5 lý do khiến bạn lo lắng khi nuôi chuột Hamster
Chuột Hamster là thú nuôi phổ biến rất dễ thương, tuy vậy có một số thách thức dành cho chủ khi nuôi những loài gặm nhấm này.
Bài viết sau đây của chúng tôi liệt kê những tiêu cực chính của việc sở hữu chuột Hamster giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn và cẩn trọng khi lựa chọn nuôi chuột Hamster hay không.
Chuột Hamster hay cắn
Chuột Hamster thích cắn và có xu hướng làm điều đó nhiều hơn các loài gặm nhấm vật nuôi khác. Điều này là do thị lực của Hamster kém, chúng sống dựa vào nhiều giác quan khác do đó sử dụng cắn để tự vệ.
Việc chuột cắn bất cứ ai sờ tay vào lồng của chúng đôi khi không xuất phát từ phản ứng tiêu cực mà chuột Hamster muốn biết liệu mọi thứ mới lạ này có ăn được không.
Vết cắn của chuột lang có thể bị đau và chảy máu, điều này có thể giúp các bé lớn hiểu về khoảng cách và cách bảo vệ bản thân nhưng các bé nhỏ thì không.
Việc nuôi chuột Hamster khi nhà có trẻ nhỏ rất nguy hiểm cho các bé, chủ nuôi cần phải đặt lồng của chuột tránh xa tầm với của các bé.
Chuột Hamster hay cắn người
Hành vi về đêm
Nhiều người chọn chuột Hamster làm thú cưng không tính đến đặc tính hoạt động về đêm của loài vật này. Những loài gặm nhấm sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để cuộn tròn trong giấc ngủ và trở nên hung dữ, cắn phá đồ đạc vào ban đêm.
Khi chủ nhân đang ngủ, chuột Hamster sẽ thức giấc hoạt động và cắn phá làm ồn. Lúc này bạn nên cân nhắc đặt lồng của chuột tránh xa chỗ ngủ.
Bệnh và vi khuẩn
Hamster rất dễ mắc bệnh và virus, điều này làm cho nhiều chủ nuôi ngần ngại khi quyết định nhận nuôi chuột Hamster hay không. Điều đáng lo là những virus của chuột có thể lây qua người, đặc biệt là những em bé nhỏ tuổi có hệ miễn dịch kém.
Các vấn đề cụ thể đáng chú ý là:
Vi khuẩn salmonella, điều này có thể gây co thắt dạ dày, tiêu chảy và sốt.
Viêm màng não tủy bạch huyết và virus hantavirus. Những virus này có thể được truyền từ chuột đồng sang người.
Các vấn đề có thể được giảm thiểu thông qua việc con vật được chăm sóc đúng cách, cũng như thông qua hành vi vệ sinh thích hợp do chủ vật nuôi thực hiện.
Chuột Hamster dễ mắc bệnh và lây sang người
Tuổi thọ ngắn
Chuột Hamster thường chỉ sống được từ hai đến ba năm. Chủ nuôi sẽ chỉ gắn bó với chuột trong một thời gian ngắn và mất nhiều thời gian để thay đổi vật nuôi và làm quen từ đâu.
Chuột Hamster cần có sự giám sát của người lớn
Hamster nhạy cảm với phản ứng của người khác, chúng sẵn sàng cắn bất kỳ ai nếu không được đối xử thích hợp do đó cần hướng dẫn cho trẻ em trong nhà tương tác đúng cách.
Trẻ em cần được hướng dẫn cách cho ăn, dọn dẹp lồng và đảm bảo rằng hamster được vận động và chơi đầy đủ.
Theo khuyến cáo, chuột Hamster thường không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em thích mới lạ, dễ nhàm chán do đó việc từ bỏ hứng thú và chăm sóc chuột là điều dễ hiểu, do đó bố mẹ cần hướng dẫn con chăm sóc và tương tác với chuột Hamster đúng cách.
Chuột Hamster nguy hiểm cho trẻ em
Thức ăn của chuột Hamster đặc biệt
Thức ăn hỗn hợp có hầu hết ở tất cả cửa hàng vật nuôi thú cưng, loại thức ăn này cung cấp cho Hamster chế độ ăn cân bằng.
Trái cây bao gồm táo, lê, đào, chuối, tránh các loại trái cây có múi như cam chanh bưởi.
Rau xanh: Hamster rất thích cà rốt, hãy cung cấp nhiều cà rốt và tránh súp lơ, dưa chuột, bí, bông cải xanh, rau diếp, đậu Hà lan, Ngô ngọt, rau bina.
Cần rất nhiều kinh nghiệm để nuôi chuột Hamster phải không, hi vọng bạn sẽ có một chú chuột Hamster khỏe mạnh đồng hành.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng: