6.
BỒ TÁT
LÀ GÌ
Bồ – tát là dịch âm từ chữ Phạn, và là lược dịch. Nếu dịch âm đầy đủ là Bồ-đề-tát-đỏa. Bồ-đề nghĩa là giác. Tát-đỏa là hữu tình. Bồ-tát nghĩa là giác hữu tình. Hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng gọi là động vật. Bồ tát là loài hữu tình có giác ngộ. Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ tát.
Bồ tát hiểu theo đúng nghĩa, rất khác với quan niệm Bồ tát trong dân gian. Bồ tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Bồ tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng mà tượng bằng gỗ, tượng bằng đất được thờ phục ở khắp đền miếu. Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ tát. Muốn làm Bồ tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện : “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Nghĩa là : ”
Phát
lời nguyện
độ thoát
cho
vô số
lượng
chúng sinh
;
Phát
lời nguyện
đoạn trừ
vô số
lượng
phiền não
;
Phát
lời nguyện
học tập
vô số
lượng
pháp môn
;
Phát
lời nguyện
thành tựu
Phật đạo
vô thượng”.
Mọi người
từ khi mới
phát tâm
cho đến
khi
thành Phật
đều được gọi là
Bồ tát
,
vì vậy
mà có
phân biệt
Bồ tát
phàm phu
và
Bồ tát
hiền thánh
. Các
Bồ tát
được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị
Bồ tát
hiền thánh
. Quá trình làm
Bồ tát
chia làm 52 vị (cấp bậc), trong số này chỉ có 12 vị
Bồ tát
hiền thánh
, tức là từ
Sơ địa
đến
Thập địa
(
địa vị
1 – 10), lại thêm hai vị nữa là
Đẳng giác
và
Diệu giác
.
Thực ra
,
Bồ tát
đạt tới vị
Diệu giác
đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị
Đẳng giác
là vị
Đại Bồ Tát
sắp
thành Phật
. Các vị
Bồ tát
mà
nhân dân
rất
quen thuộc
như
Quan Thế Âm
,
Đại Thế Chí
,
Văn Thù
,
Phổ Hiền
,
Địa Tạng
v.v… đều là những vị
Đẳng giác
Bồ tát
.