89+ địa điểm du lịch ở Hà Giang, ½ trong số đó ít người biết đến nhưng cực kỳ đẹp

Nhận thấy chưa có một bài viết/ tài liệu nào liệt kê đầy đủ những địa điểm du lịch ở tỉnh Hà Giang nên Cattour đã tổng hợp và sắp xếp lại các điểm du lịch Hà Giang theo từng huyện để quý khách tham khảo.

Những địa điểm du lịch này tuy rất đẹp và đã có từ lâu nhưng lại khá ít người biết đến vì chưa được quảng bá nhiều. Hi vọng sau bài viết này, quý khách sẽ lựa chọn cho mình những điểm tham quan mới hoặc quay trở lại Hà Giang nhiều lần để khám phá hết những điểm du lịch trên.

Để quý khách dễ tham khảo, chúng tôi đã chia bài viết thành các phần:

I. Địa điểm du lịch ở huyện Đồng Văn

II. Địa điểm du lịch ở huyện Yên Minh

III. Địa điểm du lịch ở huyện Quản Bạ

IV. Địa điểm du lịch ở huyện Mèo Vạc

V. Địa điểm du lịch ở huyện Vị Xuyên

VI. Địa điểm du lịch ở huyện Xín Mần

VII. Địa điểm du lịch ở huyện Hoàng Su Phì

VIII. Địa điểm du lịch ở huyện Bắc Mê

IX. Địa điểm du lịch ở huyện Bắc Quang

X. Địa điểm du lịch ở thành phố Hà Giang

Mời quý khách cùng khám phá!

I. Địa điểm du lịch ở huyện Đồng Văn

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Cột cờ Lũng Cú: điểm cực bắc của Việt Nam

 

Cột cờ Lũng Cú là điểm đến mà bất cứ ai khi đi du lịch Hà Giang đều muốn ghé thăm và check in tại đó. Mặc dù ở rất xa, đường đi lên cũng rất hiểm trở nhưng cột cờ Lũng Cú là biểu tượng của chủ quyền quốc gia, thể hiện niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

 

Cột cờ Lũng Cú - niềm tự hào của người Hà Giang

Cột cờ Lũng Cú – niềm tự hào của người Hà Giang

 

+ Di tích nhà cổ của vua Mèo: Dinh thự họ Vương

 

Dinh thự họ Vương còn được gọi với tên khác là Dinh thự Vua Mèo, được xây dựng cách đây gần 100 năm và là nơi ở chính thức của Vua Mèo Vương Chính Đức từ năm 1928.

 

Trước khi xây dựng Dinh thự Vua Mèo, Vương Đức Chính từng phải lặn lội sang tận Trung Quốc để tìm thầy phong thủy giỏi chọn đất xây dinh thự ở Hà Giang, cuối cùng chọn được mảnh đất gồ lên hình mai rùa tượng trưng cho thần Kim Quy, giàu sang phú quý chính là Dinh thự Vua Mèo ngày nay.

Dinh thự họ Vương - Ngôi nhà uy nghi, xa hoa bậc nhất ở Hà Giang thời Pháp thuộc

Dinh thự họ Vương – Ngôi nhà uy nghi, xa hoa bậc nhất ở Hà Giang thời Pháp thuộc

 

 

+ Phố cổ Đồng Văn

 

Phố cổ Đồng Văn là một con phố nhỏ nằm ngay dưới chân núi đá ở thị trấn Đồng Văn, với chỉ vỏn vẹn hơn 40 nóc nhà nằm san sát, ngôi nào ngôi nấy đều phủ màu rêu phong, tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng trữ tình và sâu lắng.

 

Từ năm 2006, để phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của khách du lịch, huyện Đồng Văn đã tổ chức “Đêm phố cổ” vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này, khắp con phố đều được treo đèn lồng đỏ, bày bán các gian hàng đồ ăn vặt hấp dẫn khiến du khách gần xa ai ai cũng cảm thấy thích thú và nhớ nhung diện mạo mới này của phố cổ Đồng Văn.

Phố cổ Đồng Văn với những nếp nhà đậm màu rêu phong

Phố cổ Đồng Văn với những nếp nhà đậm màu rêu phong

 

+ Cao nguyên đá Đồng Văn

 

​Cao nguyên đá Đồng Văn đúng như tên gọi của nó, là một cao nguyên quanh năm lạnh lẽo, phủ màu xám xịt của những tảng đá đủ mọi hình thù, kiểu dáng xếp chồng lên nhau. Chính vẻ đẹp lạnh lẽo, hoang sơ cùng hình dạng lạ kỳ của những tảng đá lại khiến khách du lịch vô cùng thích thú.

 

Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi những phiến đá cũng làm nên cảnh đẹp hữu tình

Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi những phiến đá cũng làm nên cảnh đẹp hữu tình

 

+ Bãi đá Hải Cẩu (Xã Vần Chải)

 

Bãi đá Hải Cẩu thuộc xã Vần Chải, trên đường từ thị trấn Yên Minh tới Phố Cáo. Bãi đá Hải Cẩu gây ấn tượng với khách du lịch bởi những phiến đá có hình thù thuôn dài, mềm mại như tấm lưng của sư tử biển, nằm san sát và cùng hướng với nhau như một đàn sư tử biển đang tắm nắng. Theo các nhà địa chất, đàn “sư tử biển” này là một tập đá vôi phân lớp khá dày, màu xám sáng, tinh khiết hơn so với những tập đá vôi phân lớp mỏng ở khu vực lân cận.

