Theo dõi Massageishealthy trên Google News
Thực đơn món ngon từ lươn cho bé ăn dặm, nấu cháo lươn với rau gì cho trẻ là tốt nhất?
Danh sách thực đơn các món ngon từ lươn cho bé, cách nấu cháo lươn cho trẻ với rau ngót, rau mồng tơi, lươn xào lăn cho trẻ, cách làm cơm lươn kiểu Nhật, Chả lươn quấn lá lốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ giai đoạn 3 đến 4 tháng.
I. Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn đối với trẻ nhỏ
Lươn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng ở mức cao so với những loại thực phẩm khác. Chính vì thế nên lươn được chọn là thức ăn bồi bổ cho trẻ nhỏ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng.
Những nguồn dinh dưỡng từ rau củ và chất đạm sẽ được tổng hợp giúp bé hấp thụ triệt để khi các mẹ nấu cháo lươn cho các bé ăn dặm kèm với chúng. Chính vì thế các mẹ khá quan tâm trong việc tìm hiểu và nấu các món cháo lươn.
1. Nguồn dinh dưỡng có trong thịt lươn gồm có:
- Chất đạm: 12,7g
- Chất béo: 25,6g
- Năng lượng: 285 calo
- Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28mg
- Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.
2. Lưu ý khi chế biến thịt lươn cho bé tập ăn dặm
Muốn bé dặm ăn đúng cách và tiêu hóa tốt thì mẹ nên nấu chín lươn trước khi ăn, hấp cách thủy hoặc ninh nhừ để đảm bảo thịt lươn được chín kỹ.
Để chế biến thành công những món mát và bổ như thế này cần kết hợp với các loại rau củ hầm, những bé suy dinh dưỡng dùng món ăn này khá tốt, giúp cải thiện tình trạng cơ thể.
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần đảm bảo đúng theo chuẩn dinh dưỡng. Điều này giúp bé phát triển toàn diện, tránh tình trạng bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Theo đó thực đơn cho bé ăn dặm của viện dinh dưỡng sẽ là những gợi ý thiết thực và khoa học nhất.
3. Thời điểm cho bé ăn dặm theo viện dinh dưỡng
Trước khi tham khảo thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng, mẹ cần biết nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 5,5 – 6 tháng mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu sau sinh.
Trẻ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ.
Chưa kể, giai đoạn này trẻ cũng hoạt động nhiều hơn, hao năng lượng nhiều hơn. Nếu chỉ bú sữa mẹ con sẽ không được nhận đủ năng lượng để hoạt động trong ngày.
Cũng theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều ảnh hưởng tới quy trình ăn sau này của trẻ.
Với trẻ dưới 6 tháng, nếu cho ăn dặm sớm con có thể dễ bị đau dạ dày. Trẻ còn bị ảnh hưởng tới vị giác và không được hưởng hoàn toàn sữa mẹ 6 tháng đầu đời, do mỗi lần bé ăn sẽ làm giảm đi một lần bú mẹ.
Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.
4. Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào là đúng?
Giai đoạn bé tập ăn dặm, mẹ nên đảm bảo bé vẫn được bú mẹ đầy đủ. Cho bé tập ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc dần để bé có thể làm quen từ từ với thức ăn, bé không bị tiêu chảy hay bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên đa dạng thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé… Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng, điều khiến các mẹ băn khoăn lớn nhất khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thường là cho bé ăn mấy bữa một ngày, cho bé ăn vào mấy giờ là hợp lý?
Bé 6 tháng tuổi chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ ngày là đủ rồi. Mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc chọn thời gian ăn dặm cho bé.
Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn dặm phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn được dung nạp từ bữa ăn trước.
Về “lượng” trong bữa ăn dặm, sẽ có bé ăn nhiều, có bé ăn ít. Nếu bé biếng ăn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên không nên chia quá nhỏ các bữa ăn.
Nếu bé ăn ít thì sau mỗi cữ bột mẹ có thể cho bé bú mẹ thêm để bé có một bữa no, đồng thời giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.
Dù mẹ học theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu nào đi chăng nữa, trong mỗi bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất bột đường, chất đạm, vitamin & chất xơ và chất béo.
