, bảo vệ cơ thể rất tốt trước bệnh tật. Tuy nhiên, ít ai biết rằng dù tốt nhưng đậu đen lại có thể làm nguy hại đến sức khỏe người dùng.

Tác hại của đậu đen

1, Không tốt cho người thuộc nhóm hàn lạnh

Đậu đen trong Đông y là một vị thuốc tính hơi hàn, có vị ngọt, quy kinh thận, tác dụng giải độc, trừ thấp, bổ huyết, bổ thận, bồi bổ cơ thể. Xuất phát từ đặc tính đó, những ngày nắng nóng uống nước đỗ đen hoặc ăn chè đỗ đen sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu. Người bị nóng trong cũng hạ hỏa rất tốt.

Những người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh như tứ chi lạnh, bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng… cần cẩn trọng khi sử dụng. Tính mát của đậu đen sẽ khiến cho tình trạng cơ địa người hàn lạnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2, Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Chất xơ và một số thành phần khác có trong đậu đen được đánh giá cao về khả năng cải thiện tiêu hóa. Song với hàm lượng chất xơ quá cao, cứ 100g đậu đen có thể cung cấp cho cơ thể 48% nhu cầu.

Điều này khiến cho những người bị rối loạn tiêu hóa, đại tràng, loét tá tràng không được sử dụng. Nếu không sẽ khiến cho tình trạng diễn biến xấu đi.

Ngay cả những người bình thường, ăn quá nhiều đậu đen dễ làm cho các enzyme tiêu hóa trong dạ dày cũng như ruột non gặp khó khăn. Bởi có thể phá vỡ hoàn toàn chất xơ cùng chuỗi phân tử ngắn oligosacarit của đường.

Oligosacarit trong đậu đen gọi là galactans, cấu trúc rất phức tạp mà cơ thể bình thường khó tiêu hóa. Do đó, ăn đậu đen không đúng liều lượng dẫn đến đường ruột, hệ tiêu hóa gặp vấn đề xấu.

Tác hại của đậu đen xanh lòng

3, Không tốt cho thận

Một trong những tác hại của đậu đen xanh lòng mà không phải ai cũng biết, đó là bệnh nhân suy thận nặng tuyệt đối không sử dụng.

Đậu đen là thực phẩm khó tiêu nên đòi hỏi hoạt động của thận làm việc quá công suất mới tiêu hóa được. Việc thận đang bị tổn thương, lại mang thêm gánh nặng đó sẽ rất nguy hiểm.

Chúng ta không thể phủ nhận chức năng hữu ích của đậu đen đối với thật. Và hiệu quả thực sự chỉ được phát huy khi bạn ăn một lượng vừa phải, tránh lạm dụng.

4, Làm cơ thể thiếu chất

Thành phần đậu đen rất giàu chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất và vitamin. Từ một chén đậu đen nấu chín ăn hàng ngày, cơ thể bạn sẽ nhận được 227 calo, 15g chất xơ, 15g protein, folate (64%), đồng (40%), mangan (38%), vitamin B1 (35%), magie (30 %), phốt pho (24%), sắt (20%), không chất béo.

Với nguồn dưỡng chất này, quả thực rất lý tưởng đối với người sử dụng. Dù thế, khi ăn nhiều đậu đen lại khiến cơ thể gặp phải tình trạng thiếu chất.

Nguyên nhân của tác hại này đến từ việc đậu đen chứa chất phytat, gây cản trở quá trình hấp thu vitamin và khoáng chất. Ăn đậu đen bình thường không nhiều thì mức ảnh hưởng sẽ không rõ ràng.

Nhưng nếu bạn sử dụng trong một thời gian dài, biểu hiện sẽ cụ thể. Đặc biệt ở đối tượng người dùng là trẻ nhỏ.

5, Giảm hiệu quả của thuốc

Bản thân đậu đen đóng vai trò như một vị thuốc. Trong đó các loại photpho hữu cơ, protein và kim loại nặng khi vào cơ thể có thể kết hợp để tạo thành kết tủa. Từ đây, phản ứng với thuốc, giảm đi tác dụng thuốc bao gồm cả Đông y và Tây y.

Trường hợp bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc, không nên dùng đậu đen gần với thời gian dùng thuốc. Tốt hơn hết, bạn nên ăn đậu đen trước hoặc sau 2 giờ đồng hồ khi uống thuốc giúp giảm đi phản ứng phụ.

Tác dụng phụ của đậu đen

Hướng dẫn cách chế biến đậu đen

Tham khảo hướng dẫn cách thức chế biến đậu đen theo nhu cầu sử dụng. Sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cũng như hạn chế tác hại của đậu đen.

1, Trà đậu đen

Từ hạt đậu đen xanh lòng (100g), bạn sao vàng cho đến khi thấy mùi thơm và vỏ hạt đậu tách nhẹ ra. Liên tục đảo đều tay để đậu chín đều, không bị cháy.

Tác hại của nước đậu đen

Đậu rang chín, bạn đổ ra, tiếp theo đun sôi nước (1 lít) rồi cho đậu vào. Để lửa thêm 10-15 phút rồi tắt bếp, ngâm thêm chút thời gian tương tự sau đó lọc lấy nước uống.

