5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

(17/06/2022)

Thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể một cách lành mạnh, không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào. Trẻ ăn dặm đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ,có nhu cầu sắt cao, cần thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Giới thiệu 5+ thực phẩm giàu sắt cho trẻ ăn dặm.

Rate this post

5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

Thực phẩm có chứa những loại sắt nào?

Sắt có trong thực phẩm gồm có sắt heme (có trong thực phẩm nguồn gốc động vật) và sắt non-heme (sắt có trong thực phẩm nguồn gốc thực vật). Trong đó sắt heme dễ hấp thụ hơn so với sắt non-heme, tỉ lệ hấp thụ của sắt heme có thể lên tới 25% trong khi đó sắt non-heme chỉ có tỉ lệ hấp thụ tối đa khoảng 15%.

Tuy nhiên khi ăn rau của quả chứa sắt thường chúng ta sẽ được bổ sung đồng thời vitamin C có khả năng làm tăng cường hấp thụ sắt. Cùng với đó, sử dụng đa dạng thực phẩm sẽ giúp trẻ cân đối dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn bổ sung sắt cho trẻ cần bao gồm thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật.

Bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm bằng thực phẩm là cách bổ sung lành mạnh, không có tác dụng phụ. Nhận biết và sử dụng các loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé là cách bổ sung sắt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.

5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

Thực phẩm có chứa sắt heme và non-heme đến từ động vật và thực vật

5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

Trong 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần bổ sung sắt bằng đường uống và các loại thực phẩm giàu sắt cho mẹ sau sinh. Từ 6 tháng tuổi trở đi trẻ khi ăn dặm, mẹ cần thiết kế thực đơn giàu sắt và những dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm:

1. Nhóm thịt đỏ

Thịt nạc của các loại gia súc, đặc biệt là thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… có chứa một lượng lớn sắt heme, rất dễ hấp thụ. Mẹ có thể xay nhỏ thịt và chế biến thành các món cháo, hầm, súp,… phù hợp với khả năng nhai, nuốt và sở thích của bé, sử dụng thường xuyên để giúp trẻ bổ sung đầy đủ sắt mỗi ngày.

5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

Thịt nạc của các loại gia súc, đặc biệt là thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… có chứa một lượng lớn sắt heme

2. Nhóm thịt gia cầm

Trong 100g thịt gia cầm có chứa khoảng 1.6mg sắt. Ngoài ra thịt gia cầm cũng có chứa nhiều protein hoàn chỉnh (protein lành mạnh) giúp trẻ phát triển cơ thể và tạo thành những chất cơ bản phục vụ mọi hoạt động sống. Mẹ nên chọn thịt gia cầm tươi, sạch (không có chứa hóa chất hay dư lượng chất kích thích dùng trong chăn nuôi), có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả bổ sung sắt cho bé ăn dặm.

3. Các loại cá

Các loại cá, đặc biệt là cá có chứa omega3 như cá hồi, cá thu, cá mòi,… không chỉ cung cấp tới 1.9mg/100g mà còn hỗ trợ trẻ phát triển hệ thần kinh, giúp sáng mắt hơn nhờ có hàm lượng DHA (1 trong 3 loại axit béo thuộc nhóm omega3) rất lý tưởng. Tuy nhiên, phần lớn các loại cá biển đều có chứa thủy ngân, mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn tối đa 2 bữa cá để vừa có thể bổ sung sắt và DHA, vừa ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thủy ngân cho bé.

4. Trứng gia cầm

Trong 100g trứng gia cầm có chứa khoảng 1.2mg sắt, do đó thực phẩm này cũng được coi là 1 trong những nguồn cung cấp sắt lý tưởng cho bé. Cùng với đó trong trứng gia cầm còn chứa rất nhiều đạm, vitamin thiết yếu, DHA và các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của hệ miễn dịch, quá trình phát triển trí não và giúp bé có đôi mắt sáng.

