8 sách hay về ngành dược được tóm lược một cách khái quát, rất cần cho những người hành nghề y, dược và những ai cần tìm hiểu.
Dược thư quốc gia Việt Nam
Dược thư quốc gia Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Y tế nhằm cung cấp cho các thầy thuốc và cán bộ y tế những hiểu biết đúng về thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ nhất được xuất bản năm 2002, là tổng hợp các cuốn dược thư đã xuất bản trước, đồng thời, bổ sung thêm 600 chuyên luận.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở cấp phát thuốc, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người, các viện nghiên cứu y dược, các trường đại học, trung học y dược, các thầy thuốc cần nghiên cứu, nắm vững nội dung của Dược thư quốc gia Việt Nam 2, tập I để áp dụng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập
Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích trong công việc thừa kế học tập,nghiên cứu, phát huy phát triển Y học cổ truyền ở thời đại ngày nay. Cuốn sách gồm những phần chính như sau:
Phần 1: Giới thiệu đại cương về thuốc Y học cổ truyền, bao gồm: tên gọi, cách phân loại,đặc điểm và tính chất của thuốc, cách phối ngũ, những cấm kỵ trong dùng thuốc, liềulượng và các dạng thuốc thường dùng trên lâm sàng.
Phần 2: Giới thiệu hơn 250 vị thuốc thường dùng. Đối với mỗi vị thuốc đều có giới thiệutính vị qui kinh của thuốc, tác dụng dược lý theo y lý cổ truyền (có phần trích dẫn theo Y văn cổ để tham khảo).
Kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại, phần ứng dụng lâm sàng theo các tài liệu trong, ngoài nước và kinh nghiệm điều trị của tác giả, liều dùng và chú ý.
Dược Học Tham Luận
“Hỏi: Thuốc là côn trùng đất đá,rễ,cỏ,da cây,v..v cùng người khác loại mà có thể trị được bệnh cho con người là tại sao?
Đáp: Trời đất chỉ là hai khí âm dương lưu hành mà thành năm vận, đối chọi với nhau mà thành sáu khí. Con người sinh ra gốc ở trời mà gần với đất, tức là bẫm năm vận sáu khí của trời đất để sinh năm tạng sáu phủ. Vật tuy cùng người khác loại, nhưng đều gốc từ một khí của trời đất mà sinh. Mỗi vật riêng được một khí thiên lệch, còn người thì được trọn vẹn khí của trời đất vậy.Một khi khí trong thân người chênh lệch thì sinh ra bệnh tật, thì lại mượn món thuốc thiên lệch một khí để điều chỉnh sự nghiêng lệch trong thân ta cho trở về với quân bình thì hết bệnh vậy. Vả chăng mượn âm dương của vật để biến hóa âm dương trong thân người, nên căn cứ vào đó Thần Nông dùng thuốc để chữa bệnh.”
Trung Y Dược Thuật Toàn Thư
Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh, từ những bài thuốc dân gian đơn giản để chữa trị các chứng bệnh cũng đơn giản như cảm mạo, ho, tiêu chảy…đến những phương thuốc phức tạp dùng nhiều loại thảo mộc, khoáng chất, côn trùng… để chữa trị những chứng bệnh phức tạp như bệnh phủ tạng, bệnh tâm thần…Các dân tộc phương Đông đã trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm để đúc kết những bài thuốc truyền thống phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cơ địa của dân tộc mình.
Quyển sách cổ xưa nhất của người Trung Hoa về dược thảo và y lý là cuốn “Hoàng đế nội kinh” đã ghi lại những nguyên tắc trị liệu và những luận giải về Trung dược, đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của Trung y cho tới ngày nay. “Trung y dược thuật toàn thư” sẽ giới thiệu tới độc giả những phương thuốc truyền thống được thử thách qua thời gian về rất nhiều chứng bệnh, cùng các đề nghị, gợi ý của chuyên gia y tế hiện đại nhằm giúp cho việc phòng và chữa các căn bệnh ấy. Đây là một cuốn sách có tính chất cẩm nang, thiết thực và bổ ích cho tất cả mọi người.
Đông Nam Dược Nghiệm Phương
Trải qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, phòng trị bệnh bảo vệ sức khỏe, tổ tiên ta đã tích lũy được nhiều phương pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật, kết hợp với giao lưu văn hóa giữa các nước có rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình phát triển nền y học cổ truyền có nhiều Danh y như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh… đã có nhiều trước tác quý giá để lại làm rạng rỡ cho nền Y học nước nhà.
Tra Cứu Thuốc Thông Dụng Và Biệt Dược – 100.000 Tên Thuốc Và Biệt Dược
Sách có ba phần chính:
- Các chuyên khảo thuốc từ A đến Z.
- Phụ lục chuyên khảo tổng quan các Nhóm thuốc.
- Mục lục tra cứu.
Nội dung các chuyên khảo được trình bày: tên thuốc (không phiên âm), tên khác, tên Việt Nam (nếu có); dạng thuốc; tác dụng; chỉ định; chống chỉ định và lưu ý (có tương tác và quá liều), được soạn thảo ngắn gọn và súc tích. Các chuyên khảo tổng quan với 39 đề mục là những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, được tóm lược lại một cách khái quát, rất cần cho những người hành nghề y, dược và những ai cần tìm hiểu.
Tra cứu sách có hai cách: theo thứ tự vần chữ cái (alphabet) hoặc tìm số trang ở mục lục. Tuy nhiên, xin được lưu ý: tra cứu dựa trên hoạt chất là chính. Vì vậy cần xem kỹ thuốc ấy mang hoạt chất gì (đã bắt buộc in trên nhãn thuốc và đơn hướng dẫn), đấy chính là thuốc cần tìm. Sử dụng thuốc là một việc khó và phải thận trọng.
Để giữ gìn, tăng cường và chăm sóc sức khỏe cần dùng đến thuốc và các yếu tố nhu cầu khác để tạo nên sự hoàn hảo và hoàn toàn thoải mái về thể chất và tinh thần.
Tiếng Anh Dành Cho Ngành Dược
Quyển sách sẽ trang bị cho người học các kỹ năng ngôn ngữ và tự vựng chuyên môn cần thiết để hiểu các tình huống hằng ngày trong môi trường làm việc.
Dược Thảo Toàn Thư
Từ xa xưa, các loại thảo dược đã được đánh giá cao do chúng có khả năng làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh. Ngày nay, chúng ta vẫn còn dựa vào các đặc tính chữa bệnh của các loại thảo mộc để bào chế khoảng 75% các loại thuốc.Trải qua hàng thế kỷ, các cộng đồng người đã phát triển những cây thuốc cổ truyền của họ làm cho công dụng của nó trở lên có ý nghĩa. Một số phương thuốc và cách chữa bệnh của nó có vẻ lạ lùng và thần bí…
Cuốn sách Dược Thảo Toàn Thư của Andrew Chevallier giới thiệu hơn 550 loài cây, có công dụng phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên thế giới và được xem là các loài đặc trưng có lợi cho sức khỏe.
Sách có kèm bảng chú dẫn (T74 – T213), liệt kê rất nhiều loại cây cỏ rất dễ tìm thấy trong các hiệu thuốc. Phần này cũng liệt kê rất nhiều các loại cây phổ biến được xem như thực phẩm, nhưng lại có giá trị dược phẩm. Bảng chú dẫn về các cây thuốc khác (T214 – T404), liệt kê một số cây ít phổ biến hơn nhưng lại có giá trị dược phẩm quan trọng…
Vnwriter