Môi khô là tình trạng thường thấy ở rất nhiều bạn nữ. Tuy chỉ là biểu hiện ngoài da nhưng gây mất thẩm mỹ, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Bài viết dưới đây gợi ý 9 cách trị khô môi dễ thực hiện bạn có thể tham khảo.
I. Nguyên nhân gây khô môi phổ biến nhất
Có nhiều nguyên nhân gây nên nên tình trạng môi khô, thường gặp nhất là khi thời tiết mùa đông chuyển lạnh, khô, thiếu độ ẩm trong không khí. Cộng thêm việc cơ thể thiếu chất làm da, môi nứt nẻ nhiều hơn.
1. Môi bị khô nứt nẻ do môi trường
Môi trường bụi bẩn, nhiều chất độc hại trong không khí chính là tác nhân gây môi khô ráp rõ ràng nhất. Da môi nhạy cảm, dễ bị tổn thương mà thậm chí còn gây thâm.
Thậm chí, khi trời quá nắng, da môi lại không có khả năng chống nắng, bên cạnh việc ánh nắng sẽ hút hết độ ẩm của môi còn làm vùng da này cháy nắng, bong tróc lớp da bảo vệ bên ngoài.
2. Do son môi, phun môi
Phẩm màu và một số hợp chất giúp màu bám lâu trên môi có trong son và mực phun xăm kém chất lượng chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tróc môi và bám vẩy.
Riêng đối với trường hợp khô môi sau khi phun xăm không chỉ do mực phun, mà kim phun/xăm còn gây tổn thương lên vùng da môi, làm mất đi dưỡng chất có sẵn trong tế bào da môi.
3. Do thiếu nước
Điểm đặc trưng của da môi là không có tuyến tiết nhờn, nên rất dễ gặp phải “hạn hán” nặng nề hơn so với những vùng khác.
Đặc biệt, khi bạn không chú trọng tới việc uống đủ nước hoặc thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên sẽ khó tránh khỏi tình trạng môi bong ra thành từng mảng.
4. Do thiếu vitamin
Không chỉ liên quan tới vấn đề thiếu ẩm, sự “vắng mặt” của vitamin cũng có thể gây ra hệ lụy tương tự. Đặc biệt là thâm hụt vitamin B phức hợp hoặc lượng khoáng chất như kẽm, sắt… quá thấp làm lớp da môi dễ bị mài mòn.
Ngoài ra, nếu bạn không cung cấp đủ vitamin A và C, thành tế bào biểu bì sẽ yếu hơn bình thường, có nguy cơ tổn hại đến cấu trúc. Từ đó, trở thành nguyên nhân khiến da khô và xuống sắc nhanh chóng.
5. Do thói quen liếm môi
Đây là một trong những thói xấu rất phổ biến ở cả nam và nữ, bởi nhiều người nghĩ rằng liếm môi là cách nhanh nhất để giảm thiểu khô rát. Tuy nhiên, xét trên thực tế thì điều này lại gây ra tác dụng ngược.
Vì trong nước bọt chứa các enzyme mang đặc tính hút ẩm và gây kích ứng cho vùng da mỏng manh bên ngoài khoang miệng. Hơn nữa, một vài hoạt chất trong đó còn làm mạch máu bị giãn căng, dễ dẫn tới xuất huyết tại các vị trí da tróc vảy.
III. 9 Cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà nhanh nhất
Trong trường hợp khô môi không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng một số cách hướng dẫn liệt kê dưới đây, dễ thực hiện tại nhà và cũng khá hiệu quả.
1. Chữa môi khô nẻ an toàn bằng bôi mật ong
Mật ong là thành phần “thường trực” trong hầu hết các sản phẩm dưỡng môi vì mật ong có tác dụng giữ ẩm, hút nước và khử trùng.
Thoa mật ong mỗi tối giúp bạn có làn môi căng mọng, ẩm mịn. Mật ong còn có tác dụng tẩy da chết nhẹ cho môi, hạn chế tình trạng bong tróc.