 

+ Dốc Thẩm Mã

 

Cái tên Thẩm Mã bắt nguồn từ một câu chuyện cực kỳ thú vị của người Mông ở nơi đây. Trước đây, hàng hóa, thực phẩm thường được chở bằng ngựa từ dưới xuôi lên các bản làng. Con ngựa nào đi hết dốc Thẩm Mã mà không bị kiệt sức, vẫn còn khỏe mạnh thì được giữ lại nuôi tiếp. Cái tên dốc Thẩm Mã chính thức ra đời từ đây.

 

Ngày nay con dốc này không còn được sử dụng làm nơi thẩm định sức ngựa mà là nơi thẩm định các tay lái vững vàng của các phượt thủ, của các bác tài khi lên Cao nguyên Đá Đồng Văn.

Dốc Thẩm Mã cheo leo chính là phép thử của những chú ngựa tốt

Dốc Thẩm Mã cheo leo chính là phép thử của những chú ngựa tốt

 

+ Dốc Chín Khoanh

 

Dốc Chín Khoanh là một đoạn dốc trên dốc Bắc Sum, nằm trên đường từ Phố Cáo đi Sủng Là. Con dốc này có 9 khúc cua quanh co, hiểm trở nên được người dân đặt cho cái tên vô cùng thú vị này.

Ngoài cái tên đặc biệt, người ta còn làm hẳn một bài thơ về con dốc này:

Khoanh thứ nhất – Thấy nhau

Khoanh thứ hai – Nhìn nhau

Khoanh thứ ba – Quen nhau

Khoanh thứ tư – Nhờ bà mối đến chơi

Khoanh thứ năm – Đợi người sang nói lại

Khoanh thứ sáu – Em thành nàng dâu

Khoanh thứ bẩy – Giận nhau em bỏ lên rừng

Khoanh thứ tám – Con chim gọi nhau về

Khoanh thứ chín : Em thành bà, anh thành ông

Đời người vùng cao gắn với khoanh dốc

Đi lên đi xuống vun vén cho tròn

Chín khoanh cho chín chờ mong

Con người đi hết đường cong lại về.

(Thơ Chu Thị Minh Huệ)

Chinh phục được dốc Chín Khoanh, đó là cảm giác của thành tựu, của sự viên mãn, là niềm vui sau khi kiên trì cùng nhau đi đến cuối con đường. Người ta còn tương truyền rằng, cặp đôi nào đi chợ Phố Cáo về mà leo hết những khoanh dốc này sẽ nên duyên vợ chồng.

Tương truyền rằng cặp đôi nào cùng nhau đi hết dốc Chín Khoanh sẽ nên duyên vợ chồng

Tương truyền rằng cặp đôi nào cùng nhau đi hết dốc Chín Khoanh sẽ nên duyên vợ chồng

 

+ Phim trường Nhà của Pao (xã Sủng Là)

 

Nếu bạn đã từng xem bộ phim “Chuyện của Pao” thì chắc hẳn sẽ còn ấn tượng với căn nhà mang dáng vẻ trầm mặc nhưng cũng rất xinh đẹp, lãng mạn của chàng Pao.

 

“Nhà của Pao” cũng giống như biết bao ngôi nhà khác ở làng văn hóa Lũng Cẩm, với tường vách đất và mái ngói nhuốm màu thời gian. Tuy nhiên điểm nhấn của ngôi nhà chính là không gian xung quanh đó. Khắp nơi quanh “Nhà của Pao” vào mùa xuân lúc nào cũng tràn ngập sắc thắm của những bông hoa mận, hoa đào khiến du khách đến đây ai ai cũng quyến luyến chẳng muốn rời đi.

"Nhà của Pao" mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng có cái gì đó rất cuốn hút khách du lịch

“Nhà của Pao” mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng có cái gì đó rất cuốn hút khách du lịch

 

+ Đồn Cao Đồng Văn

 

Đồn Cao là một lô cốt nằm trên đỉnh núi, có độ cao tới 1200m so với mực nước biển, và được người Pháp xây dựng để làm chòi canh gác. Từ Đồn Cao, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thị trấn Đồng Văn, những ngọn núi trùng trùng điệp điệp xa tít tắp tới tận chân trời.

 

Từ Đồn Cao, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thị trấn Đồng Văn

Từ Đồn Cao, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thị trấn Đồng Văn

 

+ Dốc chữ M

 

Từ Mèo Vạc về Yên Minh theo hướng Lũng Phìn, bạn sẽ thấy tuyến đường đèo dốc độc đáo này. Con đường chữ M mềm mại, uốn lượn trên nền đá tai mèo xám xịt, ẩn hiện trong làn khói lam chiều. 

 

Dốc chữ M ẩn hiện trong làn khói lam chiều

Dốc chữ M ẩn hiện trong làn khói lam chiều

 

+ Thung lũng Sủng Là

 

Bạn từ hướng Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao  và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây là xã vùng cao đẹp nhất.

 

Thung lũng Sủng Là đẹp như một bức tranh thủy mặc

Thung lũng Sủng Là đẹp như một bức tranh thủy mặc

 

+ Thị trấn Phó Bảng

 

Từ phía xa xa trông về Phó Bảng, bạn sẽ thấy những ngôi nhà bé xíu hiện ra, như những mái nhà của cư dân tí hon và khiến bạn nghĩ ngay đến vùng đất đẹp xinh của những câu chuyện cổ tích. Những ngôi nhà trình tường ấy được làm từ đất nên khoác lên những sắc màu độc đáo, một chút màu nâu pha đỏ, màu vàng ngà, ghi dấu ấn hoài niệm theo dòng thời gian vài trăm năm. Có những bức tường im lim phủ rêu xanh, cũng có vách đất đã nứt theo đường lượn sóng, những cánh cửa cũ kỹ cùng những mái ngói âm dương, câu đối cổ một thời đã xa càng khiến cho thị trấn nơi đây nhuộm vẻ đìu hiu, cô quạnh như tách biệt hẳn thành một vùng đất riêng. Phải chăng từ từ rơi vào quên lãng?

 

Thị trấn Phó Bảng mang trong mình một nét buồn trầm mặc khiến ai ai cũng phải nao lòng

Thị trấn Phó Bảng mang trong mình một nét buồn trầm mặc khiến ai ai cũng phải nao lòng

 

+ Cột mốc 428

 

Mốc 428 là cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ quốc, nằm ở thôn Xéo Lủng, xã Lũng Cú. Cột mốc tuy bé xíu nhưng phải đến hơn 2 năm mới xây xong. Phần vì cơ sở vật chất, địa hình hiểm trở, khó khăn. Ở đây chỉ có và chục hộ dân tộc Mông sinh sống. Nhờ những chính sách của lãnh đạo Hà Giang, bà con ở đây yên tâm kiên trì bám đất, biến những triền đá xám xịt kia thành những ruộng ngô, khoai, hoa màu tươi tốt. Và cũng chính họ như những người lính không chính thức canh giữ từng mảnh đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.

 

Cột mốc 428 - Cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ Quốc

Cột mốc 428 – Cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ Quốc

 

+ H’mong Royal Palace

 

Cung điện của vua H’mông Vương Chính Đức và Vương Chi Thanh được xây dựng từ năm 1898 đến 1903 và trở thành di tích quốc gia theo thời gian.

 

Nằm trong Thung lũng Sa Phin thuộc quận Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, cách Hà Nội 10 giờ về phía bắc, cung điện là trụ sở của các vị vua H’mong cai trị vùng này trong thời kỳ thuộc địa Pháp cho đến khi Việt Nam giành lại độc lập vào năm 1945. chế độ quân chủ bị bãi bỏ sau khi Thanh mất năm 1962.

H'mong Royal Palace - Cung điện của Vua H'mong Vương Đức Chính và Vương Chi Thanh

H’mong Royal Palace – Cung điện của Vua H’mong Vương Đức Chính và Vương Chi Thanh

 

2. Chợ

 

+ Chợ huyện Đồng Văn – Họp vào Chủ nhật hàng tuần

+ Chợ Sà Phìn – họp vào ngày Tỵ và Hợi

+ Chợ Phó Bảng – họp vào ngày Tý và Ngọ

+ Chợ Phố Cáo – họp vào ngày Thìn và Tuất

+ Chợ Sính Lủng – họp vào ngày Mão và Dậu

+ Chợ Lũng Phìn – họp vào ngày Dần và Thân

+ Chợ Ma Lé – họp vào Thứ 5 hàng tuần

+ Chợ Lũng Cú – họp vào Thứ 6 hàng tuần

 

II. Địa điểm du lịch ở huyện Yên Minh

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Suối Bắc Nghe

 

+ Rừng thông Yên Minh

 

Khi xe đến địa phận xã Na Khê, du khách như được đến với xứ sở của loài thông. Những cây thông thẳng tắp, với những chiếc lá kim xanh mướt. Ở Yên Minh thông được trồng bạt ngàn như những cánh rừng nhân tạo kéo trải dài suốt từ xã Na Khê đến tận thị trấn Yên Minh. Đâu đâu cũng có bóng hình của loài cây ấy. Những cây Thông hiên ngang, thẳng đứng mặc cho gió mưa, bão tố vẫn lớn lên và phát triển trở thành cánh rừng phòng hộ che chở cho những người dân nơi đây.

 

Rừng thông Yên Minh lãng mạn trong ráng trời chiều

Rừng thông Yên Minh lãng mạn trong ráng trời chiều

 

+ Rừng Quốc Gia Du Già

 

Vườn quốc gia Du Gìa với đặc trưng hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đá vôi và các loại động thực vật được xếp vào loại quý hiếm đang đứng trong danh sách cần bảo tồn: thông đỏ bắc, trai lý, sưa bắc, voọc mũi hếch và sơn dương nâu…

 

Rừng quốc gia Du Già xanh tốt mơn mởn quanh năm

Rừng quốc gia Du Già xanh tốt mơn mởn quanh năm

 

+ Nhà sàn Pu Péo

 

+ Hang Nà Luồng

 

Hàng Nà Luồng là một hang động rất đẹp với những khối nhũ thạch lấp lánh như đá hoa cương, đủ hình dáng khác lạ khiến du khách mỗi khi bước vào đây đều có ấn tượng vô cùng sâu sắc.

 

Nếu muốn đến thăm hang động Nà Luồng, bạn hãy đến thôn Nà Luông, xã Mậu Long, huyện Yên Minh nhé!

+ Động Én

 

Động Én thuộc địa phận huyện Yên Minh, cách thị xã Hà Giang 60 km. Từ thị xã Hà Giang, qua cổng trời Quản Bạ, qua những cánh rừng thông ngập chìm trong sương sẽ đến động Én.

 

Động Én còn nguyên vẻ hoang sơ nên rất đẹp. Nhiều du khách không khỏi bàng hoàng, sửng sốt khi được trực tiếp chiêm ngưỡng. Đây là một điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến Hà Giang.

2. Chợ

 

+ Chợ Bạch Đích

 

III. Địa điểm du lịch ở huyện Quản Bạ

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Làng nghề dệt lanh Lùng Tám

 

Ở giữa huyện Quản Bạ có một ngôi làng chuyên làm nghề dệt lanh vô cùng nổi tiếng, đã có từ hàng trăm năm nay, đó là làng nghề dệt lanh Lùng Tám.

 

Có một điều độc đáo trong ngôi làng này đó là mỗi người phụ nữ ở trong làng khi đến tuổi trưởng thành đều được cấp một mảnh nương để trồng lanh. Chính vì truyền thống này mà nghề dệt lanh ở làng Lùng Tám không hề bị mai một dù cho có trải qua hàng trăm năm lịch sử đi chăng nữa.

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám

 

Những miếng vải lanh với hoa văn tinh xảo được dệt nên bởi bàn tay khéo léo của những cô gái người Mông ở làng Lùng Tám

Những miếng vải lanh với hoa văn tinh xảo được dệt nên bởi bàn tay khéo léo của những cô gái người Mông ở làng Lùng Tám

 

+ Núi Đôi Quản Bạ

 

Núi đôi Quản Bạ là một danh thắng nổi tiếng bậc nhất ở huyện Quản Bạ. Danh thắng gồm 2 ngọn núi thấp hình chóp nón nằm sát nhau như bầu ngực của người phụ nữ nên được người dân nơi đây đặt cho cái tên là Núi Đôi.

 

Núi Đôi Quản Bạ với hình dáng tuyệt đẹp như đôi gò bồng đảo của người phụ nữ

Núi Đôi Quản Bạ với hình dáng tuyệt đẹp như đôi gò bồng đảo của người phụ nữ

 

Núi Đôi Quản Bạ còn gắn liền với một sự tích của người Hà Giang:

Xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần tình cờ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không được. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường. Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như đào, mận, lê, hồng,… có hương vị thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.

+ Hang Khố Mỷ

 

Khố Mỷ – theo tiếng Mông có nghĩa là người con gái đẹp. Hang Khố Mỷ được đặt theo tên thôn Khố Mỷ, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, nằm cách thị trấn Tam Sơn gần 20km.

 

Lẫn trong núi rừng, cửa hang mở ra một vương quốc thần tiên với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, huyền ảo. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho hang động này. Những nhũ đá đẹp lộng lẫy với nhiều hình thù lạ mắt, những cột thạch nhũ cao sừng sững, những dòng thạch trắng được hình thành qua hàng trăm, hàng ngàn năm với rất nhiều hình thù độc đáo.

+ Động Lùng Khúy

 

Động Lùng Khúy, thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ được mệnh danh là đẹp nhất trong các hang động đã được phát hiện trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Động Lùng Khúy nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ trên 10km. Theo đánh giá của các chuyên gia: Đây là di sản có giá trị về địa chất, địa mạo và du lịch với chiều dài toàn động là trên 300m, ngoài ra còn nhiều hệ thống nhánh rẽ khác. Động có vẻ đẹp nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy và hình thù lạ mắt, tạo thành một vẻ đẹp thiên nhiên hiếm thấy.

 

Động Lùng Khúy với muôn ngàn lớp nhũ thạch đủ hình dáng lạ kỳ

Động Lùng Khúy với muôn ngàn lớp nhũ thạch đủ hình dáng lạ kỳ

 

+ Cổng trời Quản Bạ

 

Cách Hà Giang khoảng 46 km về phía Bắc, cổng trời Quản Bạ là cửa ngõ đầu tiên vào công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Cổng trời Quản Bạ nằm trên đỉnh cao nhất của con đèo từ Hà Giang lên đến Quản Bạ. Người Pháp đã từng dựng một cánh cửa khổng lồ được làm bằng gỗ nghiến dày 150cm ngay cổng trời vào năm 1939. Ngày nay cánh cổng đó không còn và thay bằng một tấm biển đề cả chữ tiếng Việt và tiếng Anh mang tên “Cổng trời Quản Bạ”.

 

Cổng trời Quản Bạ - Nóc nhà của Hà Giang

Cổng trời Quản Bạ – Nóc nhà của Hà Giang

 

Đường lên cổng trời Quản Bạ ngoằn nghèo, khúc khuỷu, vắt ngang lưng những ngọn núi đá tai mèo cao vút trên cao nguyên đá Hà Giang. Quản Bạ là cửa ngõ của cao nguyên đá, qua con dốc Bắc Sum, ngoằn ngèo chạy lên cổng trời thị trấn Tam Sơn bình yên, kiêu hãnh dưới một thung lũng mờ sương. Cổng trời Quản Bạ chính là chỗ khe hẹp giữa hai đỉnh núi được hạ thấp và mở rộng đủ để con đường chạy qua. Và đây cũng là nơi bắt đầu của con đường Hạnh Phúc. Đặt chân đến nơi đây du khách như lạc vào một biển mây như chốn bồng lai tiên cảnh.

+ Làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm

 

Những ngôi nhà trình tường lấp ló sau cành hoa Đào, hoa Lê cùng sự niềm nơ, nồng hậu đón khách của người dân đã làm lay động và giữ chân du khách mỗi dịp ghé thăm làng. Đó là khung cảnh ở thôn Nặm Đăm, xã Quản bạ (Quản Bạ), một địa chỉ đã và đang trở thành điểm dừng chân lý thú của du khách khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.

 

Cách trung tâm huyện Quản Bạ 6 km, thôn Nặm Đăm có tổng diện tích tự nhiên 458 ha với 51 hộ, 100% người dân tộc Dao. Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch như: Đất đai màu mỡ; nhiều nhà trình tường truyền thống; có khu chế biến dược liệu; nhiều món ăn hấp dẫn và những bài hát, điệu múa dân gian của người Dao… Tất cả đã tạo nên khung cảnh và không gian đặc sắc khiến thôn Nặm Đăm ngày một thu hút đông khách du lịch.

+ Núi Ba Tiên

 

Trên đỉnh núi Ba Tiên có một cái hồ khá rộng, nước luôn ăm ắp đầy, trong trẻo và luôn ấm. Người dân nơi đây kể lại rằng ai được tắm nước trong hồ thì người xấu cũng trở nên xinh đẹp, người ốm yếu trở nên khoẻ mạnh, người già được trẻ lại.

 

Liên quan đến con hồ và ngọn núi độc đáo này còn có một câu chuyện truyền thuyết được người xưa kể lại:

Xưa kia, các nàng tiên thường trốn Ngọc Hoàng xuống đây tắm, làn da càng mịn màng và mềm mại như da em bé. Nàng Tiên Bếp đen nhẻm sau khi theo các chị xuống hồ tắm, lên thiên đình nước da cứ trắng dần ra. Hơn một tháng sau Ngọc Hoàng đã nhầm với nàng Tiên Đào khi nàng Tiên Bếp đi qua. Và chuyện các nàng tiên trốn khỏi thiên đình xuống hạ giới đã bị Ngọc Hoàng phát hiện. Hôm ấy như thường lệ nàng Tiên Hoa, Tiên Gạo và Tiên Đào lại trốn xuống tắm nước hồ. Ngọc Hoàng tức giận cho đóng cửa thiên đình lại. Ba nàng tiên không còn đường về nên phải ở lại dưới hạ giới. Ba nàng ở luôn trên núi, và thế là núi đó có tên gọi là núi Ba Tiên.

Nàng Tiên Gạo vẫn làm công việc của mình là đi gieo hạt lúa khắp nơi. Nàng gặp chàng Nhất Sơn rồi nên vợ nên chồng. Nàng Tiên Đào vào nàng Tiên Hoa vẫn ở núi Ba Tiên. Nàng Tiên Hoa gieo trồng một vườn hoa tuyệt đẹp, với hàng trăm loại hoa, hàng nghìn màu sắc bốn mùa đua nở, có những loại hoa nàng tìm ra đến cả thiên đình cũng không có, hạ giới cũng không có. Còn nàng Tiên Đào cũng có một vườn đào của mình. Cây đào vừa lớn lên đã cho quả. Quả đào có màu phớt hồng và cái núm xinh xinh như nhũ hoa người thiếu nữ, xung quanh có lớp lông tơ mịn mượt. Cây đào lớn rất nhanh và trĩu trịt quả.

Sau khi đóng cửa thiên đình Ngọc Hoàng vẫn theo dõi xem các nàng tiên sẽ sống như thế nào ở dưới hạ giới. Điều mà Ngọc Hoàng không ngờ tới là cảnh đẹp của núi Ba Tiên thật hữu tình, được bàn tay khéo léo của các nàng điểm tô nên ngày càng đẹp hơn. Cảnh sắc của thiên đình thì ngược lại ngày càng héo úa đi. Ngọc Hoàng sau khi cân nhắc đã rút lại lệnh cấm đồng ý để ba nàng tiên được quay về trời. Các nàng tiên ở hạ giới tuy có cuộc sống rất tốt nhưng từ trong sâu thẳm lòng mình nỗi nhớ thiên đình, nhớ mẹ cha luôn trào dâng, nên khi Ngọc Hoàng thu lại lệnh cấm các nàng đã không ngần ngại rời cuộc sống trần gian để trở lại thiên đình. Nàng Tiên Gạo trước khi đi đã để lại đôi nhũ của mình lại hạ giới cho đứa con còn thơ dại, đôi nhũ ấy hiện giờ vẫn còn ở tại thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Nàng Tiên Đào và nàng Tiên Hoa khi về trời cũng để lại toàn bộ hoa và quả tại núi Ba Tiên.

Chuyện kể rằng, ngày xưa có anh tiều phu đi kiếm củi đã liều mạng leo lên đỉnh núi Ba Tiên gặp đúng lúc các nàng tiên đang tắm, anh ta gần như chết lặng không còn tin vào mắt mình trước những nét đẹp hoàn mỹ của trời đất. Anh ta dụi đến đỏ cả mắt mà mỗi lần mở ra hình ảnh trước mặt vẫn không có gì đổi khác.

Khi các nàng tiên đã về trời, anh ta vẫn đứng đó. Đêm đã xuống và trăng đang lên. Anh ta không dám cựa mình, không dám nhúc nhích. Anh ta sợ chỉ động đậy một chút là các nàng tiên sẽ không quay lại. Anh ta cố đợi, các nàng tiên bay đi rồi thế nào cũng về. Đợi mãi và đợi mãi, anh ta đã hoá đá lúc nào không hay. Đến bây giờ anh ta vẫn đứng như vậy, rêu xanh đã phủ một lớp dày lên người anh ta.

2. Chợ

 

+ Chợ Quyết Tiến

 

IV. Địa điểm du lịch ở huyện Mèo Vạc

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Làng Du lịch dân tộc Lô Lô

 

Làng du lịch dân tộc Lô Lô từ lâu đã là một điểm đến vô cùng thú vị đối với khách du lịch khi đến với huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

 

Làng du lịch dân tộc Lô Lô hiện vẫn còn đang giữ nguyên vẹn nếp sống sinh hoạt của người Lô Lô như những điệu múa, bài ca, nghề dệt thổ cẩm…

Điểm nhấn trong làng văn hóa du lịch Lô Lô đó chính là những cô gái đang ngồi cặm cụi để tạo nên những mảnh vải thổ cẩm đẹp và đặc sắc. Đây cũng chính là món quà để dân tộc Lô Lô gửi đến khách du lịch.

+ Hẻm vực Tu Sản

 

Hẻm Tu Sản trên sông Nho Quế nổi tiếng là một những hẻm vưc sâu nhất Đông Nam Á, nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc. Với độ cao 1500m, sâu 700 – 900m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hẻm Tu Sản mang vẻ đẹp nên thơ, kỳ bí như sợi chỉ màu ngọc bích huyền ảo, ẩn hiện giữa núi rừng Đông Bắc hiểm trở.

