6 Điều cần biết bột nếp là gì? Bột nếp dùng để làm gì? – Digifood
6 Điều cần biết bột nếp là gì? Bột nếp dùng để làm gì? – Digifood
Bột gạo nếp không chỉ là nguyên liệu làm bánh quan trọng mà còn mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Vậy bột nếp là gì? Bột gạo nếp dùng làm gì? Hãy đi tìm câu trả lời chi tiết cùng Digifood nhé
1. Bột nếp là gì?
Bột nếp là loại bột được xay từ gạo nếp. Bột gạo nếp có tên gọi bằng tiếng anh là Glutinous Rice Flour hay Sticky Rice Flour. Đây là một nguyên liệu làm bánh rất phổ biến ở các nước châu Á, ví dụ như bánh trôi, bánh chay, bánh rán…
Bột gạo nếp thường được gọi tắt là bột nếp, dùng để phân biệt với bột gạo/bột tẻ (loại bột được xay từ gạo tẻ chuyên dùng để nấu cơm).
Ảnh: sưu tầm
2. Lợi ích dinh dưỡng từ bột nếp
Từ xa xưa, hạt gạo được ví như ngọc thực. Gạo nếp (hay nhu mễ, giang mễ) thường được dùng vào các dịp quan trọng của gia đình và các dịp lễ, tết. Đó là bởi hạt gạo nếp rất quý và chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm, vào kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp có công dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, dùng để chữa các chứng hư lao, tự hãn, tiểu tắt, tiêu chảy…
Ảnh: sưu tầm
Theo y học hiện đại, trong 100g gạo nếp chứa nhiều vitamin B1, B2, PP và các chất dinh dưỡng:
-
8.6g protid
-
74.9g glucid
-
1.5g lipid
-
32mg canxi
-
98mg photpho
-
1.2mg sắt
-
14g nước
-
0.6g xeluloza
-
0.8g tro
Chính vì vậy, bột nếp là nguồn dinh dưỡng quan trọng, mang đến các món bánh ngon và tốt cho sức khỏe.
3. Bột nếp dùng để làm gì?
Sau khi biết bột nếp là gì, bạn có thể thấy rằng loại bột này thường được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực làm bánh, tạo nên các món bánh mặn và bánh ngọt vô cùng hấp dẫn. Có thể kể đến như:
Bánh trôi nước, bánh chay: Món bánh truyền thống của ngày tết Hàn Thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm). Nguyên liệu gồm có bột nếp, đường, đậu xanh, vừng, nước cốt dừa…
Ảnh: sưu tầm
Bánh mochi: Món bánh truyền thống ở xứ sở hoa anh đào, được làm từ bột gạo nếp dẻo, nhân đậu đỏ, kem lạnh…
Bánh rán: Món quà ăn vặt tuy đơn giản nhưng lại có sức hút kỳ lạ, chinh phục được vị giác từ trẻ nhỏ đến người già. Bánh rán thường dùng bột nếp, bột tẻ, muối, đường làm vỏ ngoài. Phần nhân có thể là nhân ngọt (đậu xanh) hay nhân mặn (thịt băm, mộc nhĩ…).
Ảnh: sưu tầm
Bánh mật, bánh ngào: Món bánh đơn giản nấu với mật mía và chút gừng, rất thích hợp cho ngày đông lạnh giá hay ngày trời mưa
Bánh nếp đậu xanh: thức bánh được gói trong lá chuối hoặc lá dong, nhân đậu xanh mềm hòa quyện với hành tím thơm lừng vô cùng hấp dẫn.
Ảnh: sưu tầm
Bánh dày: Món bánh này có 2 phiên bản. Bánh dày chay không nhân, bên ngoài phủ lớp đậu xanh ngọt mềm. Bánh dày giò thường kẹp với giò lụa ở giữa, ăn kèm cùng tương ớt, tương cà.
Bánh ít lá gai: đặc sản Bình Định nức tiếng với vỏ bánh màu đen, dẻo mà không dính răng, nhân bánh làm từ đậu xanh bùi bùi quyện với vị cay của gừng và hạt tiêu. Lạ miệng nhưng vô cùng cuốn hút.
Ngoài các loại bánh trên, bột nếp còn đường dùng làm bánh ít trần, bánh sắn nếp, bánh bao chỉ, món chè… Một số chị em còn dùng làm mặt nạ làm đẹp hoặc làm hồ dán giấy…
Ảnh: sưu tầm
>> Xem thêm: Bột nếp làm bánh gì ngon? 9 gợi ý không thể bỏ qua
4. Cách làm bột nếp tại nhà
Hiện nay bột gạo nếp được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên bạn có thể tự làm tại nhà từ nguồn gạo nếp có sẵn của gia đình.
-
Bước 1: ngâm gạo nếp trong nước sạch khoảng 12h để gạo mềm
-
Bước 2: chắt bớt nước bỏ đi, dùng rổ rá lấy gạo cho vào cối xay hoặc máy xay
-
Bước 3: thêm một chút nước và xay gạo nếp thành bột nước đặc sánh
Ảnh: sưu tầm
-
Bước 4: cho bột nước vào bao vải sạch, đậy kín hoặc buộc miệng bao, treo lên cao để nước từ từ rút hết. Hoặc bạn có thể cho vào vại/thùng, đậy kín. Khi thấy nước trong, bột nếp lắng xuống đáy thì gạn nước bỏ đi
-
Bước 5: cho bột ra sàng hoặc mặt phẳng, bóp vỡ khối bột và phơi hoặc sấy thật khô
-
Bước 6: cho vào lọ đậy kín và dùng dần
Nếu bột chưa được mịn, bạn có thể cho vào xay thêm 1-2 lần. Cách làm này cho ra thành phẩm là bột nếp thường (bột nếp tươi nguyên chất). Nếu bạn muốn làm bột nếp chín thì chỉ cần cho gạo nếp rang nổ thành bỏng rồi cho vào xay.
Ảnh: sưu tầm
5. Cách chọn bột gạo nếp ngon
Bột nếp là gì, bột nếp có nhiều loại khác nhau như bột nếp Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan. Bột nếp ngon sẽ mịn và có màu trắng tự nhiên giống gạo nếp. Không nên chọn bột còn lợn cợn hạt gạo hay màu sắc đục và lạ mắt.
Chọn gói sản phẩm có ghi tên Glutinous Rice Flour hoặc Sticky Rice Flour, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cụ thể.
Ảnh: sưu tầm
6. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản bột nếp
Bột nếp và gạo nếp có thể làm đầy bụng, khó tiêu. Người có hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn.
Một số loại bánh làm từ bột nếp chứa nhiều đường và chất ngọt như bánh trôi, bánh mật… không phù hợp với người bị đái tháo đường, béo phì.
Bảo quản bột nếp nên để trong lọ thủy tinh, đậy kín và để nơi thoáng mát. Khi thấy có chấm đen hoặc mốc thì nên bỏ đi.
Trên đây là các thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn bột nếp là gì. Hãy tham khảo thêm các bài viết của Digifood và thêm vào sổ tay nấu ăn của bạn nhé
Xem thêm