Mặc dù vậy ăn quá nhiều trứng có thể khiến bé dư thừa cholesterol – có thể gây bệnh tim mạch – và bị rối loạn tiêu hóa. Mỗi tuần mẹ không nên cho bé ăn quá 4 quả trứng để vừa có thể bổ sung sắt và dưỡng chất cần thiết, vừa đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

Trong 100g trứng gia cầm có chứa khoảng 1.2mg sắt

5. Các loại trái cây

Các loại trái cây như lựu, chuối, anh đào, dâu tây,… không chỉ có hàm lượng sắt cao mà còn có chứa vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Đồng thời, trong các loại trái cây cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, tanin, catechin,… và một số loại bioflavonoids khác, giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Trái cây còn là loại thực phẩm được rất nhiều trẻ yêu thích vì có nhiều hương vị, màu sắc hấp dẫn.

6. Nhóm rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau họ cải, rau ngót, bông cải xanh, măng tây,… có chứa hàm lượng sắt cao nhất trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Nhóm thực phẩm này cũng cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin hoạt động tích cực trong hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E,… và các hoạt chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoid như zeaxanthin, lutein, selen, betalain,… có thể giúp kháng viêm khử khuẩn hiệu quả. Rau cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp bé luôn cảm thấy ngon miệng.

7. Nhóm rau củ màu đỏ

Các loại rau củ màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt, bí đỏ, củ dền, củ cải đường,… không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ như canxi, kali, natri, magie,… Đây cũng là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khử khuẩn, tiêu viêm rất tốt cho sức khỏe. Rau củ màu đỏ còn chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Đây cũng là nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao, giúp sắt hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.

5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm

Các loại rau củ màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt, bí đỏ, củ dền, củ cải đường,… không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết khác

8. Nhóm ngũ cốc, các loại hạt – quả hạch, đậu

Ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, diêm mạch, đại mạch,… hay các loại hạt –  quả hạch như hướng dương, mắc ca, hạnh nhân, óc chó, hạt bí,… và các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu gà, đậu tương,… đều có thể cung cấp sắt tới 2.5mg/100g. Đây cũng là những nhóm thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu trong các bữa ăn của bé. Mẹ có thể chế biến các loại thực phẩm này thành các món cháo bổ dưỡng hoặc các loại sữa thơm ngon, cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động thường ngày và quá trình phát triển toàn diện của cơ thể.

Cách ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mẹ uống viên sắt từ khi bắt đầu mang thai đến hết thời gian nuôi con bú hoàn toàn

Mẹ uống viên sắt từ khi bắt đầu mang thai đến hết thời gian nuôi con bú hoàn toàn

Để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bị thiếu máu thiếu sắt, ngay từ khi mang thai bà mẹ đã cần bổ sung đầy đủ sắt (khoảng 60mg/ngày) cho cơ thể để bé có thể dự trữ đầy đủ lượng sắt cần thiết cho giai đoạn sơ sinh. Lượng sắt dự trữ này thường chỉ có thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trẻ bú mẹ cũng sẽ được mẹ bổ sung đầy đủ sắt thông qua sữa. Để làm được như vậy, quá trình nuôi con bú hoàn toàn bà mẹ cũng cần bổ sung khoảng 60mg sắt mỗi ngày. Do đó, từ khi bắt đầu mang thai đến sau sinh, cho con bú mẹ cần được bổ sung sắt bằng đường uống và thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.

Sau 6 tháng đầu tiên trẻ cần được ăn dặm mới có thể đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất ngày một tăng cao của bé. Khi này, để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt mẹ cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày. Những trẻ sinh non, trẻ bị giun sán hay mắc bệnh viêm ruột, viêm dạ dày,… có nguy cơ thiếu sắt cao cũng cần uống thuốc bổ sung sắt cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ.

Dù là bà mẹ hay trẻ sơ sinh uống sắt, nguyên tắc đầu tiên các mẹ cần ghi nhớ là tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách uống sắt. Không được tự ý điều chỉnh hàm lượng sắt để tránh bổ sung thừa hoặc thiếu sắt đều có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm là kênh cung cấp sắt đa dạng, phong phú, lành mạnh và có nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé. Không chỉ cung cấp sắt, thực phẩm còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời mẹ còn có thể chủ động điều chỉnh dưỡng chất sao cho cân đối, phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi.

Rate this post

Viết một bình luận