Người bệnh cảm cúm được khuyên nên ăn món ăn dễ tiêu, lỏng mềm như cháo, súp hay canh hầm. Dưới đây là 7 món cháo dễ ăn dễ nấu cho người cảm cúm mà bạn có thể tham khảo và cũng là câu trả lời cho nhiều người bệnh băn khoăn khi cảm cúm nên ăn cháo gì?
1. Những món cháo giải cảm nên ăn khi bị cảm cúm
1.1. Cháo trứng tía tô giúp giải cảm
Món cháo ai cũng từng ăn là cháo trứng tía tô. Lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp giảm tình trạng ho, khó thở, tức ngực, cảm lạnh. Trứng gà chứa một lượng chất dinh dưỡng khá cao. Nên nếu người bệnh cảm cúm ăn một bát cháo trứng tía tô sẽ giúp giảm cảm cúm nhanh chóng.
Đem 1 nắm gạo vo sạch và đun với khoảng 500 ml nước đến khi hạt gạo mềm nở ra. Sau đó nêm nếm gia vị, đập trứng vào và thêm tía tô đã được rửa sạch thái sợi vào. Khuấy thêm 1 lúc cho trứng chín thì đổ ra bát thêm chút tiêu xay ăn nóng.
1.2. Cháo đậu xanh thanh nhiệt, hạ sốt
Món cháo này thích hợp với người cảm cúm có kèm theo cơn sốt, cơ thể bị nóng. Lượng protein và các acid amin có trong đậu xanh sẽ giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được căn bệnh. Đậu xanh lại rất tốt cho dạ dày và nếu ăn thường xuyên cháo này sẽ kích hoạt được các tế bào lympho nhanh chóng sản xuất các kháng thể để chống lại tế bào gây hại cho cơ thể.
Đem đậu xanh ngâm trong 1h đồng hồ để làm sạch vỏ hoặc có thể dùng đậu xanh đã bỏ vỏ. Cho gạo đã vo sạch vào nồi đun đến khi cháo sôi thì cho đậu xanh vào. Nên đun nhỏ lửa để gạo và đậu xanh chín mềm. Khi cháo chín nêm nếm gia vị và ăn nóng.
1.3. Cháo gà giúp bồi bổ cơ thể cho người bệnh
Cháo gà thích hợp để người bệnh bị suy nhược trầm trọng ăn. Thịt gà có chứa lượng đạm khá cao, đó là các amino axit có tác dụng tăng sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm nhiễm. Nếu ăn cháo gà thường xuyên còn giúp cho cổ họng giảm được tình trạng đau rát. Một số nghiên cứu cho thấy cháo gà có thể ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn gây hại và làm tan chất nhầy bên trong mũi nhờ đặc tính kháng viêm của nó.
Thịt gà sau khi rửa sạch thì ướp với chút gia vị rồi xào qua cho thơm. Tiếp đến cho gạo vào nồi nấu chín, thêm thịt gà đã xào nấu cho chín nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành thơm đã thái nhỏ là tắt bếp. Hiệu quả nhất là nên ăn cháo lúc còn nóng.
1.4. Cháo thịt băm gừng tươi
Cháo thịt băm với gừng tươi cũng là món ăn người bệnh cảm cúm nên ăn. Gừng tươi có tính ấm, kháng khuẩn, nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Thịt bằm có chứa cysteine, sinh tố C, E và chất selenium, giúp chống oxy hoá, ngăn ngừa ho. Khi kết hợp gừng tươi và thịt băm sẽ giúp chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Cho gạo vào nồi nấu cháo, thịt nạc băm nhỏ. Khi cháo sôi thì cho thịt vào khuấy đều và nêm gia vị vừa ăn. Cháo chín thì cho gừng thái sợi vào và tắt bếp. Cháo cần được ăn nóng để phát huy tác dụng tốt nhất.
1.5. Cháo hành tiêu
Đây là món cháo đơn giản nhưng lại thơm ngon thường được dân gian sử dụng để giải cảm. Trong củ hành có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp nhanh chóng loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Vị ấm nồng của hạt tiêu sẽ giúp cơ thể của người bệnh nhanh chóng ấm dần lên và nhanh chóng thoát khỏi cơn cảm lạnh ngay tức khắc.
Nấu cháo chín thêm gia vị vừa ăn và cho hành củ đã được băm nhuyễn vào khuấy đều, sau đó đổ cháo ra bát thêm tiêu xay ăn ngay lúc còn nóng.
1.6. Cháo bí đỏ
Món cháo này không chỉ cung cấp vitamin và các khoáng chất cho cơ thể mà còn là một món ăn giúp giảm ho, tiêu đờm, làm ấm cổ họng khá tốt. Dinh dưỡng trong cháo bí đỏ còn hỗ trợ tốt cho người bệnh trong việc cải thiện tình trạng ho, ngứa rát cổ họng.
Cần chuẩn bị 100g bí đỏ gọt vỏ và rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Đun một nắm gạo với khoảng 500ml nước đến khi sôi thì cho bí đỏ vào và nấu cho đến khi bí chín mềm. Tiếp đến thêm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
1.7. Cháo sữa
Không nhiều người đã từng ăn món cháo sữa nhưng đây lại là món cháo có tác dụng giải cảm khá tốt. Sữa vốn là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp cho người bệnh cảm cúm nhanh chóng khỏe lại. Nếu người bệnh ăn hàng ngày sẽ cải thiện được tình trạng ho, ngứa rát cổ họng mà còn giúp giảm nhanh được cơn ho.
Cần chuẩn bị 1 nắm gạo vo thật kỹ và nấu với 500ml nước trong vòng 20 phút cho cháo chín. Sau đó cho vào một ít muối rồi múc cháo ra bát và cho vào một ít sữa đặc, dùng thìa khuấy đều và ăn ngay khi còn nóng.
>> Xem thêm: Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
2. Người bị cảm cúm cần lưu ý gì để bệnh nhanh khỏi?
Người bệnh cảm cúm muốn khỏi bệnh nhanh nên được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Cần đảm bảo ăn uống đầy đủ, đúng bữa, đủ chất trong quá trình điều trị cảm cúm. Nên ăn các loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C và món ăn mềm, loãng dễ tiêu như cháo, súp.
Người bệnh nên ngủ điều độ và nghỉ ngơi cho chóng khỏe. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát trong thời gian điều trị cúm. Tránh đến nơi đông người để không lây cúm cho người xung quanh.
Người bệnh nên dùng thêm viên uống có chứa Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Các thảo dược này với liều lượng thích hợp được kết hợp trong một sản phẩm sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.
Bài viết liên quan:
- [Góc thắc mắc] bị cảm cúm uống nước dừa được không?
- Người bị cảm cúm ăn hoa quả gì để chóng khỏe?