Nhiều thứ có thể kích hoạt quá trình này, chẳng hạn như nhiễm trùng, phẫu thuật, bệnh đường ruột, thuốc men, điều trị ung thư, rối loạn nội tiết tố, mang thai hoặc dị ứng thực phẩm và trạng thái không dung nạp.
Sau đây là một số cách giải tỏa cảm giác buồn nôn, theo Health Line.
1. Nước
Giữ đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng, đặc biệt khi bạn bị bệnh. Đồ uống trong và lạnh như nước, dung dịch bù nước, trà đá, nước ép, đồ uống thể thao và nước dừa được khuyên dùng suốt cả ngày khi bạn cảm thấy buồn nôn.
2. Gừng
Gừng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như gingerol, paradol và shogaol, được cho là có thể cải thiện các triệu chứng buồn nôn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn gừng có thể làm giảm buồn nôn do say tàu xe, phẫu thuật, hóa trị và ốm nghén khi mang thai, theo The Health Site.
3. Chuối
Chuối là một nguồn năng lượng và vitamin tốt. Loại quả này rất dễ ăn ngay cả khi bạn ốm và buồn nôn. Nó có thể giúp thay thế kali bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy.
4. Sốt táo
Rất giàu carbohydrate nhưng lại nhẹ nhàng với dạ dày, sốt táo được khuyên dùng cho những người bị buồn nôn. Với hàm lượng pectin cao, táo có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy.
5. Trà thảo dược
Trà bạc hà hoặc trà chanh là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho chứng buồn nôn. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào cho biết như trên, nhưng nhiều người nhận thấy các loại trà thảo dược có tác dụng làm dịu. Chúng có thể “thủy hóa” cơ thể khi bạn ốm, theo Health Line.
6. Thực phẩm lạnh
Mùi thực phẩm có thể gây cảm giác buồn nôn. Vì thế, các loại thực phẩm lạnh như trái cây ướp lạnh, kem… thường được dung nạp tốt hơn, theo Health Line.
7. Thực phẩm nhiều tinh bột
Gạo, khoai tây và mì là những lựa chọn tốt khi bạn buồn nôn vì chúng có mùi vị nhẹ. Chúng cũng có lượng calorie cao và giúp giữ êm dạ dày của bạn.
8. Nước hầm xương
Nước hầm xương (nước dùng) và súp cung cấp nước và chất điện giải. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc dùng thức ăn đặc hơn khi bạn cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn, theo Health Line.