6 Cách tự chữa nước ăn chân tại nhà

6 Cách tự chữa nước ăn chân tại nhà

Nước ăn chân là tên gọi dân gian của bệnh nấm da chân. Bệnh có thể gây viêm, làm nổi mụn, ngứa ngáy, khó chịu vùng da bàn chân. Do đó, bạn có thể áp dụng 6 cách tự chữa nước ăn chân tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng này.

1. Nước ăn chân là gì? Nguyên nhân bị nước ăn chân

“Nước ăn chân” là tên gọi dân gian của bệnh nấm da chân (nấm kẽ chân). Đây là loại bệnh thường gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất kín mà không thay giặt thường xuyên. Ngoài ra, những người bị chứng tăng tiết mồ hôi cũng có thể mắc bệnh này.

Bệnh trở nên phổ biến và nặng hơn nếu người bệnh phải sống trong những vùng bị lũ lụt, ngập nước kéo dài thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.

nước ăn chân

Những biểu hiện của bệnh nước ăn chân thường là da chân bị vảy khô, nổi mụn nước hoặc viêm kẽ chân. Ở các kẽ giữa các ngón, lớp da bên trên bị mủn trắng, có nứt nẻ, bên dưới là một nền da đỏ ướt. Ở lòng bàn chân, gót chân hoặc các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

2. 6 cách trị nước ăn chân tại nhà

  • Cách 1: Dùng lá trầu không

Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội rồi cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái vào, khuấy  tan. Dùng nước trầu không, phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị bị nấm. Có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát trùng.

  • Cách 2: Dùng phèn chua (bạch phàn)

Lấy một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng chống ngứa, làm khô và sát trùng.

XEM THÊM: 6 Công dụng khác của phèn chua trong y học cổ truyền

  • Cách 3: Dùng lá kim ngân

Lấy 1 nắm lá kim ngân sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần. Lá kim ngân có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, trị nước ăn chân hiệu quả.

  • Cách 4: Dùng rau sam

Lấy phân thân rau sam tươi trên mặt đất, khoảng 50-100g, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, cho thêm chút muối biển tự nhiên, trộn đều, rồi cho hỗn hợp vào mảnh vải sạch, chấm nhẹ vào nơi bị nấm, khi rau sam khô lại, tiếp tục chấm lên chỗ nấm. Thực hiện nhiều lần, chỗ loét sẽ khô lại và hết ngứa.

  • Cách 5: Dùng lá trà xanh và lá phèn đen

Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, để ấm rồi ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Sau đó lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm hỗn hợp bôi vào những kẽ nứt nẻ. Làm nhiều lần bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả.

  • Cách 6: Dùng trà khô

Nhai nát hoặc nghiền nhuyễn (với một ít nước) loại trà khô pha nước uống hàng ngày. Sau đó rửa chân sạch sẽ, lau khô bằng vải hoặc khăn sạch. Nhét chè khô đã nhai nát vào kẽ chân, những nơi bị nước ăn chân gây ngứa, lở loét. Khi nhét lá trà vào lúc đầu sẽ có cảm giác hơi rát, xót, nhưng lúc sau bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Thực hiện cách chữa nước ăn chân này một vài lần sẽ khỏi bệnh.

Khi bị nước ăn chân, người bệnh cần lưu ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, thuận lợi cho bệnh phát triển. Hạn chế tiếp để chân tiếp xúc với nước thường xuyên. Sau khi lội nước phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch.

Nên rửa tay kỹ sau khi chạm vào chân, để tránh bệnh lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Không nên dùng móng tay gãi ngứa vì thể thể làm xây xước chỗ ngứa, dễ nhiễm khuẩn. Nếu bị bội nhiễm với các triệu chứng kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ,… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng 6 cách tự chữa nước ăn chân tại nhà nếu tình trạng vẫn chưa quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi hiện tượng nấm da bắt đầu có dấu hiệu trở nặng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Theo Thegioidiengiai.com

 

Rate this post

Viết một bình luận