30 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Các đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt này bao gồm các đề đọc viết chính tả, tập làm văn, đọc hiểu giúp luyện đề thi chuẩn bị cho kì thi học kì 2 Tiếng Việt 3 sắp diễn ra.
Tham khảo chi tiết:
I. 05 Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Hay nhất
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Con cá thông minh
Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.
Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực.
Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu?
A. trong ao
B. cái hồ lớn
C. ngoài biển
Câu 2: Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì…
A. bất lực
B. quá đông
C. đi quanh hồ
Câu 3: Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì …
A. diệt được đàn kiến
B. được ăn no
C. đàn con được ăn no
Câu 4: Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì?
A. dũng cảm
B. hi sinh
C. siêng năng
Câu 5: Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào?
A. Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người.
B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ.
C. Nói với Cá Quả mẹ như nói với người.
Câu 6: Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”
A. dại dột
B. thông minh
C. đau đớn
Câu 7: Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ.
Câu 8: Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ?
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
– Đọc cho học sinh viết bài.
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em biết hoặc đã được xem.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
B
A
C
B
B
B
Điểm
0,5
0,5
1
1
0,5
0,5
* Câu 7 và câu 8 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Bài viết: Nghệ nhân Bát Tràng
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Cánh cò bay lả, bay la
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
Hồ Minh Hà
– Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm)
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)
– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Bài được điểm tối đa khi:
- Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài .
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày đẹp.
- Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Mẫu:
Hằng năm, cứ vào ngày nhà giáo Việt Nam, trường em lại tổ chức rất nhiều hoạt động như thi văn nghệ, thi nấu ăn, tổ chức các trò chơi cho các bạn học sinh. Đặc biệt, trò chơi kéo co vẫn thu hút được đông đảo các bạn và thầy cô cũng đón xem, vì không khí vui nhộn và tiếng la hét ầm ĩ vang cả một góc sân.
Khi cuộc thi kéo co sắp bắt đầu thì các bạn học sinh khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bằng. Mỗi đội gồm 5 người cùng kéo. Nhà trường chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây đó có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách, cũng như khi sợi dây đỏ đó bị kéo về bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.
Khán giả xung quanh sân rất đông, họ đang chờ đợi thí sinh của hai đội bước ra sân. Khi vào trận, thí sinh của hai bên hì hục giữ chặt lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng đi giằng lại nhau khiến khán giả mấy phen thót tim. Khán giả bên ngoài cứ ho lớn “Cố lên, Cố lên” dường như tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lẫn tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn.
Cuối cùng, vì đuối sức nên các bạn 3D đã để thua các bạn 3C. Tuy nhiên gương mặt của các bạn vẫn nở nụ cười, vì các bạn đã cố gắng hết mình.
>> Xem thêm: Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem Hay chọn lọc
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Bản Xô-nát ánh trăng
Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:
– Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.
– Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.
Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.
Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:
– Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?
Phải, người khách chính là Bét-tô-ven – nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.
Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.
Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.
(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?
a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.
b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.
c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.
Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?
a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.
b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.
c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.
Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?
a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.
b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.
c. Tiếng đàn réo rắt, du dương.
d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.
Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?
a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.
b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.
c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.
Câu 5: Qua câu chuyện “Bản xô-nát Ánh trăng”, em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng “sĩ” để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.
a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là:…
b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là
c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là ….
d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là:…
Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?
kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?
đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
B. Kiểm tra Viết
Viết lại đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. ĐỌC HIỂU
Câu
1
2
3
4
Đáp án
a
b
a,b,d
c
Câu 5:
Bét-tô-ven là một nhạc sĩ thiên tài. Cảm hứng để ông sáng tác ra những bản nhạc hay xuất phát từ sự rung động chân thành và niềm cảm thông sâu sắc của ông trước vẻ đẹp của tâm hồn con người và cuộc sống xung quanh. Những bản nhạc kì diệu của ông đã làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn và xoa dịu tâm hồn những con người bất hạnh. Ông không chỉ là một nhạc sĩ thiên tài mà còn là một con người giàu lòng nhân ái.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1:
a) thi sĩ ;
b) hoạ sĩ ;
c) ca sĩ ;
d) nghệ sĩ.
Câu 2:
Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3:
Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4:
– Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:
“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
B. Kiểm tra Viết
Để hoàn thành bài tập cô giáo giao cho, chiều nay, em và các bạn trong tổ đã cùng nhau họp và tìm ra những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Bạn nào cũng có nhiều ý kiến muốn được trình bày. Có những ý kiến tương tự nhau nhưng cũng có nhiều ý kiến mới lạ. Sau một hồi trình bày, chúng em tổng kết được các việc cần làm như sau: Không xả rác bừa bãi, đồng thời cần phân loại rác trước khi vứt đi. Hạn chế sử dụng các túi nilon, chai nhựa dùng một lần bằng cách mang theo bình nước, túi vải, hộp nhựa khi mua đồ. Trồng và chăm sóc cho các cây xanh xung quanh mình thêm xanh tốt. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và môi trường sống. Tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường dành cho thanh thiếu nhi. Đọc lại những ý kiến đã được đưa ra, chúng em cùng hạ quyết tâm sẽ cố gắng thực hiện hết những điều ấy.
>> Xem thêm: 11 đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1 – Đọc thành tiếng (4 điểm)
2 – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)
CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU
Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.
(Theo Văn Thảo)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)
A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi
B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa
C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi
Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)
A. 3 câu
B. 4 câu
C. 5 câu
Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)
A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động
B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên
C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già
Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)
A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi
B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung
C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (4 điểm)
Trên con tàu vũ trụ
Kim đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút. Tôi nghe thấy một tiếng nổ kinh khủng và cảm thấy con tàu đang bay lên một cách chậm chạp.
Mặt đất thông báo: “Đã bay được 70 giây.” Tôi không còn ngồi trên ghế được nữa, mà treo lơ lửng giữa trần và sàn tàu. Tất cả bỗng nhiên nhẹ hẳn. Tay, chân và mọi bộ phận cơ thể như không còn của tôi nữa. Tất cả đồ đạc cũng bay. Suốt thời gian đó, tôi vẫn làm việc, theo dõi các thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào cuốn sổ. Có lúc tôi quên mình đang ở đâu, đặt bút chì xuống cạnh người và lập tức nó bay ra xa.
Theo GA-GA-RIN
II. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một con tàu bay vào vũ trụ. Hình dung và tả lại những gì em nhìn thấy xung quanh.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 3
A. 2 – Bài tập về đọc hiểu
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
B (Những con đường mòn…trong gió.
+ Thủy hình dung…nào đó.
+ Và dãy núi đá vôi…xế bóng.
+ Mọi vật sáng lên…như nhung.)
A
C
B. 2. Tập làm văn
Em rất thích những buổi tối mùa hè, ngồi trước hiên nhà ngắm bầu trời đầy sao. Bà thường chỉ cho em thấy đâu là ngôi sao Thần Nông, đâu là ngôi sao Bắc Đẩu. Màn đêm lúc đó giống như một tấm thảm nhung được đính biết bao nhiêu kim cương sáng chói. Vẻ đẹp kì diệu ấy khiến cho em khao khát được khám phá không gian đằng sau những đám mây đó và ao ước một ngày mình có thể bay vào vũ trụ để thỏa mãn ước mơ.
Em nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang được ngồi trong con tàu vũ trụ chuẩn bị bay vào không gian. Sau một tiếng động lớn thì em thấy con tàu dịch chuyển dần dần và vút lên không trung. Qua ô cửa kính, em nhìn thấy phía ngoài, những đám mây như làn sương khói. Thế mà khi nhìn từ mặt đất, em tưởng như chúng đặc như keo, dày và nặng. Một lúc sau, em thấy người nhẹ bẫng. Cả người và mọi vật trong con tàu cứ thế lơ lửng. Vì tàu đã ở ngoài vũ trụ nên không còn chịu ảnh hưởng của trọng lực từ trái đất nữa. Nhìn từ vũ trụ, trái đất đẹp biết bao, trông như một quả cầu khổng lồ với những màu sắc đẹp đẽ, tươi tắn. Những đại dương bao la tạo nên sắc xanh huyền bí khiến trái đất nổi bật giữa vũ trụ mênh mông, các đám mây trắng vờn quanh càng tăng thêm sự huyền ảo. Từ vũ trụ, những ngôi sao cũng to hơn và sáng lấp lánh, vẻ đẹp đó khiến em chỉ muốn đắm mình lâu hơn vào không gian thần tiên ấy.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 4
Môn Tiếng Việt – Lớp 3
(Thời gian 70 phút – Không kể thời gian giao đề)
I. Kiểm tra đọc
A. Đọc to: (4 điểm)
GV tự kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 19 đến 33 tại lớp. Đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi liên quan.
B. Đọc hiểu: (6 điểm – 30 phút)
Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra:
QUÊ HƯƠNG
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.
Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.
Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1)
A. Vùng thành phố náo nhiệt.
B. Vùng nông thôn trù phú.
C. Vùng biển thơ mộng.
Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2)
A. Đi chăn trâu cùng cái Tí.
B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào.
C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.
Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3)
A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.
B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.
Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4)
A. Vì quê hương Thảo rất giàu có.
B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố.
C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.
Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3)
A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học
B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh
C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu
Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2)
A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi.
B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua.
C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu.
Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4)
Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Như thế nào?
Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói…. “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”(M3)
A. Dấu chấm
B. Dấu phẩy
C. Dấu hai chấm
Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3)
II. Kiểm tra viết
A. Chính tả: (4 điểm)
Cây gạo
Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.
Vũ Tú Nam
B. Tập làm văn: (6 điểm)
Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 4
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm):
- Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33
- Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc
* Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm
2. Đọc hiểu – LTVC (6 ĐIỂM)
Câu
Đáp án
Mức – Điểm
1
B
M1 – 0,5
2
C
M2 – 0,5
3
A
M3 – 0,5
4
C
M4 – 0,5
5
C
M3 – 0,5
6
B
M2 – 0,5
7
Học sinh đặt được câu có hình ảnh nhân hóa về cây cối
M4- 1
8
A
M2 – 0,5
9
C
M3 – 0,5
10
Đêm tối, thành phố như thế nào?
M3 – 1
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Đúng tốc, đúng chính tả: 2,5 điểm
– Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm
– Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: (6 điểm)
Yêu cầu:
- Đảm bảo từ 7 đến 10 câu
- Rõ bố cục 3 phần, đúng nội dung kể về một trận thi đấu thể thao
- 5 – 6 điểm: Đủ bố cục gồm 3 phần, đúng nội dung. Diễn đạt mạch lạc. Thể hiện được cảm xúc của người viết. Không mắc lõi sai về dùng từ, diễn đạt.
- 2 – 4 điểm: Kém thang điểm 4 – 5 điểm về thể hiện cảm xúc hoặc mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
- Dưới 2 điểm: Đảm bảo yêu cầu, chọn lọc chi tiết còn sơ sài, lỗi điển hình về dùng từ, đạt câu…..
- Tùy mức độ trừ điểm từ 0,5 đến 5 điểm
- Lạc đề cho 1 điểm
- 2 bài giống nhau hoàn toàn, không cho điểm.
Bài mẫu:
Trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển CLB Sông Lam Nghệ An và CLB Trung Quốc em vừa được chiếu trên VTV3 làm em nhớ mãi.
Bước vào hiệp đấu đầu tiên, hai đội tập trung thi đấu cao độ, từng đường bóng đẹp mắt được phô diễn, những pha chắn bóng hiệu quả của hai đội giúp duy trì điểm số, kết thúc hiệp đấu với tỉ số sát nút, đội tuyển Trung Quốc vươn lên dẫn trước. Bước sang hiệp hai, đội tuyển Việt Nam bình tĩnh hơn, cô Kim Huệ và Ngọc Hoa vào sân đã giúp đội ta có những pha tấn công chắc chắn hơn, đối thủ dù rất cố gắng nhưng không ngăn được những đường bóng đầy tính toán và dứt khoát của cô Kim Huệ. Hiệp hai thế trận hoàn toàn nghiêng về đội ta, hai đội hòa nhau và bước vào hiệp 3. Lần này đội tuyển Trung Quốc giành quyền phát bóng trước. Hai đội thi đấu rất thận trọng, quyết liệt, tranh nhau từng điểm một. Sau phút hội ý, Việt Nam thực hiện chiến thuật bỏ ngỏ thành công, liên tiếp lên điểm khiến đối thủ bất ngờ, bối rối. Cuối cùng bằng pha tấn công của cô Ngọc Hoa ở phía cánh phải giúp đội tuyển nước nhà giành điểm số quyết định.
Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng đầy thuyết phục trước đội tuyển Trung Quốc. Trận đấu đã mang lại niềm vui, sự tự hào cho khán giả trên sân và khán giả trên mọi miền đất nước về thành tích xuất sắc của những cô gái vàng Việt Nam.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 5
Trường Tiểu học
Lớp :…………………………………
Họ và tên :…………………………..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: ………….
Môn: Tiếng Việt 3
Thời gian : 40 phút
Điểm
Đọc: ………
Viết: ………
Nhận xét của giáo viên
A. Kiểm tra đọc:
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm)
Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong SGK TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)
2. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)
CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng dưng!… Hình như có một cái gì đó đã xảy ra ? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”.
Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
– Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ ?
Rồi ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thành Viên. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim?… Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại… Bao nhiêu chiếc cổ tay áo vung lên cao! Mọi người cười nói, thở phào, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.
… Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
G.Xư – phe – gốp
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Chú dế kéo đàn ở đâu?
A. cửa sổ
B. lò sưởi
C. ghế bành
2. Mô – da ước gì?
A. trở thành nhạc sĩ
B. trở thành chú dế
C. trở thành ánh trăng
3. Cậu bé bỗng dưng tỉnh giấc vì …
A. trở thành nhạc sĩ
B. ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ
C. có một âm thanh kéo dài lạ lùng
4. Qua câu chuyện “Chú dế sau lò sưởi” em thấy cậu bé Mô – da có đức tính gì?
A. tuyệt diệu
B. yêu âm nhạc
C. siêng năng
5. Em có suy nghĩ gì về cậu bé Mô – da?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
6. Trong câu “Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.”, tác giả nhân hóa chú dế bằng cách nào?
A. Gọi chú dế bằng một từ vốn dùng để gọi người.
B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về chú dế.
C. Nói với chú dế như nói với người.
7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về chú dế.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
8. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “biết ơn” trong câu “Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.”
A. kính trọng
B. cảm ơn
C. chinh phục
Trường Tiểu học Phong Mỹ 3
Lớp :…………………………………
Họ và tên :…………………………..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: ……..
Môn: Tiếng Việt 3
Thời gian : 40 phút
Điểm
Nhận xét của giáo viên
B/ Kiểm tra viết:
1. Chính tả nghe viết (4 điểm)
Đọc cho học sinh viết bài :
2/Tập làm văn (6 điểm)
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt nhằm bảo vệ môi trường.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 3
HỌC KÌ II Năm học………..
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
* Đọc thành tiếng: (4 điểm).
Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc thành tiếng
Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai dưới 3 tiếng : 0,5 điểm. Đọc sai từ 3 đến 4 tiếng : 0,25 điểm. Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 hoặc 4 dấu câu): 0,5 điểm; ( không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên ): 0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 0,5 điểm ( đọc quá 1 đến 2 phút : 0,25 điểm. Đọc quá 2 phút phải đánh vần : 0 điểm )
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm. Trả lời không được hoặc sai ý: 0 điểm
PHẦN B:
B/ Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 6
Câu 8
Đáp án
B
A
C
B
B
B
Điểm
0,5
0,5
1
1
0,5
0,5
* Câu 5 và câu 7 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm
C. Kiểm tra viết (10 điểm)
* Chính tả (4 điểm) : Bài viết:
Bà Trưng
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
– Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả ,chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm)
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)
– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
*Tập làm văn: (6 điểm)
Bài được điểm tối đa khi
– Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài .
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp.
– Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
II. 8 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 1
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm):
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) (35 phút)
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo Võ Quảng.
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây.
B. Trên vòm lá.
C. Trong gốc cây.
D. Trên cành cây.
Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?
A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.
D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.
Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
D. Để kết bạn với Ong Thợ.
Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?
A. Ong Thợ.
B. Quạ Đen, Ông mặt trời
C. Ong Thợ, Quạ Đen
D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời
Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?
A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.
B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.
C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.
D. Ong Thợ bay về tổ.
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:
….…………………………………………………………………………………………..
Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời nhô lên cười.
B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.
D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.
Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:
….…………………………………………………………………………………………..
Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả – Nghe – viết (4 điểm) (15 phút)
Mùa thu trong trẻo
Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…
Nguyễn Văn Chương
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
II . Tập làm văn (25 phút) (6 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?
- Em đã làm việc tốt đó như thế nào?
- Kết quả của công việc đó ra sao?
- Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………………..
Đáp án:
I. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Đọc tiếng (4 điểm):
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc theo yêu cầu: 1 điểm
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu (6 điểm):
Câu 1: C: (0,5 điểm)
Câu 2: A: (0,5 điểm)
Câu 3: C: (0,5 điểm)
Câu 4: D: (0,5 điểm)
Câu 5: B: (1,0 điểm)
Câu 6: HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm
(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)
Ví dụ:
Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./…
Câu 7: A: (0,5 điểm)
Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)
Câu 9. (1,0 điểm)
– HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm
II. Kiểm tra viết (10 điểm):
1. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm)
+ Viết đủ bài: 1 điểm
+ Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
+ Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Tập làm văn (6 điểm)
+ Nội dung (ý): 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 2
Phòng GD-ĐT CÁI BÈ
Trường TH MĨ LỢI B
Họ tên HS:……………………………
Lớp : 3/2
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC ….
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP BA
Phần: Đọc – hiểu
Thời gian: 35 phút
Đọc kĩ bài tập đọc rồi hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Chim chích và sâu đo
Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống:
– A, có một tên sâu rồi.
Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên.
– Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta?
– Chim chích phân vân: “Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?”
Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: “Mình đo cây hồng… Mình phải được trả công chứ!”
Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: “Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!”
Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi… Nhưng lần này thì đừng hòng!
Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo.
Theo Phương Hoài
1. Con sâu đo trong bài là con vật: (0.5đ)
A. Nguy hiểm chuyên phá hại cây xanh.
B. Hiền lành, giúp ích cho cây xanh.
C. Siêng năng vừa có ích, vừa có hại cho cây xanh.
2, Chim chích mắc lừa sâu đo là do: (0.5đ)
A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng.
B. Chim chích nửa ngờ, nửa tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.
C. Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.
3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì?(0.5đ)
A. Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn.
B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu đo hại cây.
C. Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây.
4. Hãy gạch dưới từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu: (0.5đ)
“Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm.”
5. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (0.5đ)
Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm.
6. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? (0.5đ)
A. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích nhà nông.
B. Chim chích là chú chim hiền lành, chuyên bắt sâu, giúp ích nhà nông.
C. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích, nhà nông.
Phần 2:
1. Chính tả: (Nghe – viết): Người đi săn và con vượn
(Từ Một hôm đến Người đi săn đứng im chờ kết quả…) TV3, tập 2, trang 113
2. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 3
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm: (4đ)
GV cho HS đọc thầm bài “Nhà ảo thuật” SGK Tiếng việt 3 tập 2 (trang 41) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao chị em Xô – phi không đi xem ảo thuật?
A. Vì hai chị em Xô – phi không thích xem ảo thuật.
B. Vì bố đang nằm bệnh viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố.
C. Vì bố mẹ không cho đi xem ảo thuật.
Câu 2: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?
A. Vì hai chị em đã có tiền mua vé.
B. Vì hai chị em nôn nóng muốn vào được xem ngay.
C. Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Câu 3: Các em đã học được ở Xô – phi và Mác phẩm chất nào?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
Câu 4: Hãy cho biết kim giờ và kim phút được nhân hóa bằng cách gọi tên nào?
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước từng bước.
A. Bác, Anh.
B. Chú, Anh.
C. Bác, Cậu.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
I. Chính tả: (5đ)
Nhớ viết bài: Bận (10 dòng thơ đầu) – SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 59).
II. Tập làm văn: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 4
Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10–> 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới:
Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch hằng năm.
Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước.
Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.
Theo Phương Nghi
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nội dung câu hỏi 1 , 2, 4:
Câu 1. Bài văn trên tả cảnh gì?
a. Cảnh ghe xuồng vùng sông nước Nam Bộ.
b. Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ.
c. Cảnh vui chơi của đồng bào Khơ-me.
d. Cuộc thi đấu thể thao.
Câu 2. Quang cảnh lễ hội như thế nào?
a. Đông vui.
b. Tưng bừng, rực rỡ.
c. Im ắng, buồn tẻ.
d. Náo nhiệt, đông vui.
Câu 3: Lễ hội đua ghe ngo có ý nghĩa như thế nào với đồng bào Khơ-me?
Câu 4. Câu mở đầu của bài văn trên thuộc kiểu câu nào?
a. Ai (cái gì, con gì) là gì?
b. Ai (cái gì, con gì) thế nào?
c. Ai (cái gì, con gì) làm gì?
d. Tất cả đều sai.
Câu 5. Từ ngữ nào trong câu “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
Câu 6: Tìm và ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài văn trên.
Câu 7: Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
Phần 2:
1. Chính tả
Thời gian: 15 phút
Giáo viên ghi đề trên bảng và đọc đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy kẻ ô li.
Cây Răng Sư Tử
Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử.Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo trắng màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.
2. Tập làm văn
Thời gian: 25 phút ( Không kể thời gian chép đề)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 5
I. ĐỌC:
A/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)
B/ Đọc thầm (4 điểm). Đọc thầm đoạn văn sau:
Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu… Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cây gạo nở hoa vào mùa nào?
A . Mùa xuân.
B . Mùa thu.
C . Mùa hè.
2. Những từ ngữ nào nói lên cây gạo làm thay đổi khung cảnh làng quê?
A. Bật ra những chiếc hoa đỏ hồng
B . Làm sáng bừng lên một góc trời quê
C. Tất cả những từ ngữ nêu trong 2 câu trả lời trên.
3. Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui?
A. Chim én
B. Chim sáo
C. Nhiều loài chim
4. Tiếng đàn chim về trò chuyện với nhau được tác giả so sánh với những gì?
A, Một cái chợ vừa mở.
B. Một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu .
C. Tất cả những điều nêu trong 2 câu trả lời trên
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
A/ Viết chính tả: (5 điểm)
Nhớ- viết: Chú ở bên Bác Hồ (2 khổ thơ đầu)
B. Tập làm văn: (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 6
A – Đọc thầm và làm bài tập:
Đọc thầm bài: «Cây gạo» (sách GK Tiếng Việt lớp 3, tập II, trang 144). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Vào mùa hoa .
b. Vào mùa xuân.
c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau .
Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
Đó là: ……………………………………………………………………….…….……
b. 2 hình ảnh.
Đó là: ………….……………………………………………..…………………………
c. 3 hình ảnh.
Đó là: …………………………………………………………………………………..
Câu 4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?
a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa .
b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.
c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa .
Câu 5: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “bằng gì” trong câu văn sau:
Hằng ngày, Lan đi học bằng xe đạp.
II. Kiểm tra viết.
1 . Chính tả: Nghe – viết Mưa
2. Tập làm văn.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, kể về một buổi lao động ở trường, lớp em.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 7
I. Kiểm tra đọc (10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài 34A: Vì sao chú cuội ở trên cung trăng?, tập đọc “Sự tích chú Cuội cung trăng” sách tiếng việt lớp 3 tập 2B trang 91- 92. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1/ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
a. Chú Cuội đi rừng và chặt nhầm cây thuốc quý nên tình cờ biết được.
b. Chú Cuội đánh chết hổ con và thấy hổ mẹ lấy lá của cây thuốc quý cứu sống hổ con.
c. Ông Tiên thương Cuội thành thật, lo làm lụng nên chỉ cho cây thuốc quý .
Câu 2/ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
a. Chú dùng cây thuốc vào việc cứu người.
b. Chú dùng cây thuốc cứu con gái phú ông và gả cho về làm vợ.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 3/ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
a. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc nên cây bay lên trời.
b. Chú Cuội thấy cây bay lên trời nên nhảy bổ đến. Cây thuốc cứ bay lên, kéo theo Cuội cùng bay lên.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 4/ Bộ phận in đậm trong câu Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
a. Bằng gì?
b. Khi nào?
c. Cái gì?
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cóc kiện trời” SGK Tiếng Việt 3 Tập 2B trang 83.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy kể từ 5 – 7 câu nói về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem:
Gợi ý
– Trò chơi hoặc cuộc thi gì?
– Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra ở đâu?
– Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra như thế nào?
– Kết quả ra sao?
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số 8
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4đ)
Đối đáp với vua
1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.
2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :
Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :
Trời nắng chang chang người trói người
4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.
Theo QUỐC CHẤN
II. Đọc văn bản sau và làm bài tập: (6đ)
Nâng niu từng hạt giống
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Theo Minh Chuyên
Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:
a, Nhà thiên văn học
b, Nhà sản xuất
c, Nhà khoa học
Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?
a. Thuốc trị bệnh dịch hạch
b. Nhiều giống lúa mới
c. Công trình bảo vệ môi trường
Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?
a, Năm hạt thóc giống quý
b, Mười loại hạt quý
c, Mười hạt thóc giống quý.
Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?
a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người
b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm
c, Cả a, b đều sai.
Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?
a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt
b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét
c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.
Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
a. Đất nước
b. Làng xóm
c. Làng quê
Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?
a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc
b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè
c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi
Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?
a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu
b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ
c. Anh cua đang bò vào chum nước
Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Một hôm… ông bảo con:
– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm …. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.
B, Phần luyện từ và tập làm văn
I. Luyện từ và câu (4 đ)
Gạch 1 gạch dưới bộ phận chính thứ nhất, gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau
a. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em
b. Hè đến, tiếng ve kêu râm ran
II. Viết đoạn, bài (6 đ)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 8
I. (4đ)
II. (6đ) Đọc văn bản và làm bài tập
Câu 1: c
Câu 2: b
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: b
Câu 6: a
Câu 7: c
Câu 8: c
Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống
Câu 10 : Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
Câu 11:
Một hôm, ông bảo con:
– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. 4 điểm (HS Tự làm)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
* Nội dung:
– Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm
* Kĩ năng:
Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm
Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm;
Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm
Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
Mẫu 1:
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
III. 02 Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt do TimDapAnbiên soạn
- Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Số 1
- Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt – Số 2
IV. 05 đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021
V. 10 đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020
………………………………………………………………………….
30 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 giúp các em ôn luyện và chuẩn bị tốt các bài tập ở nhà. Việc chuẩn bị các bài học trước ở nhà cũng là cách giúp các em học sinh học tập tốt hơn, với tài liệu ôn thi Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh dễ dàng tham khảo cũng như ôn luyện và củng cố kiến thức Tiếng Việt 3 nhanh chóng. Bên cạnh môn Tiếng Việt 3 thì môn Toán 3 cũng rất quan trọng. Cùng TimDapAntải đề thi Toán lớp 3 học kì 2 về nhé: Bộ 05 đề thi Toán học kì 2 lớp 3 năm 2021 – 2022
Ngoài 30 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà Tìm Đáp Án đã đăng tải. Chúc các em học tốt!
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3
Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều