5/5 – (18 bình chọn)
Cách nuôi cá betta sống lâu hơn là điều mà nhiều người mới học nuôi cá cảnh quan tâm đến đầu tiên trong quá trình chăm sóc. Cá betta được mua từ cửa hàng cá cảnh nếu may mắn nó sống được 2-3 năm. Giống như cá vàng, cá betta đã trở lên vô cùng phổ biến đến mức mọi người nghĩ rằng tuổi thọ của chúng cực kỳ ngắn ngủi trong điều kiện nuôi nhốt.
Tuy nhiên, Thủy Sinh Xanh khảng định rằng tuổi thọ của cá betta có thể sống lâu hơn nữa, một số dòng cá lia thia chúng có thể sống được 8 – 9 năm. Lý do khiến nhiều cá betta chỉ sống được 1 hoặc 2 năm là do cách nuôi cá betta không được tốt như không gian nuôi, nhiệt độ môi trường và nhất là trong bể không có hệ thống lọc.
1. Vậy cá betta sống được bao lâu?
Khi được chăm sóc ở mức độ trung bình thì cá betta có thể sống được khoảng 2 – 3 năm nhưng khi được chăm sóc tốt và kèm theo một chút may mắn chúng có thể sống lâu đến 9 năm. Tuổi thọ của cá betta bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau : kích thước bể, điều kiện nước, yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và bệnh tật.
Xem thêm: 5 Cách nuôi cá betta khỏe mạnh mau lớn lên màu đẹp
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của cá betta
1. Điều kiện nước và chế độ bảo dưỡng (kiểm tra và thay nước thường xuyên)
2. Chế độ ăn uống: thức ăn dành cho cá betta có phù hợp hay không?
3. Kích thước bể cá betta.
4. Di truyền và tuổi của cá betta tại thời điểm mua hoặc nhận nuôi.
5. Kiến thức của người nuôi cá về các bệnh thường gặp ở cá betta.
6. Mức độ tập luyện dành cho cá betta của bạn.
3. Cách nuôi cá betta sống lâu
3.1 Môi trường của bể nuôi cá betta
Hóa chất trong nguồn nước là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của cá betta mà nhiều người mới học nuôi bỏ qua nhiều nhất. Trước khi nuôi cá betta vào bể mới, bể của bạn trước đó cần phải có thời gian chạy thử để ổn định môi trường nước bên trong bể.
Hệ thống tuần hoàn nước trong bể lúc này sẽ tạo ra những vi khuẩn có lợi chuyển hóa các chất độc hại thành các chất ít hại hơn có thể được loại bỏ trong quá trình thay nước. Môi trường nước ổn định nhất vào khoảng 2 – 8 tuần (tùy thuộc vào kích thước và điều kiện môi trường của bể) lúc này mới nên thả cá để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
3.2 Nhiệt độ nước khi nuôi cá betta
Quan niệm sai lầm khi cho rằng cá betta thích nước lạnh hoặc nhiệt độ trong phòng nuôi khi thấy các cửa hàng chuyên cung cấp cá betta nuôi chúng trong những bình hay lọ thủy tinh không có máy sưởi. Cá betta có thể sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và sinh sản dễ dàng hơn nếu chúng ta cung cấp cho cá một bể nuôi lớn với điều kiện nước sạch và ổn định.
Mặc dù cá betta có thể thích nghi mọi điều kiện nhiệt độ, nhưng nhiệt độ lý tưởng cho chúng nên từ 25 – 26 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn 26 độ C sẽ gây căng thẳng cho cá chọi của bạn hoặc nhiệt độ thấp hơn cũng khiến chúng lờ đờ, kém ăn và dễ mắc một số bệnh.
Xem thêm: 3 nguyên nhân chính khiến cá betta bỏ ăn
3.3 Nguồn nước khi nuôi cá
Nhiều bạn đặt câu hỏi “Sử dụng nước tinh khiết để nuôi cá betta có gây hại cho cá không?”. Mặc dù nước tinh khiết hay nước cất vốn dĩ không gây hại cho cá của bạn những khuyến khích mọi người nên thay ít nước hơn vì điều này có thể gây hại cho cá.
