Sữa mẹ là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng trong 6 tháng đầu đời cho bé. Mặc dù thành phần của sữa mẹ được cơ thể kiểm soát chặt chẽ, những gì bạn ăn có ảnh hưởng đến thành phần của sữa mẹ.
1. Loại cá có nhiều thủy ngân
Cá là một nguồn phẩm giàu axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), đây là hai loại axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, nhưng khó có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm khác.
Tuy nhiên, một số loại cá và hải sản cũng có thể chứa nhiều thủy ngân, đây là kim loại có thể gây độc, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em, những đối tượng này nhạy cảm hơn với ngộ độc thủy ngân.
Tiếp xúc cấp tính với mức thủy ngân cao có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến hệ thần kinh trung ương trẻ sơ sinh. Do đó, trẻ có thể bị phát triển chậm hoặc suy yếu trong:
- Nhận thức
- Kỹ năng vận động tinh
- Phát triển ngôn ngữ và khả năng nói
- Nhận thức không gian thị giác
Do đó, cá có nhiều thủy ngân nên tránh khi cho con bú, ví dụ:
- Cá ngừ mắt to
- Cá thu vua
- Cá marlin
- Cá orange roughy
- Cá mập
- Cá kiếm
- Cá ngói
Để đảm bảo lượng omega-3 đầy đủ trong khi giảm nguy cơ ngộ độc thủy ngân, trong các thực phẩm cho con bú, các bà mẹ cho con bú nên tránh cá có hàm lượng thủy ngân cao và thay vào đó nên tiêu thụ 8-12 ounce (khoảng 225-340 gram) cá có hàm lượng thủy ngân thấp mỗi tuần.
2. Một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược
Việc sử dụng các loại thảo mộc và gia vị như thì là hoặc húng quế để làm thức ăn theo mùa được xem là an toàn trong thời gian cho con bú.
Tuy nhiên, khi nói đến các chất bổ sung thảo dược và trà, có một số lo ngại về sự an toàn, do thiếu các nghiên cứu ở phụ nữ đang cho con bú.
Ngoài ra, vì các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược không được quy định bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nên cũng có khả năng các chất bổ sung này bị nhiễm kim loại nặng nguy hiểm.
Mặc dù nhiều phụ nữ cố gắng bổ sung thực phẩm chức năng để giúp tăng nguồn cung cấp sữa, nhưng có chưa có đủ bằng chứng cho thấy hiệu quả của các loại thực phẩm chức năng này và hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt ở các đối tượng có sử dụng thực phẩm chức năng trong sản xuất sữa mẹ so với giả dược.
Tốt nhất là nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược.
3. Rượu
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), kiêng rượu là lựa chọn an toàn nhất trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, việc uống không thường xuyên có khả năng an toàn, miễn là bạn thận trọng về số lượng và thời gian sử dụng.
Con bạn có thể uống bao nhiêu rượu từ sữa mẹ tùy thuộc vào lượng rượu và thời điểm bạn uống. Nghiên cứu cho thấy lượng cồn trong sữa mẹ đạt đỉnh 30 phút 60 phút sau lần uống cuối cùng. Ngoài ra, rượu có thể tồn tại trong cơ thể của bạn tới 2 giờ 3 giờ.
Do đó, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến nghị hạn chế uống rượu chỉ uống một ly tiêu chuẩn mỗi ngày và đợi ít nhất 2 giờ sau khi uống để cho con bú.
Một thức uống tiêu chuẩn tương đương với:
- 12 ounce (355 mL) bia
- 5 ounce (125 mL) rượu vang
- 1,5 ounce (45 mL) rượu mạnh
Mức độ tiêu thụ rượu cao đã được chứng minh là làm giảm 20% sản lượng sữa mẹ. Hơn nữa, uống rượu thường xuyên với số lượng nhiều trong thời gian cho con bú có liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, chậm trễ trong các kỹ năng tâm lý và thậm chí chậm nhận thức sau này của trẻ.
4. Caffeine
Cà phê, soda, trà và socola là những nguồn caffeine phổ biến. Khi bạn tiêu thụ chúng, một số caffeine đó có thể đi vào trong sữa mẹ.
Điều này có thể có vấn đề, vì trẻ sơ sinh rất khó phá vỡ và loại bỏ caffeine. Do đó, một lượng lớn caffeine theo thời gian có thể tích tụ trong cơ thể bé, gây khó chịu và khó ngủ.
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), các bà mẹ đang cho con bú được khuyến cáo không nên tiêu thụ không quá 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với hai hoặc ba tách cà phê.
Vì nước tăng lực thường chứa thêm vitamin và thảo dược, ngoài lượng caffeine cao, phụ nữ đang cho con bú nên tránh các sản phẩm này.
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của việc cho con bú, điều cực kỳ quan trọng đó là bà mẹ phải có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Vì thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng calo cao, chất béo không lành mạnh và bổ sung thêm đường, nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, nên các loại thực phẩm này khuyến cáo nên hạn chế ăn càng nhiều càng tốt.
Nghiên cứu ban đầu cũng đã gợi ý rằng chế độ ăn kiêng của mẹ trong khi cho con bú có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn của con con sau này trong đời.
Cụ thể, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng khẩu vị của trẻ sơ sinh tiếp xúc qua sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của trẻ khi trẻ lớn lên.
Một nghiên cứu đã quan sát thấy những con chuột được sinh ra từ những chuột cái có chế độ ăn nhiều đồ ăn vặt thì chuột con có nhiều khả năng thích thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường cao hơn chuột con được sinh ra từ chuột mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn ở người, nhưng có mối lo ngại rằng trẻ sơ sinh tiếp xúc thường xuyên với các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường có thể dẫn đến thói quen ăn uống kém lành mạnh và béo phì khi trẻ lớn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com