Sau lễ dạm ngõ thì theo truyền thống Việt Nam, nhà trai nhà gái sẽ tổ chức lễ hỏi. Lễ hỏi này như thông báo chính thức với mọi người về việc sẽ giúp đôi trẻ tiến đến đám cưới. Chính vì thế, mâm quả đám hỏi cũng rất quan trọng trong phong tục. Cùng Sansan Luxury Wedding tìm hiểu 6 Mâm quả đám hỏi miền Nam bao gồm những gì? Có ý nghĩa gì nhé!
Đám hỏi là gì? Mâm quả đám hỏi theo phong tục của người miền Nam là gì?
Theo truyền thống, lễ ăn hỏi hay là ngày mà nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để được xin kết duyên vợ chồng. Sau khi lễ ăn hỏi được diễn ra thì đôi bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ thành hôn cho đôi uyên ương.
Hai bên gia đình cần bàn bạc để xác định số tráp được sử dụng trong lễ ăn hỏi. Số lượng tráp tùy thuộc vào sự thống nhất của hai gia đình. Các lễ vật cần chuẩn bị trong các tráp là:
-
Trầu cau: luôn là lễ vật đầu tiên cũng như là quan trọng nhất, theo quan niệm của người ông bà ta từ xưa đến nay, trầu xanh là tượng trưng cho tình yêu mặn nồng, đó cũng chính là mong muốn cô dâu, chú rể mãi mãi hạnh phúc bền lâu bên nhau.
-
Rượu và thuốc lá là những thứ không thể thiếu trong tráp lễ vật, nó thể hiện cho sự thành kính cũng như lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên của cô dâu, chú rể.
-
Tráp bánh phu thê hay su sê thường được gọi là cặp bánh âm dương thể hiện cho lòng thủy chung son sắt mà cô dâu, chú rể dành cho nhau.
-
Hoa quả tươi thể hiện tình yêu ngọt ngào, cũng như là lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể luôn luôn hạnh phúc cùng con cháu đầy đàn.
-
Ngoài ra, có thể có những lễ vật khác như trang sức, lợn quay,… những thứ này tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình khác nhau.
Mâm quả đám cưới theo phong tục miền Nam gồm những gì?
Đám cưới miền Nam thường có 6 mâm quả bởi số 6 được xem là con số may mắn, tượng trưng cho tài lộc. Nhưng tùy vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục tập quán ở từng nơi mà các lễ vật trong mâm quả có thể khác nhau. Thông thường, lễ vật cho đám cưới miền Nam bao gồm: trầu cau; trà, rượu và nến; bánh su sê; xôi gấc; hoa quả; heo quay.
Bạn đã biết mâm quả cưới cần chuẩn bị gì chưa? Nếu chưa thì tham khảo ngay Những thứ cần chuẩn bị cho
Tại sao số mâm quả đám hỏi miền Nam lại là 6 hoặc 8 ?
Đám hỏi, đám cưới chắc chắn luôn phải có đôi có cặp, vì vậy những con số chẵn là con số mà người miền Nam xem là có ý nghĩa hơn so với số lẻ. Theo phát âm tiếng Hán, số 6 là lục vì vậy khi nghe sẽ rất giống với lộc. Vì vậy số 6 cũng mang ý nghĩa lộc đến nhà.
Cũng theo đó, số 8 phát âm tiếng Hán là bát, nghe rất giống với phát. Nên số 8 còn mang ý nghĩa là làm ăn phát đạt, phát tài. Từ đó 6 hoặc 8 mâm quả đám hỏi thường được người miền Nam lựa chọn
Vậy 6 mâm quả thường dùng ở miền Nam gồm những gì ?
Với 6 mâm quả đám hỏi bao gồm:
-
1 mâm trầu cau
-
1 mâm trà rượu
-
1 mâm bánh phu thê
-
1 mâm xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc
-
1 mâm trái cây
-
1 mâm heo quay
Ý nghĩa các mâm quả đám hỏi ở miền Nam
Các mâm quả đám cưới hỏi ở các miền về ý nghĩa không quá khác biệt và ở miền Nam cũng vậy. Về cơ bản mỗi mâm quả mang ý nghĩa riêng để chúc phúc cho cô dâu và chú rể.
Mâm trầu cau trong mâm quả đám hỏi ở miền Nam
Nếu như bạn băn khoăn về việc đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị gì thì trầu cau chính là lễ vật đầu tiên mà bạn nên nghĩ tới. Bởi lẽ theo phong tục của người Việt Nam, “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Theo truyền thống, người xưa giải thích rằng: “Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng”. Nó thể hiện sự gắn kết đôi lứa, sự thuỷ chung. Vì vậy trầu cau không thể thiếu trong mâm quả cưới hỏi.
Theo phong tục người miền Nam, số cau được chuẩn bị trong đám hỏi là số lẻ, 105 quả, mỗi quả cau lại có thêm 2 lá trầu, vị chi là mâm quả có 210 lá trầu.
Mâm thứ hai trong 6 mâm đám hỏi ở miền Nam là mâm trà, rượu và nến
Tráp lễ này được xem là lễ vật dâng lên ông bà gia tiên, mời ông bà về chứng giám và chúc phúc cho đôi bạn trẻ nên duyên. Đồng thời đây cũng thể hiện lòng thành kính và biết ơn ông bà đã sinh ra và nuôi lớn cô dâu.
Ở miền Nam, bên cạnh tráp trà, rượu, thuốc lá thì còn xuất hiện thêm một cặp nến long phụng. Cặp nến này được nhà trai mang đến để thắp lên bàn thờ gia tiên bên nhà gái.
Mâm bánh phu thê là mâm thứ ba cần có trong đám hỏi ở miền Nam
Mâm bánh này tượng trưng cho trời và đất, sự đồng thuận, thể hiện sự gắn bó trong đời sống hôn nhân.
Mân bánh này còn tượng trưng cho âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng, chính vì vậy bánh su sê luôn có trong mỗi đám hỏi của người miền Nam.
Mâm thứ tư là mâm xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc
Màu đỏ tự nhiên của xôi gấc thể hiện sự ấm no đủ đầy và là lời chúc cho cặp đôi luôn gặp may mắn trong cuộc sống vợ chồng. Sự kết dính đặc trưng của xôi tượng trưng cho tấm lòng sắt son, sự thủy chung, bền chặt của đôi lứa dù cuộc sống có khó khan đến đâu.
Không chỉ dùng một màu đỏ tự nhiên của gấc, người miền Nam còn thêm loại xôi ngũ sắc mang ý nghĩa cuộc hôn nhân sẽ có nhiều màu sắc, nhưng nếu vợ chồng gắn bó bền chặt thì mọi khó khăn sẽ đều qua đi
Mâm hỏi miền Nam không thể thiếu mâm trái cây
Miền Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều loại trái cây. Thật thiếu sót khi lễ cưới diễn ra mà không có mâm trái cây trong mâm lễ vật. Nhiều loại hoa quả ngọt tượng trưng cho tình cảm ngọt ngào, đơm hoa kết trái trong cuộc hôn nhân này.
Cũng chính vì thế mà khi chọn mâm quả ăn hỏi trong miền Nam, người ta thường không chọn những loại trái gai góc hoặc có vị đắng, chát.
Mâm cuối cùng trong đám hỏi miền Nam là mâm heo quay
Nếu như đã nếm qua vị ngọt của trái cây thì cũng không thể thiếu vị mặn của thịt quay. Cũng giống như cuộc hôn nhân, phải có đủ cay, đ ắn, ngọt , bùi thì mới tạo nên hạnh phúc lâu dài.
Ngoài 6 mâm lễ trên, nếu gia đình có điều kiện thì họ thường chuẩn bị thêm bánh kem, quần áo, trang sức,…
Trên đây là ý nghĩa của 6 mâm quả đám hỏi miền Nam mà Sansan Luxury Wedding muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng bạn sẽ chuẩn bị được một đám hỏi đầy đủ và chu toàn nhất