Ngoài ra, vì sử dụng nước tinh khiết qua hệ thống lọc nước quá tốn kém, mọi người có xu hướng sử dụng khi nuôi cá trong các bể nhỏ. Vì vậy, mặc dù nước tinh khiết không gây nguy hiểm những nó sẽ giúp cá betta của bạn có thể sống lâu hơn khi bạn sử dụng nguồn nước máy bình thường để thay nước.
4. Chế độ thức ăn dành cho cá betta
Cho cá betta ăn thức ăn phù hợp sẽ giúp cá sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn. Tránh cho cá betta ăn quá nhiều có thể làm cho cá bị táo bón và sình bụng. Thức ăn thích hợp cho cá betta bao gồm trùn huyết khô hoặc tươi, tôm băm nhỏ ngâm nước muối và thức ăn viên chuyên dành cho cá betta.
Cá betta cũng ăn thức ăn dạng mảnh những hạn chế cho chúng ăn dạng thức ăn này vì thức ăn dạng mảnh thường thiếu hàm lượng protein và có thể gây táo bón và trướng bụng cho cá chọi của bạn.
Nhiều bạn đặt câu hỏi “Vì sao cá betta của tôi nhả thức ăn của nó” hay “Tại sao cá betta bỏ ăn“. Khi cá betta của bạn nhả thức ăn hay bỏ ăn có thể do đồ ăn dành cho chúng quá lớn. Lúc này bạn nên cắt hoặc băm nhỏ thức ăn thành miếng nhỏ hơn hoặc nghiền viên thức ăn thành những mảnh nhỏ để giúp cá có thể ăn dễ dàng hơn.
Xem thêm: Những loại thức ăn cho cá betta lên màu đẹp
5. Mức độ di truyền của cá betta
Mua cá betta bột là một giải pháp tuyệt vời để khai thác tối đa tiềm năng của cá, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn cách chăm sóc thích hợp cho cá ngay từ sớm và cung cấp đúng loại thức ăn giúp chúng phát triển khỏe mạnh.
Không phải tất cả các nhà lai tạo cá betta đều tập trung vào việc lai tạo ra những con cá khỏe mạnh và khỏe mạnh về mặt di truyền. Vì chúng ta muốn thưởng thức những chú cá đẹp này, đồng thời mang lại cuộc sống phong phú cho chúng, nên mua từ một nhà lai tạo cá betta có uy tín thay vì một cửa hàng cá cảnh là lựa chọn tốt nhất. Mua từ một nhà lai tạo cá betta đam mê cá betta là một khoản đầu tư tốt hơn và tăng tỷ lệ cược của bạn khi nhận được những con cá betta sống lâu hơn 3 năm.
6. Kích thước của bể khi nuôi cá betta
Kích thước bể cá của bạn ảnh hưởng đến cả mức độ căng thẳng của cá betta cũng như sức khỏe tổng thể của chúng. Cá betta sống trong các bể lớn thường khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn vì không gian bể rộng giúp chúng có chỗ để bơi và nơi để ẩn náu khỏi các tình huống căng thẳng stress.
Ngoài ra, môi trường và nhiệt độ của nước trong các bể lớn có xu hướng ổn định hơn. Nên bạn cần phải kiểm tra và duy trì các thông số nước trong bể của mình ổn định để tăng tỉ lệ sống của cá cao hơn. Bể tốt nhất cho cá betta nên trồng cây thủy sinh , máy lọc nước và kèm sưởi dành cho bể.
Nên chọn những bể có kích thưởng khoảng 18x13x15 cm (Dài x Rộng x Cao) hoặc hơn, những bể dạng cubic 20x20x20 cm phù hợp để cá betta của bạn có nhiều không gian bơi cũng như có thể trồng thêm cây thủy sinh trong bể.
7. Tổng quan về các bệnh thường gặp ở cá Betta
7.1 Nên phòng bệnh hơn là dùng thuốc
Thay nước thường xuyên và định kỳ hàng tuần là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, tại mọi thời điểm người nuôi đều không tránh khỏi một đợt bùng phát dịch bệnh. Tùy thuộc vào loại bệnh sẽ khiến cá của bạn bị chết. Hãy trang bị thêm cho mình những kiến thức về bệnh của cá betta hay mắc phải để có thể kịp thời xử lý khi chú cá betta của bạn bị mắc bệnh.