2. Kinh nghiệm làm môi hết khô nhanh bằng dưa chuột
Dưa chuột dưỡng ẩm rất tốt, đặc biệt trong mùa hè. Giống với tác dụng trên da mặt, dưa leo còn có khả năng cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho môi.
Bạn dưỡng ẩm môi bằng cách thái lát mỏng dưa chuột, đắp lên môi trong 10-15 phút. Lặp lại quy trình này hằng ngày, tình trạng khô môi sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Bí kíp dưỡng môi khô cấp tốc với dầu dầu dừa
Dầu ô liu và dầu dừa cung cấp một số axit béo cho môi, cộng thêm tác dụng làm mềm, giảm đau cho vùng da môi bị nứt nẻ, đây chính là phương pháp chữa khô môi không thể hiệu quả hơn.
Bạn có thể dùng dầu ô liu, dầu dừa thoa lên vùng môi bị nẻ mỗi đêm hoặc thoa ngay khi cảm thấy môi đang quá nẻ, gây đau và chảy máu. Cũng có thể sử dụng dầu dừa ngay sau khi rửa mặt và tắm.
4. Trị môi khô nứt nẻ quanh năm bằng nha đam
Nha đam không còn xa lạ gì đối với những người thích sử dụng các sản phẩm thiên nhiên để làm đẹp. Nó tạo một lớp màng giữ ẩm, thêm vào đó, nha đam còn chống oxy, chống nếp nhăn và các dạng tổn thương môi khác.
Rất đơn giản, bạn cắt ra 1 miếng nha đam, dùng ngón tay thoa gel nha đam lên môi. Cứ làm như thế 2 lần một ngày, môi sẽ đỡ nứt nẻ hơn rất nhiều.
5. Mẹo trị môi khô bằng cánh hoa hồng, sữa chua
Cánh hoa hồng giàu vitamin E, giúp giữ lại sắc tố môi tự nhiên. Chúng cũng nhẹ nhàng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tế bào môi do chứa nhiều axit lactic tốt.
Bạn có thể tán nhuyễn cánh hoa, pha vào ít sữa tạo một hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên môi trong vòng 20 phút. Sau đó, rửa sạch môi là đã thấy ngay hiệu quả rồi. Bạn có thể dùng công thức này từ 1 -2 lần/tuần cho môi.
6. Tuyệt chiêu chữa môi khô thâm bằng trà xanh
Trà xanh rất tốt cho quá trình chống oxy hóa do chứa nhiều polyphenol, ngoài ra còn chống viêm và bảo vệ da nhạy cảm hiệu quả.
Chính vì lý do này trà xanh có thể không phải là một nguyên liệu dưỡng ẩm môi tốt nhưng sẽ giúp làm dịu cơn đau do nẻ, nứt môi, xóa thâm và kháng khuẩn cho đôi môi.
Bạn hãy ngâm túi trà vào nước nóng, chờ túi trà hơi nguội, còn ấm thì áp lên môi trong 10 phút. Cơn đau nhức, khó chịu kho nứt nẻ mùa hanh khô cũng đỡ đi nhiều.
❇️❇️❇️ ĐỌC THÊM: Cách trị thâm môi tại nhà Nhanh Nhất
7. Cách trị khô môi nhanh nhất bằng đường nâu
Hỗn hợp đường nâu, mật ong, dầu oliu là nguyên liệu tẩy da chết môi mà ai cũng biết. Dùng hỗn hợp này trên môi, lượng da chết được loại bỏ, giúp tình trạng nứt nẻ được cải thiện, môi mướt mịn hơn.
Cách làm hỗn hợp này cũng vô cùng đơn giản, bạn trộn hết các nguyên lại (tránh để đường bị hòa tan), thoa lên môi theo hướng vòng tròn trong 1-2 phút rồi rửa lại bằng nước sạch là xong.
