Thành phố Sơn La là một quận/huyện thuộc Tỉnh Sơn La. Thành phố Sơn La có tổng cộng 12 xã/phường/thị trấn.
Du lịch Bảo tàng tỉnh Sơn La tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Sơn La
Bảo tàng Sơn La nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Bảo tàng chủ yếu trưng bày nội dung về dân tộc, là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật từ thời tiền sử, sơ sử, những hiện vật phản ảnh nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với gần 1000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian…
Du lịch Nhà tù Sơn La tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân. Năm 1930 phong trào đấu tranh chống Pháp dâng cao đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng. Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được.
Du lịch Bản Mòng tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Sơn La
Bản Mòng là một địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và văn hóa hấp dẫn nằm ở xã Hua La, tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 6 km. Đến với nơi đây bạn có thể trải nghiệm tắm suối nước nóng Bó nặm Ún nằm cách trung tâm thành phố 5 km về hướng Tây Nam, suối ở đây không chỉ có khả năng thay đổi nhiệt độ theo mùa mà nguồn nước ở đây đều là thành phần khoáng tự nhiên, có tác dụng điều dưỡng tốt cho cơ thể và chữa một số bệnh ngoài da, đau khớp,… Bản Mòng còn là nơi sinh sống của người dân tộc Thái, nơi có hơn 100 hộ dân sinh sống. Dù trải qua hàng trăm năm nhưng các giá trị truyền thống của người Thái vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn. Nó thể hiện qua trang phục, trang sức mà họ mặc, qua nền ẩm thực, lễ hội và các làn điệu dân ca,…
Du lịch Chiềng Cọ tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Sơn La
Chiềng Cọ là một xã của Tp Sơn La với gần 800 ha trồng mận, chủ yếu là mận tam hoa và mận hậu. Khu vực này mỗi dịp xuân về là một trong những địa điểm chụp ảnh hoa mận đẹp được du khách trong và ngoài tỉnh Sơn La tìm đến.
Du lịch Hang Thẩm Tét Tòong tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Sơn La
Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm Tp Sơn La khoảng 2 km về hướng Mường Lát, Chiềng An nằm yên bình trên tỉnh lộ bên cạnh Chiềng Phom, Chiềng Hồ. Hoang sơ và chưa có đơn vị nào khai thác du lịch song đây là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ người Kinh, người Thái ở Tp Sơn La cũng như các xã, huyện trong tỉnh. Ba bạn trẻ ở địa phương chúng tôi gặp lúc khám phá hang cho biết: “Chưa ai đi hết Thẩm Tét Tòng nên không biết hang dài bao nhiêu, chỉ đi độ hơn một vài giờ thì mọi người đã trở ra…”.
Du lịch Di tích văn bia Quế Lâm Ngự Chế tại Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La
Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Sơn La
Tại trung tâm TP Sơn La có một di tích lịch sử – văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”, bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông. Vào tháng 5 năm 1440, sau khi nhà Vua cùng các quân sĩ đi chinh phạt quân phiến loạn vùng Tây Bắc và nghỉ chân tại tại động La (địa phương gọi là Thẩm Ké) cảm xúc trước cảnh đẹp và khung cảnh bình yên nơi đây nhà Vua đã viết một bài thơ “Quế Lâm Ngự Chế” được khắc trên vách đá thẳng đứng trên cửa động.