7.2 Danh sách các bệnh và bệnh thường gặp ở cá betta
1. Nhiễm nấm: các mảng trắng hoặc đốm trắng xuất hiện trên đầu hoặc thân cá betta.
2. Nhiễm trùng do vi khuẩn: có thể trông giống như nhiễm trùng do nấm, hãy tìm các vết giống như nấm mốc trên cơ thể của cá betta
3. Bệnh thối vây ở cá betta: các vây có vẻ rách nát và ngày càng xấu đi.
4. Bệnh Ich: những đốm trắng li ti bao phủ khắp cơ thể và đầu của cá betta bệnh này rất dễ nhầm với bệnh nấm trắng ở cá.
5. Bệnh nấm Velvet cá betta hay còn gọi là bệnh nấm nhung : biểu hiện như một lớp bụi màu vàng hoặc màu đồng trên da cá betta.
6. Bệnh nội ký sinh: khiến cá bị teo tóp sụt cân và gây ra hôn mê ở cá.
7. Bệnh Popeye: vi trùng gây nhiễm khuẩn trong mắt, khiến mắt cá bị lồi.
8. Bệnh sình bụng ở cá betta: khiến bụng cá căng phồng và có vẩy nhổ ra ngoài.
9. Rối loạn bàng quang khi bơi: khiến cá betta khó khăn trong việc bơi và thường duy trì ở vị trí cố định trong bể ít bơi.
Xem thêm: Nguyên nhân gây nên các bệnh thường gặp ở cá betta
8. Tập luyện dành cho cá betta
Việc ép cá betta bơi và giương vây có thể làm tăng đáng kể tuổi thọ của chúng. Ít nhất một nghiên cứu đã thực hiện về việc tập thể dục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của cá betta (Các bạn có thể tham khảo đầy đủ nghiên cứu này của Walt Maurus).
Trong thí nghiệm về tuổi thọ của cá betta, hai nhóm cá betta đực được nuôi trong 2 môi trường khác nhau. Một nhóm được nuôi trong những chiếc lọ thủy tinh bị hạn chế không gian bơi. Nhóm còn lại được nuôi trong bể lớn và tập luyện hàng ngày bằng chiếc que để cá rượt đuổi theo.
Cả hai nhóm cá này đều được chăm sóc và cho ăn như nhau. Nhưng kết quả thật tuyệt vời những chú cá betta được nuôi trong các bể lớn hơn bị ép buộc phải tập luyện có khả năng sống đến 9 năm tuổi và không có chú cá betta nào được nuôi trong bể nhỏ sống lâu được như vậy.Các nhà khoa học phát hiện ra lý do cho sự chênh lệch về tuổi thọ này là do sự thoái hóa mỡ của các cơ quan và mô. Những con cá betta trong những chiếc lọ nhỏ chỉ đơn giản là tích tụ quá nhiều chất béo và không thể tập luyện được.
9. Kết luận cách nuôi cá betta để có thể sống lâu hơn
Cá betta của bạn có thể sống lâu hơn nếu chúng được nuôi trong một bể cá lớn hơn và được tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn ngại vì hàng ngày phải dùng que để kích thích chúng, giải pháp thay thế là đặt một chiếc gương nhỏ cạnh bể cá betta.
Điều này sẽ khiến cá betta của bạn nghĩ rằng đang có đối thủ ở gần và kích thích chúng tấn công kẻ thù. Di chuyển gương đều đặn sang một vị trí khác để kích thích cá của bạn đuổi theo. Mặc dù cách kích thích này có lợi cho cá betta của bạn, nhưng chỉ nên giới hạn trong một thời gian nhất định không nên kéo dài cả ngày sẽ khiến cá betta bị căng thẳng quá mức.
Như vậy, Thủy Sinh Xanh đã chia sẻ đến với các bạn những yếu tố quan trọng để có thể giúp cá betta sống được lâu hơn hy vọng bài viết mang đến cho bạn thêm kinh nghiệm phong phú hơn khi nuôi cá betta.