9 tráp ăn hỏi gồm những gì là điều đang được các cặp đôi tìm kiếm qua các công cụ nhiều nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của 9 tráp ăn hỏi
Thực tế, số lượng tráp ăn hỏi phụ thuộc vào phong tục cưới hỏi của từng vùng miền và điều kiện, khả năng, địa vị của hai bên gia đình. Như ở lễ ăn hỏi miền Nam, thường chọn số tráp là số chẵn gồm: 4, 6, 8, 10 và số vật phẩm trong tráp là số lẻ bởi họ tâm niệm số chẵn là số tốt nhất, tượng trưng cho sự có đôi có cặp và lộc lá thu về. Trong khi đó, lễ ăn hỏi miền Bắc thường chọn số tráp ăn hỏi là số lẻ như: 5, 7, 9, 11 tráp để thể hiện sự sinh sôi, phát triển và số vật phẩm trong tráp phải là số chẵn.
Tuy nhiên, bài viết chỉ phân tích về lễ ăn hỏi của miền Bắc và giải đáp thắc mắc của các cặp đôi: 9 tráp ăn hỏi gồm những gì bởi đây cũng là một trong những mẫu tráp được nhiều gia đình lựa chọn nhất hiện nay.
Xem Thêm: 99 mẫu tráp ăn hỏi 9 lễ đẹp nhất Năm
https://cuoihoingoclinh.com/trap-ann-hoi-9-le/
Ý nghĩa của “9 Tráp ăn hỏi”?
Thứ nhất, 9 tráp ăn hỏi là sính lễ, là “vật trao đổi” cần thiết để nhà trai mở đầu câu chuyện, mục đích sang nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi. Thông qua việc nhận lễ vật tức là nhà gái đã đồng ý với lời xin cưới của nhà trai.
Sự chuẩn bị chu đáo các tráp ăn hỏi thể hiện sự biết ơn đối với “thông gia” đã sinh thành, nuôi dưỡng con gái họ để gả cho nhà trai; sự trân trọng, yêu quý của nhà trai đối với con dâu tương lai.
Chưa quan tâm đến vấn đề 9 tráp ăn hỏi gồm những gì nhưng số lượng lễ ăn hỏi 9 tráp cũng đã thể hiện sự chu đáo, chuẩn bị đầy đủ của nhà trai và điều kiện, hoàn cảnh tương đối của hai gia đình bởi ngày nay, nhiều gia đình lựa chọn tráp ăn hỏi 5, 7 lễ để tiết kiệm chi phí, thời gian chuẩn bị.
9 tráp ăn hỏi gồm những gì?
Tráp Trầu Cau:
Phải là cau nguyên buồng không cắt xé, ghép nối. Quả cau phải xanh, tròn đều, tươi nguyên và trang trí đẹp mắt như: Thêm hình rồng phượng hoặc kết hình trái tim từ lá cây vạn tuế. Điểm thêm dây kim tuyến, chữ hỷ nhỏ dán trên từng quả cau.
Tráp Hoa Quả:
Thường chọn mỗi loại 1 quả, một màu sắc, một hương vị khác nhau! Được kết hợp tạo thành một lẵng hoa quả đẹp mắt và màu sắc tạo điểm nhấn nổi bật. Ngày nay 9 tráp ăn hỏi gồm tráp hoa quả. Trái cây thường được trang trí. Tạo hình rồng phượng hoặc đôi chim công để tăng tính sang trọng, Lịch sự.
Tráp Bánh Cốm:
Bánh cốm được chọn là bánh cốm gia truyền. Đựng trong hộp giấy vuông. Màu xanh của bánh cốm tượng trưng cho sức sống mới. Cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ trong hiện tại và tương lai sẽ mãi như vậy.
Tráp Bánh Phu Thê:
Tráp bánh phu thê cũng được trang trí theo hình tháp có chữ hỷ nhỏ dán trên mỗi hộp. Bánh phu thê mang vị ngọt, thơm, dẻo tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng luôn sắt son, chung thủy.
Tráp Chè:
Chè được gói vào trong các hộp nhỏ. Sau đó được xếp tạo thành hình tháp và trang trí thêm với hoa lụa, hoa giấy, chữ hỷ bắt mắt. Chè xanh được dâng lên bàn thờ gia tiên. Để tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên ông cha.
Tráp Rượu Thuốc:
Một tráp rượu thuốc thường có: 3 Chai rượu vàng và 3 Cây thuốc lá được bày biện gọn gàng, Đẹp mắt.
tháp rượu thuốc
Tráp Lợn Sữa Quay:
Lợn sữa được quay vàng óng thơm ngon. Được trưng bày trên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự chân thành của nhà trai. Và mang ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng, giàu sang, đủ đầy cho cuộc sống. Với các cặp đôi chưa rõ 9 tráp ăn hỏi gồm những gì? Thì tráp lợn sữa quay nên được lưu ý nhất vì trong đám cưới ở một số vùng quê Bắc Bộ không phổ biến món này!.
Tráp Mâm Xôi:
thường là xôi gấc hoặc xôi đỗ được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng, dẻo thơm. Màu đỏ của xôi tượng trưng cho sự may mắn. Màu vàng của đậu xanh tượng trưng cho sự no đủ sung túc. Thể hiện niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Trên đây là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền. Tuy nhiên chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Nhưng cần hiểu rõ 9 tráp ăn hỏi gồm những gì? Để tổ chức đám cưới đúng truyền thống và đầy đủ nhất.