Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó, rau diếp cá, lá bàng,… Các vị thuốc thiên nhiên lành tính, giúp thanh nhiệt, thải độc, thúc đẩy vết loét niêm mạc miệng phục hồi hiệu quả, an toàn.
Chữa nhiệt miệng bằng thuốc Nam có hiệu quả?
Nhiệt miệng là tình trạng nhiều người gặp phải. Nguyên nhân thường do cơ thể bị nóng trong, hình thành các vết loét ở niêm mạc miệng tại lưỡi, phía trong môi, má, nướu răng,… Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động gây nhiệt miệng như gặp tác dụng phụ thuốc tân dược, chấn thương, bệnh nha khoa, tiêu hóa,…
Người bị nhiệt miệng cảm thấy đau rát khó chịu, đặc biệt là khi ăn phải thức ăn cay nóng, chua, cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vết loét niêm mạc hình thành, bên ngoài có viền đỏ nổi cộm lên trên, bên trong màu hồng sau đó trắng dần, có thể cảm nhận và quan sát thấy bằng mắt thường.
Vết nhiệt miệng xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí. Tùy nguyên nhân, mức độ tổn thương mà thời gian phục hồi ở mỗi người sẽ không giống nhau. Tuy nhiên thông thường nhiệt miệng sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần xuất hiện, nhanh hơn nếu bạn biết cách điều chỉnh chăm sóc tốt.
Ngoài ra, nhiều người còn dùng các cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng để nâng cao hiệu quả chữa trị, giúp đẩy lùi cơn đau rát nhanh chóng. Vậy thực tế có thể dùng thuốc Nam chữa nhiệt miệng không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên bất kỳ phương án can thiệp nào cũng sẽ tồn tại các ưu và nhược điểm nhất định.
Việc dùng thuốc Nam trong điều trị nhiệt miệng, lở loét niêm mạc họng có thể mang lại nhiều lợi ích, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế. Cụ thể như sau:
Về ưu điểm:
- Thảo dược thiên nhiên lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ như khi dùng thuốc tân dược.
- Hoạt chất có trong cây thuốc Nam giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng, thải độc, mát gan, ngoài ra còn giúp khắc phục nhiều vấn đề liên quan khác.
- Có thể tìm hái xung quanh nhà, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.
- Sử dụng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ.
- Cung cấp các dưỡng chất hữu ích khác giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Về nhược điểm:
- Thuốc Nam lành tính nên đòi hỏi người dùng phải sử dụng trong thời gian nhất định mới nhận thấy hiệu quả. Ngoài ra tùy cơ địa của mỗi người mà tác dụng của thuốc phát huy nhanh hay chậm.
- Phù hợp với tình trạng nhiệt miệng nhẹ, giúp hỗ trợ điều trị. Trường hợp vết loét trong miệng nhiều, kích thước to, sử dụng thuốc Nam không thể cải thiện hoàn toàn cần thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn hướng giải quyết phù hợp khác.
- Một số trường hợp dùng thuốc Nam không phù hợp, không sơ chế cẩn thận có thể bị nhiễm khuẩn, vết thương trở nên đau rát nhiều hơn.
Do đó, trước khi áp dụng bạn nên thận trọng trong việc chọn lựa cây thuốc và sơ chế sạch sẽ, loại bỏ tạp chất để đảm bảo quá trình dùng thuốc an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, khi dùng nên kiên trì, kết hợp chăm sóc, theo dõi tình trạng vết loét để có hướng khắc phục kịp thời, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Một vài cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng nhanh khỏi
Dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi như trên đã đề cập, thuốc Nam thường lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ, đồng thời còn giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một vài cây thuốc được dùng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Cỏ mực – Cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng
Cây cỏ mực hay còn được gọi với tên khác là cây nhọ nồi, hạn liên thảo, kim lăng, là cây thuốc Nam quen thuộc, được nhiều người biết đến. Cây mọc hoang ở nhiều nơi trên các vùng đất ẩm. Sở dĩ người ta gọi nó là cỏ mực là do lá cây khi vò ra có màu đen nâu đặc trưng.
Cỏ mực được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý. Trong đó có thể kể đến các tác dụng chính như làm mát gan, kháng khuẩn, giảm đau, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,… Dùng cỏ mực chữa nhiệt miệng là một trong những công dụng được nhiều người truyền tai nhau.
Cây thuốc Nam nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau rát tại vết loét, đồng thời ngăn nguy cơ nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, đẩy nhanh tiến độ làm lành vết thương. Cách sử dụng vô cùng đơn giản như sau:
- Bạn hái một nắm cây cỏ mực, sau đó ngâm với nước muối loãng, rửa lại thật sạch rồi để ráo.
- Cho cỏ mực vào trong cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Thêm một ít mật ong vào trong nước cốt cỏ mực để tăng hiệu quả làm lành vết thương.
- Sau khi vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, bạn sử dụng tăm bông chấm nước cốt cây thuốc thoa lên vùng cần điều trị.
- Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất, giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
2. Dùng cây rau ngót chữa nhiệt miệng
Cây rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, theo ghi chép loại cây này có tác dụng giải độc, làm mát cơ thể, lợi tiểu, hỗ trợ giảm sốt, chữa bệnh ho, viêm phổi và các vấn đề sức khỏe khác. Nhờ trong loại cây này chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như protit, gluxit, tro, canxi, photpho, vitamin C, axit amin,…
Các dưỡng chất giúp củng cố, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt hơn, đẩy nhanh quá trình sản sinh tế bào mới, phục hồi vết loét trong khoang miệng cho bệnh nhân đang bị nhiệt miệng. Lưu ý không dùng loại rau này cho phụ nữ đang mang thai để đảm bảo an toàn cho thai phụ.
Sử dụng rau ngót chữa nhiệt miệng tại nhà theo cách làm dưới đây:
- Hái một nắm lá rau ngót tươi, ngâm rửa thận trọng trước khi dùng.
- Sau đó cho lá rau vào trong cối giã lấy nước cốt.
- Thêm mật ong vào, khuấy đều.
- Tương tự như cách làm kể trên, bạn dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp bôi lên vị trí nhiệt miệng.
- Mỗi ngày kiên trì áp dụng 2 – 3 lần giúp giảm đau, làm lành vết thương nhanh hơn.
3. Mẹo chữa nhiệt miệng bằng lá trà xanh
Trà xanh cũng được xem là một trong những cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được nhiều người lựa chọn. Lá trà dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống nhờ chứa các thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Điển hình là chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất tự nhiên.
Không chỉ hỗ trợ thanh nhiệt, loại bỏ độc tố giúp nhiệt miệng thuyên giảm, lá trà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Theo ghi chép, trà xanh giúp cơ thể cải thiện đề kháng, ngăn nguy cơ hình thành khối u ác tính, cầm tiêu chảy, chống lão hóa sớm, bảo vệ gan, thận,… và nhiều vấn đề khác.
Dùng lá trà chữa nhiệt miệng giúp chống viêm, kháng khuẩn, đồng thời thúc đẩy vết loét mau chóng lành lặn. Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Hái khoảng một nắm lá trà xanh tươi, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho lá trà vào nồi nấu sôi để tinh chất tiết ra trong nước.
- Sau khi chắt nước trà để nguội dùng súc miệng hàng ngày, ngậm khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ.
- Thực hiện mỗi ngày, áp dụng kiên trì giúp chữa nhiệt miệng, giảm triệu chứng khó chịu.
4. Rau đắng – Cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng
Một trong những cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được nhiều người nhắc đến không thể bỏ qua cây rau đắng đất. Theo dân gian, loại cây này có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, giúp làm lành vết loét miệng khá hiệu quả.
Ngoài tên gọi là rau đắng đất, loại cây này còn được gọi với các tên khác như biển súc, cây xương cá, càng tôm. Câu rau đắng đất là cây lành tính, không chứa độc, có vị đắng đặc trưng. Công dụng của loại cây này đối với sức khỏe có thể kể đến như giúp lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, sơ can,…
Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng chỉ ra trong loại cây này chứa các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, tanin, saponin, flavonoid,… Chúng hỗ trợ kháng khuẩn cho cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại, giảm nhiệt miệng và các vấn đề khác. Dùng theo cách đơn giản sau:
- Sử dụng một nắm rau đắng đất ngâm rửa sạch sẽ, rồi giã lấy nước cốt.
- Ngậm nước cốt rau đắng đất rồi nuốt từ từ.
- Trường hợp dùng cho trẻ em thì sử dụng tăm bông chấm lên vị trí bị loét miệng.
- Dùng kiên trì để nhận được kết quả tốt nhất.
5. Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non
Sử dụng lá bàng non chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Loại lá thiên nhiên này có chứa các chất với công dụng kháng khuẩn tốt, giúp làm sạch vết thương, thúc đẩy nhanh thời gian phục hồi.
Ngoài công dụng đối với người đang bị nhiệt miệng, lá bàng non còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh về dạ dày, sâu răng, viêm họng, ngoài ra còn dùng trị mụn và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác. Bạn có thể tham khảo bài thuốc Nam từ lá bàng non để giảm triệu chứng nhiệt miệng tại nhà.
Sử dụng kiên trì giúp kháng khuẩn, làm lành vết loét niêm mạc, giảm đau hữu hiệu. Cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng lá bàng non tươi, hái khoảng một nắm, không sử dụng lá bàng già, bị hư hỏng, sâu trắng bám vào.
- Ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch, rửa lại rồi tiến hành đun nước lá bàng.
- Khi nước sôi bừng lên thì nhỏ lửa, nấu liu riu cho các chất trong lá bàng tiết ra trong nước.
- Sau đó tắt lửa, lọc lấy nước lá bàng bảo quản trong chai, đậy nắp.
- Mỗi lần dùng ngậm một ngụm nước nấu từ lá bàng trong 2 – 3 phút rồi nhổ bỏ.
- Áp dụng kiên trì mỗi ngày 2 – 3 lần sau khoảng vài ngày tình trạng nhiệt miệng cải thiện đáng kể, miệng vết thương se nhỏ, giảm đau rát hẳn.
6. Cây rau má chữa nhiệt miệng tại nhà
Bên cạnh các cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng kể trên, rau má cũng là sự lựa chọn của nhiều người. Không chỉ là loại rau quen thuộc trong nhiều bữa ăn, rau má còn là vị thuốc dân gian giúp điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng nóng trong, nhiệt miệng, lở loét niêm mạc đau rát khó chịu.
Theo đó, loại rau này có tính mát, vị đắng nhẹ, tác dụng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể, đặc biệt còn lợi sữa, tốt cho người đang mắc các bệnh lý nha khoa. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng chỉ ra trong rau má có chứa các chất giúp làm lành vết thương niêm mạc nhanh chóng, chữa nhiệt miệng hữu hiệu.
Tham khảo ngay cách sử dụng rau má trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản như sau:
- Dùng nắm rau má tươi, không bị hư hỏng ngâm rửa nước muối loãng rồi rửa lại sạch, sau đó giã lấy nước cốt. Uống nước rau má mỗi ngày giúp làm mát cơ thể, giúp vết loét miệng mau chóng hồi phục.
- Ngoài ra bạn có thể dùng nước rau má súc miệng, ngậm mỗi ngày để giảm đau, làm vết thương se miệng nhanh hơn.
- Trường hợp bạn không thích dùng nước rau má tươi có thể nấu canh, uống nước rau má nấu cũng mang lại hiệu tốt.
7. Cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng – Dạ cẩm
Dạ cẩm là một trong các cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được nhiều người biết đến. Dạ cẩm hay còn gọi là cây loét mồm, ngón lợn, cha khẩu cắm,.. mọc ở nhiều nơi. Loại cây này được dùng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có nhiệt miệng, bệnh về dạ dày.
Dân gian sử dụng dạ cẩm chữa viêm loét lưỡi, miệng nhờ loại cây này chứa các chất giúp thải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau hữu hiệu. Sử dụng đúng cách kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để đạt được kết quả tốt nhất. Tham khảo cách dùng dưới đây:
- Dùng khoảng 50g cây dạ cảm tươi, ngâm rửa với nước muối cho thật sạch, sau đó giã nát.
- Lọc lấy nước cốt, dùng tăm bông chấm lên vị trí bị loét.
- Nếu dùng dạ cẩm khô thì sắc nước với 25g cây thuốc uống mỗi ngày.
8. Chữa nhiệt miệng tai nhà bằng lá trầu
Lá trầu không cũng là một trong những vị thuốc được dùng trong điều trị nhiệt miệng. Trong lá trầu có chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm giúp vết thương lành miệng nhanh hơn, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như đau rát, khó chịu cho người bệnh.
Có thể kể đến etsragol, chavicol, eugenol, chất chống oxy hóa,… giúp vết thương phục hồi nhanh, giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng gây ra các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Lá trầu gần gũi dễ tìm, bạn có thể hái lá trầu ngoài vườn chữa nhiệt miệng theo cách đơn giản như sau:
- Dùng khoảng 100g lá trầu không, tươi, rửa với nước muối pha loãng cho sạch tạp chất.
- Sau đó cho lá trầu không vào nồi nước đun sôi.
- Lọc lấy nước lá trầu, thêm một chút muối cho vào tủ lạnh dùng dần.
- Súc miệng bằng nước lá trầu nấu hàng ngày, mỗi ngày 2 lần để giảm tình trạng nhiệt miệng.
Trên đây là một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được sử dụng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp dùng thảo dược thiên nhiên lành tính và an toàn, giúp xoa dịu các triệu chứng khó chịu, thúc đẩy vết thương phục hồi nhanh chóng. Không chỉ điều trị nhiệt miệng, thuốc Nam còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe khác.
Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng
Dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng là sự lựa chọn của nhiều người. Bởi như đã đề cập về độ an toàn của thuốc Nam hơn so với thuốc tân dược. Tuy nhiên phương án này sẽ thích hợp với tình trạng nhẹ, phục hồi trong thời gian nhất định.
Trường hợp nhiệt miệng với các vết loét nặng cần khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị. Ngoài ra, khi lựa chọn dùng thuốc Nam chữa nhiệt miệng, bạn đọc cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
- Lựa chọn cây thuốc phù hợp, dùng loại tươi hoặc khô được sơ chế thận trọng để tránh nhiễm tạp chất khiến vùng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả phát huy còn tùy cơ địa, tình trạng nhiệt miệng ở mỗi người. Bạn nên kiên trì, sử dụng đúng hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất.
- Không lạm dụng, không dùng kết hợp tùy ý với các thuốc khác để tránh gây ra hiện tượng tương tác thuốc khiến cơ thể gặp phải các phản ứng ảnh hưởng sức khỏe.
- Ngoài dùng thuốc Nam, bạn đọc nên kết hợp xây dựng một chế độ sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, ưu tiên các thực phẩm có tính mát, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Ăn điều độ, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, thức uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá,…
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Uống đủ nước mỗi ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chăm sóc răng miệng tránh vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm tái phát, khiến tình trạng nhiệt miệng lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm các thông tin về cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng và cách sử dụng. Tuy nhiên nhằm đảm bảo an toàn, bạn đọc nên kiểm tra tình trạng viêm loét, trường hợp nặng hãy thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.