 

Hẻm vực Tu Sản đẹp mềm mại và nên thơ

Hẻm vực Tu Sản đẹp mềm mại và nên thơ

 

Du khách đến đây có thể đứng từ những mỏm đá cao, phóng tầm mắt xuống ngắm trọn cảnh sắc của dòng sông Nho Quế, của hẻm vực Tu Sản và cảm nhận sự hùng vĩ của thiên nhiên được thể hiện qua sự giãn nở của các tầng địa chất tạo nên hẻm vực.

+ Đèo Mã Pì Lèng

 

Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pí Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang với chiều dài khoảng 20 km.

 

Đường đèo chênh vênh giữa lưng núi, đâu đó vẫn còn những bản làng nằm vắt vẻo trên cao. Theo Đỗ Doãn Hoàng trong bài viết Kỳ tích Mã Pí Lèng, “trong lịch sử làm đường của Việt Nam, có lẽ đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất; chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất; và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)”.

Đèo Mã Pì Lèng cheo leo thử thách sự kiên nhẫn và sức mạnh của những "phượt thủ" oai hùng

Đèo Mã Pì Lèng cheo leo thử thách sự kiên nhẫn và sức mạnh của những “phượt thủ” oai hùng

 

+ Con đường Hạnh Phúc

 

Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng.

 

Con đường Hạnh Phúc được làm hoàn toàn từ sức người trong thời gian lên tới 11 tháng mới hoàn thành

Con đường Hạnh Phúc được làm hoàn toàn từ sức người trong thời gian lên tới 11 tháng mới hoàn thành

 

+ Cửa khẩu Săm Pun

 

Từ thị trấn Mèo Vạc hướng về phía chân đèo Mã Pí Lèng hùng vĩ có một ngã rẽ dẫn tới cửa khẩu Săm Pun, từ đây còn phải đi thêm chừng 50km đường uốn lượn theo từng thế núi mới đến được cột mốc 476 nơi đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Rời Mèo Vạc chừng 7km dòng sông Nho Quế hiện ra, duyên dáng và e ấp cuốn hút mọi ánh nhìn bởi màu xanh ngọc mượt mà. Đường chúng tôi đi sẽ lượn quanh theo dòng sông ấy.

 

2. Chợ

 

+ Chợ Khau Vai – họp vào sáng các ngày mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 (âm lịch) trong tháng. Riêng Chợ tình Khau Vai họp 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch.

+ Chợ Trung tâm – Chợ Mèo Vạc họp vào sáng chủ nhật hàng tuần.

+ Chợ Niêm Sơn – họp 5 ngày một phiên.

+ Chợ Pà Vầy Sủ họp vào thứ 5 hàng tuần.

+ Chợ Xín Mần họp thứ 6 hàng tuần

+ Chợ Thèn Phàng (Chợ Km 26) họp sáng thứ 7 hàng tuần.

+ Chợ Nàn Xỉn họp vào thứ 5 hàng tuần.

+ Chợ Sủng Trà – họp ngày thứ 7 hàng tuần.

+ Chợ Cốc Pài (Chợ Huyện) họp vào sáng chủ nhật.

+ Chợ Chí Cà họp thứ 6 hàng tuần

 

V. Địa điểm du lịch ở huyện Vị Xuyên

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Chùa Sùng Khánh

 

Xưa đây chính là công trình thời Phật quý hiếm từ đời nhà Trần trên miền Thượng du, được làm từ gỗ, mái lợp lá nhưng đã bị đổ nát và ngày nay ngôi chùa được chính người dân xây dựng lại từ năm 1989 với kiến trúc đơn giản, và được xây dựng theo hình chữ Nhất và đặc biệt ngôi chùa chỉ có một gian chánh điện với diện tích 26m2, cao 4.3 với một cửa chính và hai cửa phụ ở hai bên, vách gạch, lợp ngói có tường bao quanh.

 

Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, chùa nhiều lần bị đổ nát, tượng Phật và đồ thờ tự bị mai một. Duy 2 tấm bia đá và 1 quả chuông đồng còn trường tồn với thời gian, trong đó đáng chú ý nhất là bảo vật quốc gia – tấm bia dựng dưới triều vua Trần Dụ Tông vào năm 1367.

+ Chùa Bình Lâm

 

Ngôi chùa trên miền biên cương cực Bắc là hình ảnh thể hiện tín ngưỡng truyền thống của người Việt nơi địa đầu tổ quốc, gắn liền với khát vọng cuộc sống yên lành, hòa bình và quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

 

Chùa Bình Lâm (tên chữ là Bình Lâm Tự) khang trang hiện nay được phục dựng lại từ năm 2007. Trước đó, chùa chỉ còn lại phần nền ở phía chân núi đối diện với ngôi chùa hiện nay. Một ngôi chùa khá khiêm nhường ở vào một vị trí cũng khiêm nhường, nép bóng vào chân núi của một bản Mường tại thôn Mường Nam, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong chùa còn hiện có một quả chuông đồng được mệnh danh là “trái tim” Bình Lâm Tự.

Theo các nhà chuyên môn, đây là một trong những quả chuông thuộc loại sớm nhất trong lịch sử chuông đồng ở ta. Chuông là một khối trụ khuôn vòm liền khối bằng đồng có đường kính miệng 59cm, chiều cao 101cm (quai chuông cao 17cm, thân cao 84 cm) nặng 193kg. Quai Chuông đúc nổi đôi rồng đấu thân vào nhau, mỗi rồng có 2 chân, mỗi chân có 4 móng sắc nhọn quắp chặt xuống nóc chuông. Thân rồng mập mạp phủ kín vẩy cá chép, chắc khỏe, uốn cong tạo thành núm treo chuông. Đỉnh quai chuông trang trí hình búp sen.