Mời các bạn xem thêm: Thực đơn cho bé 3 tuổi, bé 4 tuổi bổ dưỡng, dễ ăn nhanh tăng cân
Massageishealthy đã tổng hợp được nhiều món ngon từ lươn cho trẻ với những công thức nấu cháo lươn cho bé ăn dặm bổ dưỡng và dễ chế biến, gợi ý cho các mẹ những món ăn ngon bồi bổ cho bé, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
II. Các món ngon từ lươn cho bé ăn dặm, cách nấu cháo lươn với các loại rau
Sơ chế thịt lươn trước khi chế biến món ngon từ lươn cho bé
Khi chọn mua lươn, nên mua lương đồng khoảng 1 – 1.3 kg để nấu cháo cho bé ăn dặm. Lưu ý: Trong quá trình làm sạch lương, mẹ bé nên nêm một ít mắm, muối, chà xát phần da lươn để ra hết nhớt hay mẹ có thể lọc hết da lươn ra cho bé cũng được.
Sau đó, các mẹ cho lươn vào nồi nước đang sôi luộc chín chung với gừng hoặc nghệ, điều này sẽ giúp lươn át được mùi tanh, mẹ lọc lấy thịt lươn rồi kết hợp với các món ăn dặm cho bé sau:
1. Cách nấu cháo lươn với khoai môn bổ dưỡng cho bé
Cháo lươn khoai môn là một món ăn ngon kích thích vị giác cho bé. Vị bùi của khoai môn kết hợp với vị ngọt của lươn tạo nên một hương vị hoàn hảo.
Nguyên liệu:
- 200g thịt lươn.
- 100g gạo.
- 100g khoai môn.
- 1 củ hành tím
- Rau mùi
Cách làm:
– Đầu tiên, ninh nhừ cháo, đối với khoai môn thì rửa sạch, gọt sạch vỏ và cắt nhỏ hấp chín. Tiếp đến, mẹ nên ướp thịt lươn với nửa muỗng hạt nêm.
– Sau đó, phi hành tím lên cho thơm cùng một ít dầu ăn, cho thịt lươn vào xào tới khi lươn săn và thơm.
– Bỏ lươn cùng khoai môn vào nồi cháo một lượt, nấu thêm khoảng 10 phút rồi nêm thêm nửa thìa nước mắm.
– Sau khi cháo chín, các mẹ nhớ cho thêm một ít hành lá cùng một ít tiêu để dậy vị thơm, tạo độ hấp dẫn cho món ăn.
2. Cách nấu cháo lươn đồng với bí đỏ cho bé ăn dặm
Cháo lươn ăn dặm với bí đỏ sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp ít cho trẻ suy dinh dưỡng rất nhiều.
Nguyên liệu:
- 100 gam bột gạo.
- 1 miếng bí đỏ
- 200 gam lươn đồng
- Dầu ăn, ngò
Cách làm:
– Sau khi ninh nhừ cháo thì đem bí đỏ đi hấp chín, sau đó tán nhuyễn ra.
– Thịt lươn cho vào một chảo riêng, xào săn lại, sau đó xé nhuyễn giúp cho bé dễ ăn. Cho thịt lươn cùng bí đỏ đã hấp vào nồi cháo và ninh thêm khoảng 10 phút nữa.
– Sau khi cháo sôi lên, bỏ một ít ngò thơm, cho thêm muỗng canh dầu vào giúp bé dùng dễ dàng.
3. Cách nấu cháo lươn với rau ngót, gạo tẻ cho trẻ
Cháo lươn rau ngót kết hợp cháo lươn cùng rau ngót, giúp cho món ăn trở nên bổ dưỡng hơn.
Nguyên liệu:
- 100 gam gạo tẻ
- 200 gam thịt lươn.
- 100 gam rau ngót
- Hành khô
- Dầu ăn, muối và gia vị
Cách chế biến:
– Sau khi nấu cháo nhừ, rửa sạch rau ngót và thái nhỏ giúp bé dễ dùng.
– Hành khô bóc vỏ, thái miếng và phi thơm vàng sau đó vớt ra để riêng cho ráo dầu. Xào thịt lươn cho săn lại trong chảo dầu phi hành.
– Bột gạo cho thêm vào nồi để nấu cháo, cho lươn và rau ngót vào rồi nêm gia vị cho vừa phải.
– Nấu thêm khoảng 15 phút, sau đó thì cho hành phi, hành lá và dầu ăn là hoàn thành món cháo ăn dặm cho bé dùng.
4. Cách nấu cháo lươn với rau mồng tơi cho trẻ ăn dặm
Nguyên liệu:
- 500 gam thịt lươn làm sạch
- 50g bột gạo
- 200g rau mồng tơi
- Gia vị
Cách chế biến:
– Hấp sơ thịt lươn cùng một ít dầu ăn, sau đó băm nhuyễn và ướp cùng nửa muỗng nước mắm trong vòng 15 phút. Mồng tơi rửa sạch, sau đó cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước, bỏ bã.
– Thịt lươn xào qua rồi cho vào nồi nấu với cháo khoảng 10 phút. Sau khi cháo sôi, đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mồng tơi vào trộn đều, nêm gia vị cho vừa ăn.
– Sau đó đun tiếp trong 5-10 phút là có thể cho trẻ dùng được món cháo lươn nấu với rau mồng tơi này rồi.
5. Cách làm lươn đồng xào nghệ cho trẻ tập ăn cơm
Đối với những bé mới bước vào giai đoạn tập ăn cơm, các mẹ có thể chế biến lươn thành món xào hấp dẫn để bé ăn được nhiều hơn.
Những ngày trời se lạnh thì lươn xào nghệ sẽ trở thành một món ngon từ lươn khá ngon và phù hợp cho bé. Tuy nhiên, nên thêm gia vị sao cho hợp lý vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.
Nguyên liệu:
- Lươn đồng: 300g
- Nghệ tươi: 150g
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt, tiêu xay.
Cách nấu món lươn xào nghệ cho bé ăn cơm cực ngon
Muốn lươn không bị tanh khi xào nghệ, giúp bé ăn ngon miệng hơn thì khi mẹ mua lươn về trước hết bạn tuột một lượt từ đầu đến đuôi lươn cho bớt lớp nhớt.
Sau đó thì dùng muối và chanh chà cho hết mùi, bớt trơn, rửa sạch với nước ấm nhiều lần. Sau khi lươn được rửa sạch.
Tiếp đến bạn dùng một con dao thật bén phi lê lươn sao cho thật khéo léo, cắt lươn thành từng khúc dài khoảng 3cm. Lúc này, bạn thực hiện theo những bước sau:
– Bước 1: Khi mua nghệ tươi về, bạn nên cạo vỏ và rửa sạch, sau đó có hai cách: Nếu thực hiện món lươn kho nghệ, bạn giã nhuyễn và chắt lấy nước để ướp lươn.
– Nếu thực hiện món lươn xào, bạn cũng giã nhuyễn chắt lấy nước, sau đó dùng lại phần xác nghệ băm nhỏ và xào cùng lươn.
– Bước 2: Ướp lươn cùng với nước cốt nghệ sau khi đã cắt nhỏ ra, bỏ thêm một ít bột ngọt, nước mắm và muối để ướp cùng.
– Bước 3: Bật bếp và làm nóng chảo dầu, phi thơm một ít hành tím, sau đó cho lươn đã ướp vào xào. Khi thịt lươn đã hơi săn lại, tiếp tục cho thêm nghệ băm nhuyễn vào xào cùng.
– Bước 4: Nếu bạn kho, dùng một ít nước cốt nghệ đổ vào rồi vặn lửa nhỏ, kho đến khi nào thịt lươn chín và mềm lại. Nêm nếm lại vừa với khẩu vị ăn khi cần thiết.
Như vậy, với 4 bước đơn giản và dễ hiểu như trên thì bạn đã có được một món mặn ngon cho bé ăn cơm rồi.
Các mẹ hãy nhanh tay lưu lại vào sổ tay của mình công thức này để bổ sung vào thực đơn ăn cơm cho bé khi bé được 17 tháng cũng rất phù hợp nhưng hãy nêm gia vị nhạt lại một chút nhé.
6. Cách nấu cơm lươn Nhật cho trẻ tập ăn
Nguyên Liệu:
- 2 X 200 gr Lươn nướng than (Charcoal Grilled Eel) đông lạnh
- 1/4 cúp Mirin 1/4 cúp nước tương 2 MC đường
- 1/2 MC Sake 1 cúp gạo Nhật
- 2 cúp nước lạnh
- Gừng chua
- Mơ muối
- Rong biển trộn sẵn Ớt bột
Cách làm:
– Sau khi vo gạo sạch rồi thì cho nước vào và vặn lửa nhỏ. Nấu đến khi cơm chín, sau đó thì xới đều, đậy nắp lại để lửa ở mức thấp nhất.
– Cho Mirin + nước tương+đường + Sake vào nồi nhỏ,đun sôi đến khi nước sốt kẹo lại, tắt lửa
– Cho từng phần Lươn vào Microwave 2’, cắt khúc.Thịt Lươn tuy để đông lạnh nhưng vẫn giữ được vị tươi ngon nhờ được nướng than và ép chân không. Dùng cọ phết một lớp nước sốt Unagi Tare lên cơm.
