2022-04-04
Bạn đang có ý định mở cửa hàng sắt thép? Quy trình, thủ tục mở cửa hàng sắt thép ra sao? Nhiều người muốn mở cửa hàng thuận lợi đi vào kinh doanh nhưng không biết giấy tờ và thủ tục cần tiến hành như thế nào? 8 bí quyết mở cửa hàng sắt thép thành công nhất cho người mới bắt đầu sẽ được đưa ra trong bài viết sau đây.
1. Điều kiện và thủ tục cần thiết để mở đại lý kinh doanh sắt thép
Từ trước đến nay, vật liệu xây dựng là những nguyên vật liệu quan trọng và thiết yếu của quá trình xây dựng. Nhiều công trình, cơ sở vật chất, khu công nghiệp, cầu đường, bất động sản đều cần đến sắt thép để hoàn thành. Nhu cầu sử dụng sắt thép để xây dựng ngày càng tăng bởi nhu cầu và sự phát triển của kinh tế. Càng phát triển, con người càng muốn xây dựng những công trình để phục vụ xã hội, mục đích kinh doanh,… Tuy nhiên, quy trình và thủ tục mở cửa hàng sắt thép ra sao? Cần giấy tờ và thủ tục như thế nào để có thể thực hiện mở đại lý kinh doanh sắt thép? Để mở đại lý kinh doanh sắt thép, bạn cần đạt các yêu cầu:
- Có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, kho bãi nơi đặt cửa hàng kinh doanh sắt thép.
- Địa điểm mở cửa hàng kinh doanh sắt thép bảo đảm an toàn giao thông và có lối đi rộng rãi để vận chuyển nhiều hàng hóa cồng kềnh.
- Cửa hàng sắt thép có bảng hiệu ghi rõ tên cửa hàng.
- Giấy tờ có nguồn gốc sản phẩm sơ yếu lý lịch của chủ kinh doanh.
Điều kiện mở cửa hàng sắt thép
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh sắt thép, bạn phải đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế môn bài
Lưu ý, để có thể chuẩn bị đầy đủ và đúng hồ sơ đăng ký và đóng thuế chính xác, chủ kinh doanh nên nhận sự trợ giúp tư vấn pháp lý từ các công ty, văn phòng luật uy tín.
2. Nên lựa chọn địa điểm như thế nào để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép
Trước khi quyết định thuê mặt bằng, bạn nên khảo sát thị trường trước để xác định tình hình. Vị trí mặt bằng tác động rất lớn đến quá trình kinh doanh.
Đối với mô hình cửa hàng kinh doanh sắt thép, khối lượng và số lượng nguyên vật liệu khá lớn. Bạn hãy cân nhắc địa điểm thuê mặt bằng rộng rãi để chứa hàng và thuận tiện trong quá trình vận chuyển nhập kho, xuất kho. Thông thường, các cửa hàng sắt thép thường bố trí gần với các kho bãi để tiện kinh doanh và vận chuyển. Bạn nên tránh những nơi đông đúc như siêu thị, chợ, trường học,… Khi vận chuyển sắt thép thì cần xe vận chuyển chuyên dụng, cồng kềnh dễ gây ùn tắc giao thông và nguy hiểm cho người xung quanh. Tốt nhất là bạn nên chọn khu vực có đường rộng lớn, hai chiều để đảm bảo an toàn và không gian cho vận chuyển.
3. Nên chọn nhà cung cấp sắt thép nào chất lượng khi mở cửa hàng sắt
Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng cung cấp sắt thép chất lượng. Bên cạnh đó, vẫn có các nguồn hàng nhái, kém chất lượng nên rất khó cho người mới tìm được nguồn cung cấp sắt thép uy tín. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những chủ kinh doanh sắt thép và tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lượng.
Nhà cung cấp sắt thép chất lượng
Nguồn cung cấp sắt thép chất lượng bạn nên tham khảo các yếu tố:
- Đã có thương hiệu trên thị trường sắt thép
- Có nhiều phản hồi tốt từ người tiêu dùng, các đại lý
- Quy mô kinh doanh rộng, phân phối hàng nhiều cơ sở
Bạn cũng nên chú ý đến dịch vụ giao hàng, hình thức thanh toán trước khi quyết định ký kết hợp đồng với nhà cung cấp. Và sau khi ký kết hợp đồng thì nên thiết lập mối quan hệ liên kết với đối tác cung ứng bằng cách thường xuyên hỏi thăm, tặng quà,… Để lý giải cho câu hỏi tại sao nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bởi nhà cung cấp là những đơn vị mang lại nguyên vật liệu để bạn có thể kinh doanh trơn tru. Việc bạn đối xử với đối tác có tốt hay không sẽ phản ánh hình ảnh của cửa hàng, một hình ảnh xấu sẽ khiến quá trình tìm kiếm nhà cung cấp khác khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa những hành động làm ảnh hưởng xấu đến nhà cung cấp của bạn.
4. Cách định giá sắt thép hợp lý khi mở cửa hàng sắt thép
Sắt thép là nguyên vật liệu quan trọng nên có luôn có sự điều chỉnh giá hàng năm. Chủ kinh doanh nên cập nhật thông tin giá nhập của sắt thép để thay đổi giá bán cho phù hợp với thị trường chung. Mức độ cạnh tranh trong ngành khá cao nên bạn cũng cần cân nhắc giá đối với đối thủ cạnh tranh. Sau khi có kế hoạch và chiến lược cụ thể, bạn mới có thể quyết định mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng, thu hút khách hàng đến cửa hàng nhiều hơn. Để hấp dẫn khách hàng tới mua hàng trong giai đoạn đầu mới khai trương, chủ cửa hàng cần triển khai những chương trình tiếp thị, khuyến mãi hay giảm giá sốc. Chắc chắn những chương trình này sẽ đem lại cho bạn một lượng khách hàng không nhỏ.
5. Quản lý kho và quản lý bán hàng trong kinh doanh sắt thép
Số lượng sắt thép nhập và xuất kho rất khó kiểm soát thủ công. Ngày nay công nghệ phát triển nên bạn có thể sử dụng phần mềm bán hàng để hỗ trợ quản lý kho hiệu quả. Với phần mềm quản lý bán hàng, bạn không cần ghi chép sổ sách truyền thống. Tiết kiệm thời gian quản lý kho, tiết kiệm chi phí thuê nhân sự để công việc kinh doanh hiệu quả, chi phí tối thiểu.
Quản lý kho và quản lý bán hàng cửa hàng sắt thép
Với phần mềm quản lý, bạn có thể theo dõi số liệu thống kê theo thời gian thực, sản phẩm bán chạy, sản phẩm nào sắp hết hàng. Phần mềm quản lý bán hàng cũng xuất ra kết quả thu chi của cửa hàng trong ngày, tháng, năm để bạn nắm tình hình và điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp.
6. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Cửa hàng kinh doanh sắp thép sẽ cần tuyển nhiều nhân viên với các vị trí công việc khác nhau:
- Nhân viên tại cửa hàng: Tuyển nhân viên thân thiện, nhiệt tình, có thể tư vấn và chăm sóc khách hàng. Được đào tạo thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Nhân viên bán hàng sẽ tạo ấn tượng tốt cho trải nghiệm khách hàng về cửa hàng của bạn.
- Nhân viên kho bãi: Kho bãi sẽ cần khuân vác và sắp xếp hàng hóa nên chúng ta cần tuyển nam giới có sức khỏe tốt. Vật liệu sắp thép có nhiều hàng hóa cồng kềnh, số lượng lớn nên cần những người có sức khỏe và kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro về tai nạn lao động. Hơn hết, công việc sẽ hiệu quả hơn.
- Tài xế lái xe và nhân viên vận chuyển hàng hóa: Những nhân viên này đặc biệt quan trọng. Yêu cầu cho tài xế cần có kinh nghiệm và kĩ năng điều khiển các loại xe có tải trọng lớn. Việc lái xe cần tập trung và tay lái chắc để đảm bảo an toàn cho chính họ và an toàn giao thông của những người xung quanh.
Sắt thép là những nguyên vật liệu nặng, nguy hiểm và nếu không cẩn thận thì sẽ dễ xảy ra tai nạn. Bạn phải mua bảo hiểm cho nhân viên để đảm bảo an toàn cho họ và họ cũng an tâm hơn nếu có rủi ro trong lúc làm việc.
7. Chi phí mở đại lý kinh doanh sắt thép là bao nhiêu?
Chi phí mở đại lý kinh doanh sắt thép gồm có:
- Thuê mặt bằng: Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng sắt thép cần có diện tích ít nhất 50m2 trở lên để chứa các loại sản phẩm. Cửa hàng mở tại khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì tiền thuê dao động khoảng 10-15 triệu/tháng. Còn nếu thuê mặt bằng ở nông thôn thì giá thuê sẽ thấp hơn nhiều.
- Chi phí nhập hàng: Chi phí nhập hàng còn tùy vào quy mô của cửa hàng kinh doanh sắt thép. Số tiền nhập hàng của đại lý sắt thép bình thường sẽ cần khoảng trên 500 triệu đồng.
- Tiền thuê nhân viên: Bạn sẽ cần trả lương cho nhân viên bốc vác, nhân viên bán hàng, nhân viên tài xế,….
- Chi phí cho phần mềm quản lý.
Chi phí mở cửa hàng sắt thép
Vốn dự phòng: Đặc thù của ngành kinh doanh sắt thép sẽ có nhiều đại lý hoặc khách hàng mua nợ. Sau khi có tiền cọc công trình họ mới thanh toán sau. Vậy nên, chủ kinh doanh nên có khoản vốn dự phòng để nhập hàng hoặc cho các tình huống phát sinh. Nhà bán hàng có thể huy động vốn từ gia đình, người thân, bạn bè thay vì vay từ ngân hàng để giảm lãi suất phải trả hàng tháng, cũng như có thể linh động khi trả muộn thời hạn vài ngày.
8. Một số mô hình mở cửa hàng sắt thép
8.1. Cửa hàng kinh doanh sắt thép
Mô hình cửa hàng kinh doanh sắt thép phù hợp với hộ kinh doanh muốn khởi nghiệp với quy mô nhỏ và vừa. Vốn đầu tư không quá nhiều và cửa hàng bán lẻ tại khu vực cửa hàng. Với mô hình cửa hàng kinh doanh sắt thép thì nghiệp vụ kế toán sẽ đơn giản và quản lý cũng không phức tạp.
8.2. Đại lý sắt thép
Mở đại lý bán buôn, bán sỉ sắt thép thì cửa hàng của bạn phải có lượng khách ổn định để đảm bảo tình trạng nhập và xuất hàng hóa mỗi ngày. Để đại lý hoạt động tốt thì bạn cần sắm sửa trang thiết bị, phần mềm quản lý, kho bãi đủ sức chứa để hỗ trợ công việc kinh doanh tối ưu. Khi mở đại lý sắt thép thì bạn cần khảo sát và nhập sỉ cho các cửa hàng quanh khu vực để đầu ra ổn định.
8.3. Cửa hàng kết hợp xưởng sắt thép
Mở cửa hàng kết hợp xưởng sắt thép sẽ tạo dựng lòng tin đối với khách hàng hơn cửa hàng bán lẻ. Xưởng vừa sản xuất vừa bán lẻ nên sẽ tiết kiệm được chi phí nhập hàng như đại lý bán lẻ. Xưởng sắt thép thì không giới hạn thuê số lượng lao động được sử dụng. Quy mô xưởng sắt thép, vốn và địa điểm kinh doanh cũng có thể mở rộng mà không bị giới hạn.
Vì quy mô lớn nên việc quản lý kho, quản lý kế toán sẽ phức tạp đối với người mới khởi nghiệp. Nếu bạn có ý định mở xưởng sắt thép thì phải thuê người có nghiệp vụ kế toán quản lý để việc kinh doanh thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc quản lý từ xưởng đến kho và cửa hàng cũng khá phức tạp. Vốn đầu tư cho mô hình này sẽ gấp 3 lần đại lý sắt thép bình thường. Chủ kinh doanh nên cân nhắc tài chính, mặt bằng và tiềm năng của xưởng nếu mở tại khu vực địa lý đó có phát triển không. Để tránh phá sản hay kinh doanh không hiệu quả, bạn có thể tham khảo mô hình cửa hàng nhỏ rồi dần dần phát triển thêm xưởng sau.
Những gì chúng tôi chia sẻ trên đây là 8 kinh nghiệm kinh doanh sắt thép quý báu nhất cho người mới bắt đầu tham khảo. Nếu bạn muốn đăng ký sử dụng phần mềm bán hàng Nhanh.vn, hãy liên hệ hotline 1900 2812 để được tư vấn báo giá và hướng dẫn đăng kí ngay hôm nay. Mong rằng ý tưởng kinh doanh này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu thực tế về tài chính – kinh tế.