7 giải pháp giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu – Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh chỉ kéo dài khoảng 5 – 10 ngày và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, những nốt mụn đậu mọc trên da sẽ gây nên cơn ngứa ngáy dai dẳng, làm người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm ngứa thủy đậu, hãy cùng đọc và làm theo những biện pháp trong bài viết dưới đây. 

giam-ngua-thuy-dau giảm ngứa thủy đậu

I. Nguyên nhân gây ngứa ở bệnh thủy đậu 

Triệu chứng đặc trưng nhất của thủy đậu là những nốt mụn đậu mọc tràn lan khắp cơ thể. Chúng phát triển dần qua ba giai đoạn: mụn đỏ, mụn nước và bong vảy. 

Mụn nước được bao bởi một màng mỏng, bên trong chứa đầy chất lỏng trong suốt. Nó tiết ra những chất trung gian hóa học kích hoạt dây thần kinh, gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt. 

Thông thường, tình trạng ngứa sẽ được cải thiện sau 3 – 4 ngày. Trong vòng một tuần, các mụn nước sẽ hình thành vảy và cơn ngứa sẽ hoàn toàn chấm dứt. 

Trong thời gian này, người bệnh cần hạn chế tối đa việc gãi, cào cấu hay chà xát lên các nốt mụn. Những hành động này dễ khiến mụn nước vỡ ra, bội nhiễm vi khuẩn từ bàn tay. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vết sẹo xấu xí của thủy đậu. 

II. Giải pháp giảm ngứa cho bệnh nhân thủy đậu 

1. Tắm – Điều cần làm ngay để giảm ngứa thủy đậu

Tắm bằng nước ấm là cách đơn giản để làm giảm cơn ngứa. Theo các chuyên gia y tế, tắm thường xuyên trong 20 – 30 phút giúp làm sạch da và làm dịu làn da bị kích ứng bởi mụn. 

kiêng tắm kiêng gió thủy đậu

Tắm rửa thường xuyên là giải pháp giảm ngứa hiệu quả

Một số lưu ý cần nhớ khi tắm: 

  • Không sử dụng xà phòng, hoặc chỉ sử dụng xà phòng nhẹ. Xà phòng nhẹ là xà phòng được dành riêng cho làn da nhạy cảm hoặc cho trẻ sơ sinh. 

  • Nên tắm cùng với bột yến mạch: Theo các nghiên cứu khoa học, bột yến mạch có tác dụng làm sạch và dưỡng ẩm. Ngoài ra, nó còn có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Vì vậy, nó tỏ ra rất hiệu quả trong việc giảm ngứa da do thủy đậu

  • Có thể tắm với dung dịch sát khuẩn pha loãng để làm sạch da triệt để. Dòng sản phẩm kháng khuẩn ion như Dizigone được khuyên dùng vì sát khuẩn nhanh và mạnh, không nhuộm màu da, không gây xót và kích ứng da.
  • Sau khi tắm, phải làm khô da bằng khăn bông mềm, khô, sạch. Tránh chà xát mạnh lên da.

dizigone 500ml

Sử dụng Dizigone pha loãng để chấm hoặc lau lên vết mụn nước thuỷ đậu

2. Chườm lạnh – phương pháp giảm ngứa thủy đậu cục bộ

thủy đậu giảm ngứa

Chườm lạnh bằng đá 

Chườm lạnh giúp giảm ngứa cục bộ cho các khu vực nhiều mụn nước. Các cách chườm lạnh bao gồm: 

  • Chườm nước: Chọn một miếng vải mềm, sạch và có khả năng thấm nước tốt. Làm ướt miếng vải bằng nước mát rồi chườm trực tiếp lên da. 

  • Chườm bột yến mạch: Trộn bột yến mạch với nước ấm để tạo thành dạng bột nhão. Trét bột nhão lên một miếng khăn sạch rồi áp lên vùng da bị ngứa. Giữ yên khăn trên mặt khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch mặt và vỗ nhẹ cho khô.  

3. Dùng kem dưỡng 

Một số loại kem dưỡng dịu da sẽ giúp làm khô nhanh những nốt mụn thủy đậu. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng những loại kem chứa chất kháng histamin. 

calamine

Calamine là kem dưỡng thường dùng cho bệnh nhân thủy đậu

Những loại kem dưỡng chứa các thành phần sau được khuyên dùng: 

  • Phenol, tinh dầu bạc hà và long não (ví dụ kem calamine) 

  • Bột yến mạch 

4. Ngăn ngừa kích ứng da 

Người bệnh thủy đậu nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton mềm, nhẹ, để thấm hút mồ hôi tốt và tránh cọ xát da. 

thủy đậu giảm ngứa

Bệnh nhân thủy đậu nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. 

Thay quần áo và ga trải giường thường xuyên; giữ vệ sinh môi trường sống bằng cách quét dọn nhà cửa sạch sẽ. 

Ngoài ra, nên dùng các chất tẩy rửa nhẹ nếu thấy quần áo, ga trải giường có dấu hiệu kích ứng da. 

5. Dùng thuốc kháng histamin – thuốc giảm ngứa thủy đậu hiệu quả

Các loại kem bôi chứa histamin không nên dùng cho bệnh nhân thủy đậu. Tuy nhiên, viên uống histamin lại cho tác dụng giảm ngứa rất nhanh và an toàn. 

Trong lúc ngủ, người bệnh thủy đậu thường khó kiểm soát cơn ngứa và đưa tay gãi trong vô thức. Việc uống histamin trước khi ngủ sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn và có giấc ngủ sâu hơn.  

Một số thuốc kháng histamin có thể dễ dàng mua được mà không cần kê đơn. Khi dùng thuốc, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh gây sai sót. Cần đặc biệt lưu ý rằng histamin không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi. 

6. Tránh gãi xước da gây bội nhiễm 

Hạn chế gãi lên các nốt mụn thực chất là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là với các bệnh nhân nhỏ tuổi. Một số giải pháp được đưa ra bao gồm: 

  • Cắt móng tay và làm sạch móng tay kỹ càng. 

  • Đeo găng tay sạch để tránh gây trầy xước khi gãi.

  • Dùng băng gạc dán kín vết thương hở. 

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. 

  • Đánh lạc hướng trẻ khi thấy trẻ bắt đầu gãi.

7. Thận trọng trong các trường hợp phát sinh

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung để kiểm soát và ngăn ngừa những vấn đề phát sinh: 

  • Tránh bị nóng và đổ mồ hôi, vì mồ hôi khiến các nốt mụn càng ngứa hơn. 

  • Tránh ánh sáng mặt trời gây kích ứng da. Nên cho trẻ chơi trong nhà hoặc dưới bóng râm.

  • Tránh sử dụng các thuốc chống dị ứng. Nếu vô tình dùng liều quá cao, tình trạng bệnh không giảm mà sẽ càng tồi tệ hơn. Các loại thuốc cần tránh bao gồm: 

    Diphenhydramin, c

    hất gây tê, p

    ramoxin 

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã bỏ túi được những biện pháp giảm ngứa hiệu quả khi mắc thủy đậu. Chúc các bạn vượt qua đợt bệnh an toàn. Nếu cần giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu và cách xử lý tại nhà hiệu quả, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Rate this post

Viết một bình luận