– Sau đó, cho lươn vào và phết tiếp một lớp nước sốt Unagi Tare! Bạn có thể ăn kèm Unagi Don với chút gừng ngâm chua và vài trái mơ muối của Nhật, hoặc củ cải ngâm
– Muốn món Unagi Don chuẩn vị và thơm ngon hơn thì chuẩn vị thêm 1 phần rong biển trộn cho bữa cơm tối của nhà mình thêm đặc sắc! Đối với những bạn thích ăn cay thì rắc thêm ớt bột của Nhật hay của Việt đều được càng cay càng ngon miệng
– Nấu sốt: gừng và tỏi băm nhuyễn, cho chung vào một lượt và phi thơm cùng với ít dầu. Lần lượt cho RYORISHU + Shoyu + MISO + mật ong + dầu hào và tiêu xay vào đun cho sôi rồi tắt bếp. Khi thưởng thức cơm thì phết sốt này lên lươn khi nướng và rưới lên cơm giúp cơm ngon hơn.
– Bỏ phần đầu lươn, rửa sạch lươn cùng với giấm và muối, hoặc rửa bằng Ryorishu. Phi lê lọc bỏ xương từ bụng mới giữ được nguyên con, còn ko thì phi lê từ lưng vào như phi lê cá nhé. Sau đó, dùng giấy ăn thấm khô lươn.
– Tiến hành cho lươn lên vỉ nướng, dùng cọ phết RYOISHU lên khắp 2 mặt lươn và nướng chín đều, sau đó, phết sốt lên mình lươn, lưu ý nướng xong mặt này thì trở mặt phết sốt và nướng tiếp mặt còn lại chứ ko phết một lúc cả 2 mặt.
– Khi nướng lươn xong, bạn có thể xới cơm ra tô và rưới lên cơm một ít nước sốt trước. Đặt lươn nướng lên trên cơm rồi rưới tiếp thêm 1 hoặc 2 thìa sốt nữa nhé.
7. Cách làm món chả lươn quấn lá lốt
Món này nên bổ sung vào thực đơn cuối tuần cho trẻ sẽ rất hay ho đấy, hoặc nếu bạn đang có ý định chuẩn bị tiệc thì lươn là một trong những món được gợi ý hay nhất.
Nguyên liệu:
- 200g lươn
- 100g thịt lợn xay
- Hành khô,lá lốt.
- Dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu.
Cách làm:
– Lá lốt sau khi rửa sạch, để ráo thì lựa một vài miếng lá bị rách hoặc xấu thái sợi nhỏ để ướp trước với thịt.
– Sau khi làm sạch lươn thì bỏ hết xương, cắt khúc khoảng bằng bao diêm, ướp với 1 chút nước mắm, hạt tiêu.
– Thịt lợn ướp với hành khô băm nhỏ, 1 chút nước mắm, hạt tiêu và lá lốt thái sợi tránh bị mất màu xanh của lá lốt. Rán mỡ lớn và vừa lửa trong khoảng 10 phút là được.
– Cho dầu vào chảo, sau đó đun nóng, cho chả vào và rán với lửa vừa phải, tránh bị mất màu xanh của lá lốt. Rán mỡ lớn và vừa lửa trong khoảng 10 phút là được.
III. Cách chọn và chế biến lươn cho bé như thế nào an toàn?
– Lươn chọn màu vàng, có đuôi dài, tươi sống. Sau đó cho lươn vào một chiếc nồi, thêm ít muối và ít giấm để lươn ra hết nhớt.
– Theo Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm đã nhận định:
”Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột”
Tuy nhiên, làm cách nào để ăn thịt lươn mà cơ thể có thể hấp thu hết thành phần dinh dưỡng? Cách chế biến tốt nhất đó là nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… Đảm bảo cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.
Những lưu ý người tiêu dùng cần phải nhớ khi mua thịt lươn ngoài chợ chính là tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến.
Thịt lươn có chứa khá nhiều protein, trong đó, hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này sẽ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn đánh giá cao những món ăn được chế biến từ thịt lươn. Bài viết trên đã giúp mọi người biết được cách chế biến các món ngon từ lươn cho bé cùng cách sơ chế sạch, lựa chọn lươn tươi.
Hy vọng bài viết có những thông tin hữu ích giúp các mẹ nấu được món ăn ngon thường ngày và thường xuyên đổi khẩu vị cho bé. Qua đó hỗ trợ sức đề kháng của trẻ được tốt hơn và giúp bé phát triển toàn diện, khiến mẹ bé thêm yên tâm.
Chúc bé thật khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn và luôn là niềm tự hào của mẹ nhé.
4.7
/
5
(
3
bình chọn
)