+ Suối khoáng nóng Quảng Ngần

 

Suối khoáng nóng Quảng Ngần với làn nước trong veo, nhiệt độ lúc nào cũng lên tới 35 – 40 độ dù trong thời tiết giá rét tới mức nào đi chăng nữa cùng với rất nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe khiến nhiều du khách tìm đến đây để thư giãn sau một ngày đi khám phá núi rừng Hà Giang hiểm trở.

 

+ Đền Đôi Cô – Cầu Má

 

Đền Đôi Cô – Cầu Má nằm trên Km15 quốc lộ 2A, thuộc xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1929, thờ cô đôi Thượng Ngàn và cô bơ Thoải Cung (con của Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải Cung).

 

+ Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

 

Cách thành phố Hà Giang 20km, ngược về hướng Tây Bắc. Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao), huyện Malipo, Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

 

Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến với của khẩu Thanh Thủy là hàng dài container nối đuôi nhau vận chuyển hàng hóa. Là cửa khẩu có lượng lớn nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, với các mặt hàng tiêu biểu như: hoa quả tươi, hạt điểu, hải sản khô. Từ Trung Quốc hàng hóa nhập vào Việt Nam cũng khá đa dạng: các loại hoa quả, các linh kiện ô tô, xe tải, điện năng…

Cửa khẩu Quốc Tế Thanh Thủy - cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Hà Giang

Cửa khẩu Quốc Tế Thanh Thủy – cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Hà Giang

 

+ Hang Tùng Bá

 

Hang Tùng Bá là một trong những điểm tham quan Hà Giang khá lý thú. Hang tọa lạc ở thôn Hồng Tiến, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Hang Tùng Bá là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời, góp phần làm hoàn hảo bức tranh rừng núi mỹ miều của vùng đất cao nguyên đá Hà Giang. Hang Tùng Bá không những đẹp, quyến rũ mà còn nổi bật lên giữa nét đẹp Hà Giang với tính cách phóng khoáng của một người con gái miền rừng núi.

 

+ Núi Tây Côn Lĩnh

 

Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh ngự trên khối núi thượng nguồn sông Chảy, phía tây tỉnh Hà Giang được coi là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, và là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

 

Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh, trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Đỉnh Tây Côn Lĩnh có độ cao 2419m, trên đỉnh núi có mốc trắc địa, chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được biết đến như một dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

Núi Tây Côn Lĩnh - Ngọn núi hiểm trở bậc nhất ở Hà Giang

Núi Tây Côn Lĩnh – Ngọn núi hiểm trở bậc nhất ở Hà Giang

 

+ Hồ Noong

 

Noong là hồ nước tự nhiên thuộc xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, và nằm cách thành phố Hà Giang chừng 23km. Hồ Noong được biết đến với rừng cây nổi trên mặt nước, trong top những khu “tiên cảnh” trên mặt hồ của Việt Nam.

 

Hồ nước ngọt có từ rất lâu, được trải rộng khắp bản Noong I và bản Noong II. Với diện tích mặt nước rộng khoảng 80ha (vào mùa mưa), 20ha (vào mùa cạn), bao quanh là rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha, rừng “bồng bềnh” giữa hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ đến kỳ thú.

+ Làng văn hóa dân tộc Dao thôn Lùng Tao – Cao Bồ

 

Thôn Lùng Tao được công nhận Làng Văn hóa du lịch cộng đồng từ năm 2009, toàn thôn hiện có 74 hộ đồng bào Dao sinh sống. Giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Dao nơi đây rất đa dạng, giàu bản sắc, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, nghi lễ trong hôn nhân, thờ cúng, quy ước, hương ước của dòng họ, bản làng…

 

Một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao ở Lùng Tao đó là Lễ Cấp sắc. Theo quan niệm của đồng bào, Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông dân tộc Dao, được Cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành và có quyền tham gia các công việc của cộng đồng, làng, bản. Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi khi vụ mùa đã được thu hoạch xong; con trai từ 10 tuổi trở lên là có thể tiến hành Cấp sắc. Một trong những điểm tạo nên giá trị của nghi lễ này, chính là ý nghĩa của các lời răn dạy. Đó là sự hướng tới việc thiện, tuyệt đối không được làm điều ác, tôn trọng bề trên, hiếu thảo với cha mẹ, không phản bội, lừa gạt… Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, Tổ tiên và trước cả cộng đồng, dòng tộc; nên có tính giáo dục rất lớn. Trong Lễ Cấp sắc còn có rất nhiều điệu múa độc đáo của dân tộc. Hiện nay, người Dao Lùng Tao vẫn duy trì nghi lễ này một cách thường xuyên, trở thành một điểm nhấn về tâm linh thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

+ Thôn Thanh Sơn – Thanh Thủy

 

Thanh Sơn có 76 hộ với gần 100% là đồng bào Tày. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thôn hiện nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc cùng phong cảnh nên thơ, dân dã với nhiều tiềm năng du lịch như: Dãy núi đá có nhiều nhũ thiên nhiên đẹp, có thác Dốc Quýt trắng xóa,…

 

2. Lễ hội

 

+ Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày, Nùng

+ Lễ hội Gioóng boọc (xuống đồng) của dân tộc Giáy

+ Hội Sải Sán hay Gàu Tào (đi chơi núi) của người H’Mông

+ Tết Nhảy (Giàng Chảo Đao) của người Dao

 

3. Chợ

 

