6 tráp ăn hỏi là một trong những kiểu tráp phổ biến nhất của ngày lễ cưới truyền thống của miền Nam. Cùng tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh mẫu tráp này nhé.
Ở mỗi vùng miền khác nhau, cách thức tổ chức đám cưới cũng diễn ra những lễ nghi không hề giống nhau. Nên cũng dễ hiểu vì sao trong lễ ăn hỏi miền Bắc thường tráp lễ đi theo số lẻ 5, 7 tráp. Còn người miền Nam thường chuộng 6, 8 tráp. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ miền Bắc và miền Trung lại thích theo xu hướng số chẵn của người miền trong. Vậy tráp chẵn có ý nghĩa gì?. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết “6 tráp ăn hỏi gồm những gì?”.
6 tráp ăn hỏi và sự khác biệt của lễ ăn hỏi các vùng miền
Đất nước ta được chia làm 3 vùng chính: Bắc – Trung – Nam. Ngoài tuân theo những truyền thống, Đạo lí nguồn cội tốt đẹp của người Việt. Thì mỗi vùng địa phương có những phong tục, quy định riêng mà chúng ta cần tôn trọng và giữa gìn.
Theo như phong tục cưới hỏi. Trước khi tổ chức lễ thành hôn để chính thức thông báo với dân làng về việc lên duyên vợ – chồng. Thì các bạn trẻ nhất định phải trải qua phong tục: dạm ngõ, gặp mặt của 2 bên gia đình. Và quan trọng nhất là lễ ăn hỏi nhằm thể hiện sự hứa hôn của nhà trai với nhà gái cùng sự góp mặt đầy đủ anh em 2 bên gia đình.
Lễ ăn hỏi là sự thể hiện tấm lòng quý trọng của nhà trai với nhà gái thông tráp lễ vật. Nếu như miền bắc phổ biến là những tráp sổ lẻ như tráp ăn hỏi 7 lễ, 9 lễ thì miền nam lại thích số chẵn 4, 6, 8, 10 lễ bởi:
– Miền Bắc: Theo quan niệm của người xưa cho rằng, số lẻ thể hiện cho sự phát triên, sinh xôi không ngừng nên người miền bắc thường lựa chọn tráp lẻ. Nhưng bên trong lễ vật thì nhất định theo nguyên tắc số chẵn như 50, 100… Để thể hiện sự đôi lứa, cặp đôi, đi đâu cũng có nhau, con cháu đầy đàn.
– Miền Nam: Do vị trí địa lí cũng như trong khu vực Nam Bộ có một số lượng lớn người Hoa sinh sống. Và làm ăn tại đó nên người dân địa phương bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong tục tập quán của người Hoa. Vì vậy tráp ăn hỏi thường đi theo số chẵn 6, 8, 10… Thể hiện là sự phát – lộc, may mắn. Nhưng trái lại lễ vật bên trong nhất định là số lẻ để thể hiện sự phát triển.
6 tráp ăn hỏi gồm những gì ?
6 tráp ăn hỏi bao gồm những lễ vật chính sau:
Tráp trầu cau (Bắt buộc phải có)
Tráp rượu + Thuốc
Tráp chè
Tráp bánh Phu thê
Tráp Xôi gấc đồ đỗ xanh
Tráp hoa quả kết hình rồng – phượng
Như vậy các mẫu tráp ăn hỏi của người miền Nam cũng tượng tự như tráp ăn hỏi của người miền bắc (chỉ khác về số lượng tráp lễ). Với nhà trai có điều kiện kinh tế sẽ kèm thêm 1 tráp trong đó gồm bộ áo dài và đồ trang sức mang đến nhà gái. Sau đó cô dâu sẽ khoắc trên mình bộ đồ nhà trai đã sắm để ra mắt quan viên hai họ.
Với 6 tráp ăn hỏi sẽ được trang trí cẩn thận, tỉ mỉ kèm chữ hỷ, dây ruy băng, nơ được xếp theo hình tháp, hình tròn, thậm chí kết hình long – phụng thể hiện cho đôi lứa kết thân.
Ngoài ra trong 6 tráp ăn hỏi với tráp bánh ngoài bánh phu thê. Có thể được thay thế bằng loại bánh khác có ý nghĩa tương tự như bánh đậu xanh, bánh nướng- dẻo, bánh cốm…
Và theo từng phong tục của mỗi vùng miền. Hoặc sự trao đổi trước giữa nhà trai và nhà gái mà có kèm phụ theo lễ đen. Hay còn gọi là lễ thách cưới (ngoài 6 tráp ăn hỏi chính) sẽ được mang theo trong ngày lễ ăn hỏi.
Với 6 tráp ăn hỏi theo phong tục của người miền nam đã giúp bạn hiểu hơn về văn hóa, ý niệm của mỗi vùng. Nhưng trên hết vẫn là ước nguyện chung của bậc sinh thành trên mọi miền đất nước luôn mong cô dâu – chú rể sống hạnh phúc bên nhau đến suốt cuộc đời.