Tác dụng phụ của đậu đen xanh lòng

2, Chè đậu đen

Các món chè đậu đen luôn trở thành món quà vặt và giải khát được cực kỳ yêu thích. Có rất nhiều cách thức để bạn thực hiện như chè đậu đen truyền thống, nấu cùng nước cốt dừa hoặc thạch rau câu, bí đỏ…

Dưới đây là hướng dẫn nấu chè đậu đen nước cốt dừa đơn giản, thơm ngon mà bạn có thể áp dụng. Giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức.



Cách nấu chè đậu đen nước cốt dừa ngọt thơm

Nguyên liệu cần có gồm đậu đen loại ngon, hạt mẩy chắc, đường kính, nước cốt dừa, vani, dừa khô hoặc lạc khô.

Đậu đen bạn đem ngâm nước để bỏ đi hạt nổi trên mặt. Ngâm chừng 1 giờ đồng hồ rồi mới cho vào nồi ninh với lửa lớn. Khi sôi hớt bọt thường xuyên, chờ 10-20 phút rồi cho đường kính, nước cốt dừa, vani vào, nêm nếm vừa miệng là được. Lúc ăn cho thêm chút dừa khô hoặc lạc khô để dậy mùi hương vị.

3, Chế biến món ăn

Chế biến đậu đen thành các món ăn là cách để tăng cường hiệu quả dưỡng chất, phục hồi năng lượng cho cơ thể như đậu đen nấu xôi, hầm gà ác, nấu cháo…

Chế biến đậu đen không gây tác dụng phụ

Sử dụng đậu đen đúng cách như thế nào?

Từ việc nhận biết tác hại của đậu đen xanh lòng, bạn cần trang bị cho mình kiến thức sử dụng đậu đen sao cho đúng cách.

1, Đối tượng không nên dùng đậu đen

Người cơ thể hàn lạnh, biểu hiện thường gặp thiếu lực, chân tay lạnh, đi ngoài phân lỏng. Ăn đậu đen sẽ làm triệu chứng nặng thêm, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tiêu hóa…

Người đang trong quá trình sử dụng thuốc dùng đậu đen làm giảm tác dụng thuốc.

Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng thể trạng yếu nên khó tiêu thụ tốt lượng protein cao có trong đậu đen. Việc ăn, uống đậu đen nhiều gây ra vấn đề về đường ruột.

2, Tuyệt đối không lạm dụng đậu đen

Xét về thành phần dưỡng chất của đậu đen, thật khó có loại đậu nào vượt qua được. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Vào ngày nắng nóng, đậu đen còn giúp cơ thể thanh nhiệt cực tốt.

Điều này khiến cho nhiều người sử dụng đậu đen một cách liên tục, thậm chí là thay nước lọc. Nhưng bạn sẽ không đạt được hiệu quả như ý, mà thậm chí còn dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng.  Hơn thế, thành phần purin của đậu đen đi vào cơ thể có nguy cơ gây ra bệnh gout và sỏi thận.

Hàng ngày bạn chỉ nên dùng tối đa 200ml đậu đen, luân phiên 2-3 tuần là được. Quá trình nấu cũng không nên dùng quá nhiều lượng nguyên liệu.

3, Giữ vỏ đậu đen khi chế biến

Chế biến đậu đen nhiều người có thói quen chỉ giữ lại phần thịt mà bỏ đi phần vỏ. Việc này hoàn toàn không nên, vì vỏ đậu đen đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là tính năng giải độc.

Nếu bỏ đi phần bỏ đậu đen, bạn chỉ tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng. Mà gần như mất đi tác dụng thanh lọc cơ thể.

Chú ý sử dụng đậu đen đúng cách

Sử dụng đậu đen lúc nào tốt nhất?

Thời điểm sử dụng có tác động trực tiếp đến lợi ích và tác hại của đậu đen đến cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tuân thủ theo một số khoảng thời gian như sau:

Dùng đậu đen vào buổi sáng để tăng cường khả năng giảm cân, chống lão hóa và ngừa rụng tóc.

Dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút đối với đậu đen ngâm giấm, gạo lứt, lượng 1-2 thìa. Khi đó, cảm giác thèm ăn bị ức chế, đẩy nhanh quá trình kiểm soát cân nặng.

Dùng trước lúc đi ngủ vào ban đêm trước 4-5 tiếng để tránh trường hợp mất ngủ.

Lưu ý giúp loại bỏ tối đa tác hại của đậu đen

Để giảm thiểu đáng kể tác hại xấu của đậu đen đến cơ thể. Bạn đừng quên lưu ý đến gợi ý quan trọng được chia sẻ.

Ngâm đậu đen thời gian dài trước khi chế biến

Nên ngâm đậu đen từ 12-24 giờ, loại bỏ nước ngâm trước khi nấu sẽ khiến tiềm năng sản sinh khí của đậu bị hạn chế. Thời gian ngâm càng lâu sẽ càng phát huy hiệu quả tốt.

Chỉ nên ăn đậu đen lượng nhỏ, nhai chậm, kỹ từng chút để cơ thể làm quan đường với thành phần oligosaccarit và chất xơ có trong đậu.

Song song sử dụng đậu đen bạn hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày. Góp phần tăng cường chức năng thải độc tố, thanh lọc cơ thể.

Đậu đen là loại thực phẩm vừa tốt vừa hại. Việc có chịu ảnh hưởng bởi tác hại của đậu đen hay không sẽ phụ thuộc chính vào cách dùng của bạn.

Hy vọng bài viết trên đây đã hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn có được một cơ thể khỏe mạnh với sự đồng hành của đậu đen.

Rate this post

Viết một bình luận