+ Chợ Vạt

+ Chợ xã Đạo Đức

+ Chợ Phương Tiến

+ Chợ Thanh Thủy

 

VI. Địa điểm du lịch ở huyện Xín Mần

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Bãi đá cổ Nậm Dẩn

 

Bãi đá cổ Nấm Dẩn cực nổi tiếng ở Hà Giang

Bãi đá cổ Nấm Dẩn cực nổi tiếng ở Hà Giang

 

+ Khu du lịch Thác Tiên – Đèo Gió

 

Thác Tiên đẹp như mái tóc mây của người con gái tuổi đôi mươi

Thác Tiên đẹp như mái tóc mây của người con gái tuổi đôi mươi

 

+ Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nà Ràng

+ Suối khoáng Nậm Choong

+ Làng Văn hóa du lịch Quảng Hạ

+ Hang Thiên Thủy

+ Thị trấn Cốc Pài

 

Thị trấn Cốc Pài nằm ngay sát biên giới Việt - Trung

Thị trấn Cốc Pài nằm ngay sát biên giới Việt – Trung

 

+ Thảo nguyên Suối Thầu

+ Cửa khẩu Xín Mần – Đô Long

+ Đền thờ Gia Long

+ Hang Thần Tiên

 

2. Lễ hội

 

+ Lễ hội Cúng rừng

+ Lễ hội Gầu tào

 

VII. Địa điểm du lịch ở huyện Hoàng Su Phì

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Ruộng bậc thang Bản Phùng

 

Ruộng bậc thang Bản Phùng đẹp rạng ngời mà không chói lóa

Ruộng bậc thang Bản Phùng đẹp rạng ngời mà không chói lóa

 

+ Ruộng bậc thang Hồ Thầu

 

Ruộng bậc thang uốn cong mềm mại, đẹp không tì vết ở xã Hồ Thầu

Ruộng bậc thang uốn cong mềm mại, đẹp không tì vết ở xã Hồ Thầu

 

+ Ruộng bậc thang Thông Nguyên

 

Ruộng bậc thang xã Thông Nguyên xanh mướt vào mùa hạ, vàng tươi óng ả vào mùa lúa chín

Ruộng bậc thang xã Thông Nguyên xanh mướt vào mùa hạ, vàng tươi óng ả vào mùa lúa chín

 

+ Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả Hồ

+ Ruộng bậc thang Nậm Ty

+ Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi

 

Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi luôn là điểm đến mơ ước của những người yêu thích khám phá và mạo hiểm

Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi luôn là điểm đến mơ ước của những người yêu thích khám phá và mạo hiểm

 

+ Thôn Nậm Hồng, Thông Nguyên

+ Khu mộ cổ của dân tộc La Chí

+ Đồn Pố Lũng

+ Đền Suối Thầu

+ Đền Vinh Quang

 

2. Chợ

 

+ Chợ phiên Hoàng Su Phì

 

VIII. Địa điểm du lịch ở huyện Bắc Mê

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Cụm lịch sử văn hoá khảo cổ Yên Cường

+ Điểm du lịch sinh thái đa dạng sinh học Phiêng Luông

 

Điểm du lịch Phiêng Luông

Điểm du lịch Phiêng Luông

+ Điểm du lịch tại các làng văn hoá du lịch cộng đồng Bản Lạn (Yên Phú)

+ Bản Nghè (Yên Cường)

+ Tắn Khâu (Phú Nam)

+ Hang Bắc Sơn

+ Căng Bắc Mê

 

2. Lễ hội

 

+ Lễ hội Nàng Hai

 

IX. Địa điểm du lịch ở huyện Bắc Quang

 

1. Địa điểm du lịch

 

+ Thác Thí thị trấn Việt Quang

+ Làng du lịch Văn hóa Dao Thanh Sơn

+ Làng Văn hóa Du lịch – Tâm linh thôn Tân Sơn

+ Hang Nặm Pạu

+ Hang Tứ Cung

+ Khu du lịch sinh thái Nậm An

+ Hồ thuỷ điện Nậm Mu

+ Khu di tích Tiểu khu cách mạng Trọng Con

+ Khu du lịch sinh thái Hồ Quang Minh

 

X. Địa điểm du lịch ở thành phố Hà Giang

 

1. Địa điểm du lịch

+ Cột mốc số 0

 

Cột mốc số 0 nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang

Cột mốc số 0 nằm ở trung tâm thành phố Hà Giang

 

+ Công viên nước Hà Giang

 

Công viên nước Hà Giang - điểm đến cực lý tưởng ở Hà Giang vào mùa hè

Công viên nước Hà Giang – điểm đến cực lý tưởng ở Hà Giang vào mùa hè

 

+ Thạch Lâm Viên

 

Thạch Lâm Viên - Nơi hoa nở ra từ đá

Thạch Lâm Viên – Nơi hoa nở ra từ đá

 

+ Chùa Sùng Khánh

+ Núi Cấm Sơn

Hy vọng bài viết này sẽ là tấm bản đồ địa điểm du lịch Hà Giang, giúp quý khách có thêm nhiều lựa chọn mới mỗi khi đi du lịch Hà Giang, để mỗi hành trình tới Hà Giang của quý khách sẽ luôn mới mẻ và tràn ngập hứng khởi.

Quý khách có nhu cầu đi tour du lịch Hà Giang, hãy inbox ngay cho Cattour để được tư vấn và báo giá chi tiết tour nhé!

>>> Tham khảo ngay chi tiết và lịch trình các tour du lịch Hà Giang giá chỉ từ 1850k của Cattour

Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Hà Giang hàng đầu tại Việt Nam!

Cattour.vn

Lan Nguyen/ Cattour.vn – Ảnh: Internet

Rate this post

Viết một bình luận