6 cách giảm ốm nghén hiệu quả cho bà bầu – Ferrovit

Ốm nghén là triệu chứng rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai ở những tháng đầu. Nếu tình trạng ốm nghén nhẹ thì bạn vẫn ăn uống bình thường, nhưng nếu nặng hơn nó bắt đầu làm bạn có cảm giác chán ăn, sụt cân và khó kiểm soát. Hãy học hỏi các chuyên gia bỏ túi 6 cách đơn giản giúp bạn giảm ốm nghén nhé!

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén, còn gọi là buồn nôn và nôn khi mang thai (NVP), là một triệu chứng của thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng và xuất hiện nhiều lần một ngày. Thông thường những triệu chứng này xảy ra giữa tuần thứ 4 cho đến tuần 16 của thai kỳ. Khoảng 10% thai phụ vẫn có triệu chứng sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ. Một dạng nghiêm trọng của tình trạng này được gọi là nôn nghén, dẫn đến giảm cân ở thai phụ và nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến dinh dưỡng của thai nhi.

6 cách giảm ốm nghén

1. Ăn gừng giảm buồn nôn

ăn gừng giảm ốm nghén

Gừng được biết đến như một phương thuốc tự nhiên thường được dùng để hạn chế những cơn buồn nôn. Thông qua một số nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng có thể dùng gừng để làm giảm các triệu chứng buồn nôn khác nhau, bao gồm cả triệu chứng giảm buồn nôn khi mang thai.

Không có liều lượng nhất định về việc dùng gừng bao nhiêu là đạt hiệu quả nhất, nhưng các nghiên cứu cho rằng lượng gừng khô dùng mỗi ngày ngày dao động từ 0.5 -1.5 gram. Bạn có thể pha gừng với nước ấm, tẩm chung với đường thành mứt để hạn chế những cơn buồn nôn.

Ăn gừng khá an toàn với hầu hết nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp, đang dùng thuốc điều trị loãng máu thì bạn cần hạn chế ăn gừng.

Mặc dù còn ít nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với phụ nữ mang thai, nhưng chúng cho thấy các tác dụng phụ hầu như không đáng kể. Vì vậy, các chuyên gia xem gừng là một phương thuốc an toàn và hiệu quả trong thai kỳ.

2. Giảm ốm nghén với bạc hà

giảm cơn ốm nghén với bạc hà

Thay vì phải khó chịu với những cơn ốm nghén mỗi ngày, các chuyên gia cho rằng việc những phụ nữ mang thai có thể sử dụng một ít lá bạc hà. Lá bạc hà rất phổ biến, an toàn khi sử dụng và có tác dụng rất tuyệt để giảm đi cảm giác buồn nôn do nghén.

Không những thế, uống vài tách trà nấu từ lá bạc hà hoặc thêm bạc hà vào các món ăn trong ngày là cách hiệu quả giúp bà bầu tránh bị ho, cảm lạnh. Nó cũng giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan, thông mũi tự nhiên.

Bên cạnh việc sử dụng lá bạc hà, mẹ bầu có thể dùng những sản phẩm có hương bạc hà, tinh dầu bạc hà rõ nguồn gốc xuất xứ, để thay đổi không khí xung quanh giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.

3. Giảm ốm nghén với một lát chanh

giảm ốm nghén, buồn nôn với chanh

Trong một nghiên cứu gồm 100 phụ nữ mang thai tình nguyện tham gia. Các chuyên gia chia làm 2 nhóm: nhóm dùng tinh dầu chanh và nhóm dùng tinh dầu hạnh nhân. Sau 4 ngày, kết quả cho thấy nhóm dùng tinh dầu chanh giảm có mức độ buồn nôn thấp hơn 9% so với nhóm dùng tinh dầu hạnh nhân.

Thông qua nghiên cứu, các chuyên gia cho thấy một lát chanh tươi hoặc cam, quýt có thể làm giảm cơn ốm nghén ở phụ nữ mang thai ngay lập tức. Bạn chỉ cần cắt một quả chanh, dùng vật nhỏ cạ nhẹ vỏ quả chanh để nó giải phóng tinh dầu vào không khí để giảm cơn ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu chanh để thay đổi không khí trong nhà giúp bạn cải thiện tinh thần.

4. Một số loại gia vị giúp giảm ốm nghén

một số loại gia vị giúp giảm ốm nghén

Có một số loại gia vị được nhân gian truyền miệng có thể làm giảm cơn buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên, khả năng giảm buồn nôn từ 3 loại gia vị dưới đây còn được chứng minh bởi khoa học:

  • Bột tiểu hồi hương (fennel): có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của kinh nguyệt, giảm những cơn buồn nôn và giảm thiểu những cơn đau bụng.
  • Quế: giúp giảm đau, chảy nhiều máu trong thời kỳ hành kinh, giảm buồn nôn hiệu quả.
  • Chiết xuất thì là Ai Cập (cumin): giúp cải thiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy ở những người bị IBS (irritable bowel syndrome – hội chứng ruột kích thích).

Mặc dù những nghiên cứu về gia vị giúp giảm cơn buồn nôn còn ít, nhưng chúng cũng đã chứng minh được công dụng của gia vị trong việc hạn chế buồn nôn cũng như ốm nghén.

5. Bổ sung vitamin

bổ sung vitamin cho phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai, đôi khi sẽ được các bác sĩ kê đơn sử dụng vitamin B6 (pyridoxine) bổ sung để hạn chế những cơn buồn nôn thay vì sử dụng thuốc. Một số nghiên cứu đã chứng minh sự hiệu quả khi sử dụng vitamin B6 giảm những cơn ốm nghén hiệu quả.

Vì công dụng tuyệt vời của nó, vitamin B6 được khuyên dùng với liều lượng 200mg/ngày sẽ an toàn và không có tác dụng phụ. Do đó, bạn có thể xem xét phương pháp giảm ốm nghén này.

6. Những mẹo nhỏ khác giảm ốm nghén

Ngoài các mẹo chữa buồn nôn được nêu trên, một số mẹo được khuyến nghị làm giảm các triệu chứng buồn nôn phổ biến như:

  • Hạn chế thức ăn cay hoặc béo thay vào đó ăn những thực phẩm ít độ béo như chuối, khoai tây nướng, táo…
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều protein (đạm) hơn là thực phẩm nhiều chất béo và đường bột.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn một bữa quá no.
  • Sau khi ăn không nên nằm liền để tránh khả năng trào ngược dạ dày
  • Hạn chế uống nước trong bữa ăn, vì nó làm bạn có cảm giác nó giả dễ nôn.
  • Tránh những thức ăn có mùi quá nặng vì chúng kích thích khứu giác làm bạn buồn nôn hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập yoga giúp tinh thần bạn thư thái và khỏe mạnh hơn

Nguồn tham khảo:

17 Natural Ways to Get Rid of Nausea – https://www.healthline.com/nutrition/nausea-remedies#section9

The effect of fennel on pain quality, symptoms, and menstrual duration in primary dysmenorrhea. – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25085020

The Effect of Cinnamon on Menstrual Bleeding and Systemic Symptoms With Primary Dysmenorrhea – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4443385/

Cumin Extract for Symptom Control in Patients with Irritable Bowel Syndrome: A Case Series – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3990147/

 

Rate this post

Viết một bình luận