6 điều lưu ý để nắm vững kinh nghiệm mua nhà từ A – Z
Lần đầu tiên mua nhà cần lưu ý và chuẩn bị những gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Cenhomes.vn để biết rõ hơn về kinh nghiệm mua nhà bao gồm cả nhà đất, chung cư, nhà cũ,…
1. Mục đích mua nhà
Đầu tiên, bạn cần xác định kỹ mục đích mua nhà để có thể lựa chọn nhà phù hợp nhất với những gì bạn và gia đình mong muốn. Bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau:
-
Bạn cần mua nhà để ở, để kinh doanh hay để đầu tư kiếm lời
-
Bạn cần căn nhà có thiết kế như thế nào, có bao nhiêu phòng ngủ, diện tích tối thiểu bao nhiêu?
-
Vị trí, hướng nhà có hợp phong thủy để làm ăn không hay căn nhà có gần trường học, bệnh viện hay cơ quan không?
Kinh nghiệm mua nhà của những người đã thành công luôn bắt đầu từ bước cụ thể hóa mục đích mùa nhà đầu tiên này. Khi bạn xác định được đúng và đủ nhu cầu, mục đích, bạn sẽ có thể thu hẹp được phạm vi tìm kiếm, tăng khả năng đánh giá sự phù hợp của căn nhà, khả năng ra quyết định nhanh gọn và chính xác.
2. Khả năng tài chính
Sau khi xác định được mục đích mua nhà, bạn cần lưu ý đến khả năng tài chính của bản thân. Để tránh tình trạng khó khăn sau khi quyết định mua một căn nhà đáp ứng đủ mọi nhu cầu với mức giá vượt quá khả năng, bạn nên cân nhắc tới khả năng tài chính để có thể lựa chọn được căn nhà phù hợp nhất. Nếu bắt buộc cần vay thêm thì nên tính toán khả năng chi trả để không ảnh hưởng cuộc sống về sau, đừng vì cảm tính nhất thời mà quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống sau khi mua nhà.
Trong trường hợp bạn chưa tích lũy đủ tiền mua nhà, Cen Homes khuyên bạn chỉ nên vay 50% giá trị căn hộ để tránh những áp lực tài chính, những gánh nặng vay vốn ngân hàng chồng chất.
Ngoài ra, các khoản phí sang nhượng chủ quyền trong các thủ tục hành chính, phí cải tạo nhà và phí dịch vụ chuyển nhà cũng cần được tính toán cẩn thận bởi những khoản phí này tuy nhỏ nhưng nếu không được dự trù và kiểm soát trước sẽ rất dễ bị vượt quá ngân sách.
3. An ninh khu vực/tòa nhà
Có rất nhiều người lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm mua nhà đã bỏ qua lưu ý đặc biệt quan trọng này: an ninh khu vực/tòa nhà. Bởi chưa tìm hiểu kĩ môi trường xung quanh hay an ninh có đảm bảo không, họ đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đổi nhà liên tục.
Vì vậy, khi mua nhà, bạn cần xem xét các yếu tố:
-
Vấn đề an ninh khu vực như thế nào? Đã từng xảy ra hiện tượng trộm cắp chưa?
-
Môi trường sống có phức tạp hay không?
-
Hệ thống giao thông, hạ tầng xung quanh như thế nào?
4. Phí dịch vụ (chung cư)
Hiện nay, thay vì mua đất xây nhà, rất nhiều người có xu hướng mua chung cư hơn. Tuy chung cư có đầy đủ các tiện ích như siêu thị, phòng tập, hầm gửi xe và với diện tích 1 mặt sàn sẽ dễ dàng quản lý con cái hơn nhưng mua chung cư đồng nghĩa với việc bạn phải chịu các khoản phí dịch vụ khác nhau đều đặn mỗi tháng.
Phí dịch vụ của chung cư bao gồm:
-
Phí dịch vụ mỗi tháng
-
Phí quản lý chung cư
-
Phí trông giữ xe
-
Phí bảo trì
-
Tiền điện nước, internet, truyền hình
-
Tiền đổ rác, xử lý rác
5. Pháp lý căn nhà
Kinh nghiệm mua nhà tiếp theo cần phải đặc biệt lưu ý đó là tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của căn nhà, cụ thể:
-
Căn nhà cần phải của chính chủ bán ra.
- Sổ đỏ/sổ hồng đầy đủ đúng với diện tích thực tế của căn nhà.
-
Không có tranh chấp trong nội bộ các thành viên có tên trong sổ đỏ.
-
Hợp đồng mua bán đầy đủ, rõ ràng, tránh sự mập mờ và thiếu giấy tờ dẫn đến những hệ lụy sau này.
Để an toàn và đảm bảo, bạn có thể kiểm tra tính pháp lý của mảnh đất tại phòng công chứng. Hơn nữa, bạn cần biết chắc mảnh đất bạn mua có nằm trong diện quy hoạch hay giải tỏa khu vực không? Bạn có thể yêu cầu kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã, huyện hay Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không?
6. Thương lượng (mặc cả)
Sau khi bạn đã nắm chắc 5 điều lưu ý trên và chọn lựa được căn nhà phù hợp nhất, giờ là lúc bạn cần tiền hành thương lượng càng sớm càng tốt bởi những căn nhà giá tốt và hợp lý với nhu cầu thường được giao dịch nhanh chóng.
Một số lưu ý trong quá trình thương lượng:
-
Tiến hành đặt vấn đề mua với chủ nhà một cách thiện chí và gần gũi.
-
Tạo được cảm tình với chủ nhà sẽ giúp bạn dễ dàng mua căn nhà đó hơn dù có thể nhiều người khác cũng đặt mua với mức giá như bạn đưa ra.
-
Khi đàm phán, bạn không nên chỉ quá tập trung vào giá yêu cầu cuối cùng của bạn mà nên chú ý tới bức tranh tổng quan giá trị ngôi nhà
-
Cân nhắc việc tăng khoản tiền đặt cọc, cắt giảm các khoản rủi ro, hoặc đề xuất ngày chốt giao dịch sớm hơn.
-
Tất cả những thỏa thuận và trao đổi giữa hai bên nên được thể hiện bằng văn bản để tránh tranh chấp về sau.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm mua nhà từ A – Z, hy vọng các bạn có thể mua được một căn nhà tốt nhất thông qua bài viết của Cenhomes.vn nhé!