Bài viết dưới đây Nhà thuốc Phương Chính xin chia sẻ với ba mẹ 5 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, lành tính, hiệu quả ngay tại nhà. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng, đừng để con bị chàm sữa lâu ngày, một là nặng thêm, hai là con ngứa ngáy, quấy khóc.
Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ
Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em vẫn chưa được xác định rõ và chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Ngoài ra trẻ bị chàm sữa (lác sữa) cũng có thể do cha mẹ mắc các bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết…
Thông thường, nếu trẻ có cơ địa dị ứng, những nốt đỏ sẽ giảm dần và hết khi trẻ trên 1 tuổi.
Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố, đó là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng.
Các chất gây dị ứng có thể là từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như: lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm (sữa, trứng…), cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn…
Bên cạnh đó, các yếu tố kích thích và làm chàm sữa trẻ em nặng thêm gồm có: thời tiết hanh khô, nóng ẩm, xà phòng tắm, giặt, thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá…
Dấu hiệu nhận biết chàm sữa trẻ em
- Hiện tượng lác sữa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi, xuất hiện chủ yếu ở trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân…
- Ban đầu, chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ. Dần dần chúng làm nứt da và rịn nước, đóng thành vảy và sau đó bong tróc vảy.
- Ở những vùng da bị chàm sữa, khi mẹ chạm vào sẽ thấy thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng.
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
- Khi bị lác sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.
- Các vùng da bị ngứa khiến trẻ khó chịu và có động tác khua tay gãi liên tục, do đó có thể làm mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu không giữ gìn vệ sinh tốt, những vùng da bị tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn (hoặc bội nhiễm), gây khó khăn trong điều trị, đồng thời để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Nên ba mẹ hết sức chú ý.
5 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
1. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá ổi
Lá ổi lành tính và trong lá ổi có chứa rất nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm và cân bằng lại độ đàn hồi của da như Vitamin K, Alpha Limonene, Tanin,… Mẹ dùng lá ổi đun nước tắm cho bé là một trong những cách chữa chàm sữa cho con rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, mẹ có thể tham khảo dưới đây.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị nắm lá ổi và nước
– Bước 2: Lá ổi rửa sạch và để ráo nước
– Bước 3: Đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút
– Bước 4: Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ.
2. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trầu không
Lá trầu không có nhiều công dụng và nó được sử dụng trong đông y rất nhiều. Điển hình như nó có thể ngăn ngừa tình trạng tấn công của các chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh đang tấn công làn da của bé. Thêm vào đó, các chất như phenal và tannin có trong loại lá trầu không cũng vừa hỗ trợ giảm ngứa ngáy, vừa giúp tái tạo các tế bào da một cách nhanh chóng. Và đặc biệt là loại lá này rất phổ thông.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không
Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và sau đó đem giã nát
Bước 3: Bỏ lá vừa giã vào khăn xô hoặc vải màn rồi vắt hết nước cốt và bỏ bã đi
Bước 4: Thoa nước cốt lá trầu không vùng da bị chàm sữa cho bé. Mẹ lưu ý, pha nước không quá đặc nhé.
Thông thường, lúc bé ngủ là thời điểm phù hợp nhất để thoa nước cốt vì bé sẽ không gãi trôi nước cốt đi. Nếu bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước tắm với lá trầu không và tắm trực tiếp cho bé.
3. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá sim
Đặc tính của lá sim là đắng, có tính khử trùng, làm lành vết thương. Nên mẹ có thể tận dụng công dụng này để tham khảo sử dụng lá sim trong việc chữa chàm sữa cho con.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá sim và nước
– Bước 2: Lấy lá sim và sắc đặc cho tới khi nước sánh lại thành dạng cao
– Bước 3: Hàng ngày, mẹ lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé.
4. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với khoai tây
Với các thành phần vitamin nhóm B và vitamin C vừa có khả năng diệt khuẩn, vừa làm dịu tình trạng ngứa ngáy khó chịu và tăng cường độ ẩm cho da, khoai tây cũng có thể đem lại tác dụng tương đối hữu ích đối với các bé bị chàm sữa đấy mẹ ạ, mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm.
– Bước 2: Đem khoai tây đun sôi 1 phút để khử trùng
– Bước 3: Cắt lát và giã nhuyễn hoặc ép khoai tây lấy nước
– Bước 4: Đem trải khoai tây đã giã nhuyễn hoặc nước ép khoai tây (có pha thêm nước cho loãng) lên vùng da bị chàm sữa.
5. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trà xanh
Chắc mẹ cũng biết, có nhiều loại sữa tắm có thành phần trà xanh. Không phải ngẫu nhiên mà nó được lựa chọn tin dùng đến vậy. Trà xanh với công dụng sát khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, sẽ nhanh chóng đánh bay tình trạng chàm sữa và trả lại cho bé làn da mịn màng vốn có.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trà xanh và nước
– Bước 2: Mẹ lấy lá trà xanh và đun sôi
– Bước 3: Để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh
– Bước 4: Mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm.
Một số lưu ý khi trẻ bị chàm sữa
– Vệ sinh da trẻ sạch sẽ, mẹ lưu ý không bôi chà sữa tắm lên để tránh kích ứng da, gây viêm da nặng hơn.
– Bé bị chàm sữa mẹ cần kiêng gì?
Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đảm bảo sữa chất lượng, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ.
Mẹ nên tránh ăn các đồ ăn có mùi tanh (hải sản, trứng, đồ sống…), đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (Gà chiên, xúc xích, nem chua…).
– Sau khi tắm, vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm và thoa cho bé.
Mẹ chỉ nên dùng loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng.
– Khi trẻ bị lác sữa mẹ nên chọn loại quần áo có chất liệu bông, mềm mại mặc cho bé. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp sẽ gây bí tắc da bé, làm tình trạng viêm da nặng hơn.
Trẻ bị chàm sữa mẹ không nên làm gì?
Chữa chàm sữa cho trẻ sai cách sẽ khiến tình trạng viêm da trở lên nặng hơn, bé ngứa rát, khó chịu mà quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ. Ngoài việc trị lác sữa đúng cách, mẹ không nên làm những việc sau với bé.
– Không tự ý dùng thuốc cho trẻ
– Không để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với thú cưng (chó, mèo, chim, gà, vịt…).
– Không dùng xà bông người lớn cho trẻ, không bôi xà bông trực tiếp lên vùng da bé bị chàm sữa.
– Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá, khói bụi.
Trên đây là 5 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà và một số lưu ý ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình. Ba mẹ theo dõi tình trạng của bé, nếu bé không có dấu hiệu khuyên giảm, cần đưa bé đi khám bác sĩ để có cách xử lý thích hợp.
Xem thêm >>> 6 Kinh nghiệm nuôi con bụ bẫm không phải mẹ nào cũng biết
Truy cập thường xuyên vào https://nhathuocphuongchinh.com/tin-tuc để cập nhật nhiều tin tức bổ ích!