5 cách khắc phục da bị cháy nắng tại nhà

Da bị cháy nắng khi tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà nếu cháy nắng ở mức độ nhẹ và vừa.

Da bị cháy nắng là gì?

Melanin là lớp sắc tố ở lớp ngoài cùng của da, có vai trò quyết định màu sắc tự nhiên của làn da. Khi tiếp xúc nhiều với tia UV, cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ sản sinh melanin nhanh và nhiều hơn – lượng melanin dư thừa này khiến da đen sạm. Nếu lượng tia UV tăng lên thì sự bảo vệ này không thể chống đỡ dẫn đến tình trạng cháy nắng.

Dấu hiệu da bị cháy nắng

Dấu hiệu nhận biết thường thấy nhất là da xuất hiện các đốm nâu đen, vết sần sùi, nổi mụn nước, da bị khô và nhăn nheo. Không chỉ thế, cháy nắng còn làm tăng nguy cơ ung thư da. Bạn có thể bị cháy nắng cả vào những ngày nhiều mây bởi cát, nước hay các bề mặt khác vẫn có thể phản xạ lại tia UV khiến da bị cháy nắng.

Cháy nắng vào mùa nắng nóng

Cháy nắng là tình trạng thường gặp vào mùa nắng nóng

Các cách phục hồi da bị cháy nắng tại nhà

Những biện pháp khắc phục tại nhà The Face Shop gợi ý dưới đây sẽ nhanh chóng giúp bạn làm dịu vùng da bị tổn thương và chữa lành vùng da cháy nắng trong vài ngày. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt khi bị cháy nắng – sau vài ngày tình trạng sẽ thuyên giảm.

Nước lạnh

Về cơ bản, cháy nắng là một tình trạng viêm da. Một trong những cách chữa da bị cháy nắng đơn giản nhất là dùng nước mát rửa qua hoặc ngâm nhiều lần vùng da chịu tổn thương. Tuy nhiên bạn nên tránh chườm đá lạnh trực tiếp hoặc dùng nước hồ bơi vì có thể sẽ khiến tình trạng tệ hơn.

Baking soda và bột yến mạch

Thêm một vài thìa baking soda hoặc bột yến mạch vào bồn tắm xả đầy nước mát và ngâm mình trong khoảng 15-20 phút sẽ làm tăng khả năng phục hồi của vùng da bị cháy nắng, giảm nhanh kích ứng cũng như bổ sung độ ẩm tự nhiên cho da. Lưu ý là không nên chà xát da khi ngâm mình và sau khi ngâm chỉ nên dùng khăn mềm thấm khô nước.

Làm dịu da bằng baking soda

Thêm baking soda vào nước tắm giúp tăng cường khả năng làm dịu da, chữa lành vết cháy nắng

Nha đam

Nếu bạn có sẵn nha đam tại nhà thì đừng bỏ qua cách chữa và làm trắng da bị cháy nắng bằng nguyên liệu này nhé. Chất gel nha đam vừa cấp nước làm dịu vết bỏng nắng vừa giúp kháng khuẩn nhẹ, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thư giãn tinh thần mà còn có thể làm dịu vết cháy nắng trên da. Pha trà và chờ nguội, sau đó dùng khăn sạch thấm nước trà và đắp lên vùng da đang chịu ảnh hưởng – thực hiện nhiều lần trong ngày. Lưu ý nếu bạn bị dị ứng phấn hoa thì không nên dùng phương pháp này.

Giấm

Thật ra cách chữa da bị cháy nắng tại nhà này vẫn đang nhận 2 luồng ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng thêm giấm vào nước tắm sẽ giúp làm dịu vết bỏng nắng; một số ý kiến khác lại cho rằng tính axit của giấm sẽ khiến da càng tổn thương hơn. Do đó nếu bạn chưa từng áp dụng cách này trước đó thì chỉ nên thử với những vết cháy nắng nhỏ và nhẹ; không nên thử ngay lần đầu với những vùng da chịu nhiều thương tổn.

Khắc phục cháy nắng bằng giấm

Nếu là lần đầu sử dụng, chỉ nên thử giấm với vùng da bị cháy nắng nhẹ

Trường hợp da bị cháy nắng cần đến gặp bác sĩ

Tuy chúng ta có các cách chữa da bị cháy nắng tại nhà nhưng đối với những trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng, cách tốt nhất là tìm đến bác sĩ da liễu để có hướng xử lý đúng đắn bởi các biện pháp tại gia có thể không đảm bảo kết quả và độ an toàn. Nếu kéo dài thì việc phục hồi càng khó khăn hơn.

Hãy đi khám ngay khi có các dấu hiệu dưới đây:

  • Vùng da bị cháy nắng chiếm diện tích lớn

  • Da bị phồng rộp, nổi mụn nước, sưng tấy nghiêm trọng

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như đau rát, chảy mủ

  • Tình trạng cháy nắng không cải thiện sau 2-3 ngày

  • Sốt, mất nước hoặc ngất xỉu

Ngoài việc áp dụng 5 cách chữa da bị cháy nắng tại nhà như trên, trong thời gian phục hồi bạn cũng nên uống thêm nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi thoải mái, hạn chế tiếp xúc với mặt trời. Ngoài ra, dùng thêm kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cũng sẽ giúp chữa lành cho da tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ bong tróc, sạm màu về sau.

Xem thêm

Bạn có chắc mình đang sử dụng kem chống nắng đúng cách?

10 bước dưỡng da kiểu Hàn Quốc cực chuẩn cho phái đẹp 

Top 8 phương pháp dưỡng ẩm cho da khô tại nhà hiệu quả nhất

Nguồn tham khảo:

Sunburn – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/symptoms-causes/syc-20355922

8 Ways to Treat Sunburn at Home – https://www.healthline.com/health/sunburn

30 Sunburn Natural and Home Remedies for Severe Sunburns – https://www.medicinenet.com/natural_home_remedies_for_sunburn_treatment/article.htm

Rate this post

Viết một bình luận