7 ngày

Làm thế nào để ôn thi hiệu quả luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các sĩ tử sắp phải đối mặt với kỳ thi quốc gia sắp tới. Vậy làm thế nào để có phương pháp ôn thi hiệu quả, khoa học, tiết kiệm thời gian và công sức? Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm ôn thi giúp các bạn tự tin, chủ động vượt qua những thử thách trong kỳ thi sắp tới

 

1.Lên lịch trình từ sớm.

 

Cách ôn bài tối ưu nhất là phải được thực hiện liên tục và quan trọng là bắt đầu từ sớm nhất có thể. Việc ôn bài theo phương pháp chia nội dung thành từng mục nhỏ sẽ tốt hơn là học kiểu gấp rút “nước tới chân mới nhảy”. Bạn có thể sử dụng flashcard và mang theo trong túi sách để ôn luyện mọi lúc mọi nơi.

 

2. Không thức quá khuya. 

 

Nhiều bạn cố thức khuya học bài quá 11, 12 giờ khuya, thậm chí “overnight”, thức trắng đêm luôn với ly cà phê chống buồn ngủ. Điều đó sẽ hại cho sức khỏe của bạn nghiêm trọng. Có bạn thức đêm để rồi ngày mai rồi ngủ… bù. Thức đêm như thế thì thức làm gì cho vô ích ?

 

Cơ thể cần giấc ngủ đủ 7, 8 tiếng vào ban đêm để nghỉ ngơi, phục hồi sinh lực. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể. Đừng ép cơ thể bạn trái với nhịp sinh học. Đừng nên thức quá 10 giờ khuya. Và hãy dậy khoảng 5 giờ rưỡi sáng, tập thể dục khởi động cơ thể 10 phút, sau đó đã ngồi vào bàn học. Buổi trưa, nếu có thể, bạn nên ngủ 30 phút đến 1 giờ, nếu bạn học buổi chiều, xa trường thì “chợp mắt” khoảng 15 – 20 phút cũng rất quý.

Thức quá khuya sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

 

3.Tự học mỗi ngày

 

Việc đọc đi đọc lại sẽ giúp bạn nhuần nhuyễn những kiến thức đó mà không cần phải học vẹt. Theo David Cox, sinh viên ngành Tâm lý học, đã khẳng định việc lặp lại là một trong những cách hiệu quả nhất để ghi nhớ và xử lý thông tin. Bạn cũng có thể ghi nhớ kiến thức bằng những phương pháp “thân thiện” hơn, ví dụ, thay vì gạch chân hoặc highlight nội dung trong sách, bạn có thể brainstorm hay đọc to thông tin đó lên để ghi nhớ kiến thức vừa đọc qua.

 

4. Viết ra giấy

 

Đừng “lẩm bẩm” học thuộc lòng như … tụng kinh. Không chỉ các từ mới tiếng Anh, công thức Toán – Lý – Hóa mà cả kiến thức Văn – Sử – Địa đều cần viết ra giấy khi bạn học bài, ôn tập. Viết ra giấy kết hợp với ghi nhớ chủ động sẽ giúp bạn dễ dàng khắc sâu kiến thức rất hiệu quả. Các nhà khoa học cho rằng, viết sẽ kích thích não ghi nhớ, và đó cũng là một hình thức trực quan trong tiếp thu kiến thức.

Viết ra giấy kết hợp với ghi nhớ sẽ giúp bạn học bài hiểu quả hơn

 

 

Rate this post

Viết một bình luận