Sơn Tây vốn nổi tiếng là một địa danh với nhiều các địa điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên ít ai biết tới nơi đây cũng có những món đặc sản cực kỳ hấp dẫn mà khi tới đây bạn có thể thưởng thức hay mua làm quà cho những người thân yêu. Ở vùng đất hai vua này, vốn được thiên nhiên ưu đãi về cả thổ nhưỡng lẫn khí hậu, vì thế nơi đây sinh ra rất món ăn đặc sản tuy dân dã nhưng rất ngon.
Cách Trung Tâm Hà Nội khoảng 50km, nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng của người dân nội thành cũng như một số tỉnh lân cận muốn thưởng thức cảm giác bình yên vào cuối tuần. Đa số mọi người tìm tới đây để xả stress sau thời gian làm việc căng thẳng. Đối tượng du lịch không chỉ những người trung niên, cao tuổi muốn thăm lại những địa danh lịch sử, làng cổ, chùa chiền, đền miếu. Mà Sơn Tây những năm gần đây còn là nơi thu hút rất nhiều giới trẻ.
Nếu có dịp ghé thăm nơi này, hãy đừng quên thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc, rất dân dã, bình dị nhưng một khi đã thử qua thì sẽ khó thể nào quên được hương vị đặc biệt của nó.
Kẹo Lạc Đường Lâm – Đặc sản nổi tiếng tại Sơn Tây
Đây là một loại kẹo có lịch sử tồn tại lâu đời, nó gắn liền với tuổi thơ của những người dân đã sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Hơn nữa, món kẹo lạc này còn mang ý nghĩa sâu sắc vì là nhân chứng lịch sử, chứng kiến đất nước thay đổi qua bao đời nay.
Kẹo lạc Đường Lâm là một loại đặc sản ở Sơn Tây rất nổi tiếng vì nó vẫn giữ được hương vị ngọt và thơm đặc trưng của ngày xưa.
Điểm độc đáo của món kẹo này đã được các gia đình ở nơi đây gìn giữ từ ông cha để lại, công thức làm món kẹo lạc gia truyền này luôn được giữ bí mật nên có một nét rất riêng không ở đâu có. Các nguyên liệu làm kẹo gồm có lạc, mạch nha, đường qua những đôi bàn tay khéo léo chế biến tạo nên món đặc sản làm nên thương hiệu nổi tiếng.
Vị của kẹo không quá ngọt như một số nơi, khi cho vào miệng cắn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan của nó. Một hương thơm nhẹ nhàng của lạc, vị ngọt từ mạch nha và đường, vị bùi của lạc hòa quyện với nhau. Nếu như thưởng thức kẹo lạc với một tách trà thì quá ư tuyệt vời vì sự kết hợp độc đáo này, hương vị của của kẹo như được tăng thêm gấp bội khi được vị thanh khiết của trà bổ sung.
Thật sự là một thiếu sót lớn nếu như bạn đến Sơn Tây du lịch hoặc đơn giản là có dịp đi ngang qua nơi này mà không dừng lại thưởng thức kẹo lạc Đường Lâm.
Chè Lam Sơn Tây
Xứ Đoài nổi tiếng chè Lam từ xưa tới nay. Lạc rang, đường mật, gừng tươi, mạch nha, bột gạo nếp rang là những nguyên liệu cơ bản để thực hiện món chè Lam này. Tuy nhiên để có được một hương vị thơm ngon đặc trưng như đặc sản Chè Lam ở Sơn Tây thì cần phải đích thân một số gia đình làm nghề truyền thống thực hiện quá trình làm.
Một số khu vực làm chè Lam chuẩn vị nhất là ở đền Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, lăng vua Ngô Quyền, chùa Mía hoặc quanh làng cổ Đường Lâm.
Chè Lam chuẩn sẽ không quá cứng hay quá mềm. Chè khi làm xong, để nguội rồi được cắt thành các miếng dài khoảng 2 đốt ngón tay, cắt thành hình chữ nhật và lăn qua một lớp bột áo. Công dụng của lớp bột này là giúp cho các miếng chè không bị dính lại với nhau.
Thịt quay Đòn
Món đặc sản này được thực hiện mất rất nhiều thời gian và công sức, bù lại sẽ tạo thành một cực phẩm cho những ai may mắn được thưởng thức.
Một miếng thịt quay đòn được tẩm ướp đầy đủ các vị và quay trong khoảng trên 6 tiếng. Khi đó phần bì sẽ trở nên giòn tan, trong đó là phần thịt ngọt mềm thơm lừng mà bạn có ăn bao nhiêu thì cũng không thấy ngán.
Bánh Sữa Ba Vì
Ba Vì là một cao nguyên thuộc địa phận của thị trấn Sơn Tây, ở đây nổi tiếng với sữa bò tươi. Được thiên nhiên ban tặng những đồng cỏ xanh trù phú là địa điểm thích hợp để nuôi dưỡng những đàn bò sữa. Món Bánh Sữa Ba Vì được làm từ sữa bò tươi kết hợp với bơ hoặc chocolate để tạo ra các sản phẩm bánh thơm và ngọt.
Bánh Sữa được chia thành nhiều loại:
-
Bánh Sữa nhạt chocolate
-
Bánh Sữa chocolate
-
Bánh Sữa nhạt thường
-
Bánh Sữa trắng
Tùy theo sở thích từng người mà có thể lựa chọn để thưởng thức và mua về làm quà.
Đặc sản Sơn Tây – Bánh tẻ Phú Nhi
Đây là món bánh tẻ được làm từ các nguyên liệu như: hành khô, thịt, mộc nhĩ, gạo tẻ. Lá được sử dụng để gói bánh sẽ gồm 2 lớp:
-
Lớp bên trong sử dụng lá dong
-
Lớp bên ngoài sử dụng lá chuối
Chính vì thế nên khi thưởng thức loại bánh tẻ này bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của lá dong và lá chuối.
Nếu như có cơ hội thì bạn nên thưởng thức món bánh tẻ Phú Nhi vào lúc nó vừa được vớt ra khỏi nồi. Đây là lúc bánh ngon nhất, lúc khói còn tỏa nghi ngút, màu lá xanh nhẹ và bóng mỡ. Nước chấm bánh tẻ được pha từ mắm cho thêm tiêu ớt giúp bánh khi ăn trở nên đậm đà hơn.