8. Công thức trị khô môi với nước chanh, kem tươi
Trong khi chanh cung cấp một lượng lớn vitamin C thì kem tươi lại chứa nhiều gốc lipit tốt cho da môi. Hỗn hợp này kết hợp với nhau giúp cung cấp dưỡng chất sâu cho môi khô, nuôi dưỡng từ bên trong.
Bạn hòa tan 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa kem tươi. Sau đó, thoa hỗn hợp này trước khi đi ngủ và để qua đêm để có hiệu quả tốt nhất.
9. Khắc phục môi hết khô bằng kem dưỡng môi, sáp nẻ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm sáp nẻ, son, kem dưỡng môi được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Những sản phẩm này sử dụng tiện hơn so với các công thức tự nhiên kể trên, nhưng vẫn có hạn chế.
Thực chất, mỗi số loại son dưỡng môi không có tác dụng cấp ẩm cho môi mà chỉ tạo một độ bóng làm môi mềm hơn, chưa giải quyết được dấu hiệu khô môi triệt để. Bạn nên tìm hiểu kĩ càng thành phần son dưỡng môi trước khi sử dụng.
IV. Một số lưu ý cần nhớ khi trị khô môi
Ngoài việc áp dụng đều đặn những biện pháp trị khô môi, các chị em cũng nên kết hợp song hành với kế hoạch ăn uống và sinh hoạt chuẩn chỉ. Nhờ đó, giúp “giải cứu” triệt để vấn đề khô ráp, mang lại kết quả căng mọng đàn hồi như mong muốn.
Chế độ dinh dưỡng
-
Ưu tiên nạp nhiều chất lỏng: nước, sữa tươi, ép hoa quả giàu vitamin C, điện giải…
-
Bổ sung vitamin E giúp duy trì môi luôn giữ được độ ẩm: dầu hạnh nhân, quả bơ, bí đỏ…
-
Axit béo omega-3 chữa lành da khô và thải độc: cá hồi, hạt lanh, gan cá, cây họ đậu…
-
Thực phẩm giàu Protein, ngăn ngừa rối loạn tình trạng da và chống oxy hóa: thịt gia cầm, thịt đỏ, bơ đậu phộng…
-
Tránh xa đồ cay nóng, giúp cho tế bào môi không bị bỏng rát và nứt nẻ.
-
Hạn chế tiêu thụ cafe, nước tăng lực, nước ngọt, rượu bia…
Thói quen sinh hoạt
-
Không tẩy da môi quá nhiều hoặc chà quá mạnh bạo.
-
Ngừng thói quen liếm môi, dùng tay bóc da.
-
Thoa kem dưỡng vào ban đêm hoặc trước mỗi khi tô son.
-
Hạn chế tiếp xúc quá lâu với môi trường hanh khô (nắng nóng, phòng điều hòa…)
V. Người môi bị khô có nên phun/ xăm môi không?
Nhiều người bị khô môi sau khi phun/ xăm là do hai nguyên nhân như đã kể ở trên: kim xăm, kĩ thuật xăm không khéo làm tổn thương vùng da môi và thành phần mực xăm không thân thiện, gây khô và bong tróc da môi.
Tuy nhiên, vẫn có giải pháp phun xăm môi cho người môi khô. Công nghệ phun môi Nano với đầu kim phun nhỏ, nhẹ nhàng không gây tổn thương cho môi đang là xu hướng phun xăm mà các chị em đang rất ưa chuộng.
Chuyên viên phun xăm của BVTM Kangnam cho biết, với kĩ thuật xăm không xâm lấn, mực 100% organic thân thiện với môi, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào giúp môi phun xong không sưng, không lo môi khô.
CAM KẾT MÔI CĂNG MỌNG, BẬT TONE MÀU
Bất chấp cơ địa khó lên màu!
Hoặc
5/5 – (1 vote)