9 bước hướng dẫn mở cửa hàng áo cưới thành công “hốt bạc”
Nếu bạn đang có ý định trở thành chủ một cửa hàng kinh doanh thì mở cửa hàng áo cưới là một ý tưởng không hề tồi tệ một chút nào, thậm chí là rất có tiềm năng phát triển. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có có thêm những thông tin hữu ích để có những chiến lược, những việc mà bạn cần chuẩn bị khi muốn mở một cửa hàng áo cưới để kinh doanh hiệu quả nhé!
-
Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Đầu tiên, đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, có kế hoạch chiến lược là một yếu tố không thể nào thiếu được, nó là nền tảng cho mọi hoạt động của bất kì mọi cửa hàng. Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải trả lời được các câu hỏi địa điểm đặt cửa hàng ở đâu, thiết kế cửa hàng áo cưới ra sao, quảng cáo dịch vụ như thế nào, … Các vấn đề khác về nhân viên, nguồn hàng, kho hàng, cách thức kinh doanh, … Rất nhiều thứ cần có kế hoạch cụ thể mà bạn cần phải lên plan chi tiết. Tuy nhiên, khi lập kế cần phải bám sát vào tình hình thị trường thực tế, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng theo từng thời điểm để có điều chỉnh kịp thời. Một bản kế hoạch kinh doanh không phải chỉ lập một lần, mà phải linh hoạt, luôn thya đổi trong mọi hoàn cảnh mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tạo lập kế hoạch kinh doanh thật dễ dàng với phần mềm bán hàng Online Tuha.vn
-
Nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng.
Trước khi kinh doanh bạn cần phải xem xét thị trường và đối tượng khách hàng tại khu vực để có thể chọn quy mô, chọn xu hướng cũng như đường lối phát triển cửa hàng sao cho phù hợp. Xem xét những trang thiết bị cần mua và tìm hiểu thông tin về chúng để đưa ra những lựa chọn phù hợp.
Áo cưới cũng là một đối tượng của thời trang, vì thế cũng không khó để hiểu rằng sự thay đổi của nó cũng theo từng năm, từng thời kỳ, và với mỗi địa phương có tập tục khác nhau thì xu hướng áo cưới cũng khác nhau. Thế nên trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng thị trường, xác định xu hướng, bắt kịp “hot trend” để luôn hợp thời và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ngoài mẫu mã, một điều quan trọng mà không thể bỏ qua đó chính là giá cả của áo cưới, nếu nơi bạn đặt cửa hàng chủ yếu có những người thu nhập thấp thì họ sẽ không thích các loại áo cưới giá đắt, và ngược lại. Bên cạnh đó, việc hiểu thị trường sẽ giúp bạn tìm được hướng đi hợp lí, đưa ra các chiến lược phù hợp để cửa hàng của mình nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn.
-
Chuẩn bị vốn
Tất nhiên rồi, điều này là yếu tố thiết yếu để làm bất cứ một việc gì. Vốn để có một cửa hàng áo cưới khá nhiều, thông thường một tiệm áo cưới nhỏ ở ngoại thành cần ít nhất là 100 triệu đồng trở lên, nếu có nhiều dịch vụ và làm quy mô lớn thì sẽ cần đầu tư vốn cao hơn.
Vốn cần có để bạn có thể mua sắm các vật dụng cơ bản của tiệm như: Bảng hiệu, máy ảnh, phòng chụp, bộ máy tính cấu hình và tất nhiên không thể thiếu đó chính là áo dài, áo cưới, vest, đồ dạ hộ, tủ treo đồ, quảng cáo, marketing, tiền thuê mặt bằng, thuê nhân công,…
-
Mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh áo cưới
Địa điểm kinh doanh là yếu tố rất quan trọng, quyết định rất lớn sự thành công của bạn. Đối với áo cưới, nên đặt cửa hàng ở những nơi đông người, sầm uất, khu thương mại hoặc phố buôn bán, khu mặt tiền, ngã ba đường, … Như vậy mới dễ lọt vào tầm mắt khách hàng hơn. Vì là cửa hàng thời trang nên khách hàng cần có nhu cầu mặc thử, đặc biệt áo cưới lại càng cần diện tích lớn hơn. Vì vậy, cửa hàng của bạn phải đảm bảo đủ rộng, gương phải đủ lớn, ngoài ra phải kê được tủ kính để bày hàng mẫu.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Đó là khách hàng cả nam lẫn nữ độ tuổi từ 20 – 35, vì vậy, bạn nên chọn những khu có đặc điểm dân cư trẻ, giao thông thuận tiện, đường rộng, có chỗ đỗ xe, ô tô đỗ được trước cửa hàng lại càng tốt…
-
Trang trí studio của bạn thật bắt mắt
Trang trí bắt mắt là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo được ấn tượng và thu hút mọi ánh nhìn từ khách hàng. Vì vậy, cửa hàng cần được trang trí thật bắt mắt, rực rỡ, ấn tượng, lộng lẫy. Cửa hàng được trang hoàng càng đẹp và chuyên thì chứng tỏ thẩm mỹ của bạn càng cao, khách hàng sẽ càng tin tưởng bạn ngay từ khi đặt chân đến cửa hàng.
Để trang trí studio, nơi để cô dâu chú rể chụp ảnh cưới, bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều “khung cảnh” khác nhau thật lãng mạn và màu sắc để đáp ứng sở thích của khách hàng. Không gian trong studio nên rộng rãi, để các photographer dễ dàng tác nghiệp. Thiết kế studio áo cưới cần mang những đặc trưng riêng, phong cách cổ điển, châu Âu hay thuần Việt,…. Nếu bạn muốn cửa hàng đượct thiết kếheo phong cách Âu, Mỹ thì không gian trong cửa hàng phải trang nhã, lịch sự, lựa chọn gam màu sáng, làm nổi bật sự tinh khôi thuần khiết của váy cưới của cô dâu và vest của chú rể. Còn với định hướng thiết kế cửa hàng áo cưới theo hơi hướng truyền thống thì những màu sắc và họa tiết trong cửa hàng phải làm sao phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của người Việt với gam màu đỏ là chủ yếu.
-
Các dịch vụ đi kèm
Đa số studio áo cưới đều có các dịch vụ đi kèm, tạo nên sự chuyên nghiệp, đồng thời kiếm thêm thu nhập và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ đi kèm đó bao gồm chụp ảnh, trang điểm… Chính vì vậy mà việc sắm sửa trang thiết bị là không thể thiếu. Vì vậy, bạn cần đầu tư những trang thiết bị phù hợp, có nhân viên chuyên phụ trách để mang lại trải nghiệm đầy đủ và tốt nhất cho khách hàng. Bạn cần máy ảnh chuyên nghiệp, những mẫu ống kính có tiêu cự phù hợp để chất lượng ảnh tốt nhất.
Hệ thống chiếu sáng trong studio cần phải được đặc biệt quan tâm, vì ánh sáng đạt chuẩn thì ảnh mới có chất lượng tốt. Bên cạnh đó là máy in, máy rửa ảnh, giá đỡ, móc treo quần áo, bộ make up, …
Album ảnh tham khảo là thứ không thể thiếu trong cửa hàng của bạn, nó sẽ là yếu tố quyết định đến 50% tỷ lệ khách hàng có muốn sử dụng dịch vụ của bạn hay không. Hãy chuẩn bị nó thật chu đáo, để “khoe” tay nghề và sự chuyên nghiệp của cửa hàng của bạn nhé.
-
Nhập nguồn hàng
Bạn cần phải quyết định được sẽ nhập nguồn hàng từ đâu, giá cả ra sao, vì như đã nói ở trên mỗi một địa bàn sẽ có nhu cầu và thị hiếu khác nhau, cần đưa ra những sự lựa chọn hợp lí để đem lại hiệu quả cao.
Bạn có thể nhập hàng từ những nơi khác, hoặc thuê riêng các nhà thiết kế, hoặc đặt may tại các nhà sản xuất. Đối với mỗi lần nhập hàng, bạn chỉ nên nhập vừa đủ treo trong cửa hàng, không nên nhập thừa để tồn trữ trong kho. Luôn cập nhật những “hot trend” đáp ứng được thị hiếu khách hàng để không bao giờ biến cửa hàng của mình trở nên lỗi thời nhé. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến những phụ kiện đi kèm với trang phục của cô dâu chú rể như đồ trang sức, hoa tươi, giày,… Nếu muốn xây dựng thương hiệu studio của riêng mình thì bạn nên thiết kế những mẫu váy khác biệt, hợp mốt, để khách hàng sẽ nhớ đến bạn, giới thiệu giúp bạn,…
Ngoài các mẫu váy cưới hiện đại, bạn nên chuẩn bị những bộ áo dài truyền thống, đầm dạ hội, váy cưới ngắn, mâm bê quả, áo dài phụ dâu, khăn, mũ, giỏ hoa, … để khách hàng đến với bạn sẽ lựa chọn được rất nhiều thứ
-
Tuyển nguồn nhân lực phù hợp
Bạn không thể làm mọi thứ một mình, bạn cần có thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, người trang điểm đẹp, kế toán, bảo vệ trông xe,… Quá trình tuyển chọn phải được thực hiện thật kĩ lưỡng vì những công việc này đều liên quan đến làm đẹp nên ngoài tay nghề chuyên môn thì nhân viên còn phải có khiếu thẩm mỹ tốt, tính trách nhiệm cao, có ý thức tốt,… Chính bạn cũng nên đảm nhiệm một trong số những vị trí đó, bạn cần am hiểu chính những gì bạn đang làm và đem sự hiểu biết đó đến với khách hàng bằng cái tâm của mình một cách tốt nhất.
-
Chiến dịch quảng cáo thông minh
Chiến dịch PR, quảng cáo, marketing để cửa hàng của bạn được nhiều người biết tới, tạo thương hiệu cho cửa hàng của mình là điều cực kì quan trọng để nhiều người biết đến bạn hơn và kéo thêm nhiều nguồn khách hàng mới.
Bạn nên thu hút khách bằng bảng biển bên hoành tráng trước cửa hàng, từ xa có thể nhìn thấy cửa hàng của bạn được, nên chọn tông màu nổi bật để giữa muôn trùng cửa hàng, mọi người sẽ bị thu hút vào cửa hàng của bạn.
Các phương thức quảng cáo rất đa dạng như là phát tờ rơi, treo băng rôn, đăng tin trên báo đài, lập một fanpage riêng và chạy quảng cáo trên facebook, … Bạn nên thiết kế một website để quảng cáo, đăng những sản phẩm của cửa hàng mình, những nhận xét của mọi nguwoif và những chương trình khuyến mãi của mình nhằm thu hút khách hàng. Sau đó tận dụng các mối quan hệ trên mạng xã hội để lan truyền thông tin.
Ngoài chụp ảnh cưới bạn có thể kinh doanh thêm: chụp ảnh thẻ, chụp ảnh nghệ thuật, chụp ảnh cá nhân, chụp kỉ yếu, chụp ngoại cảnh, chụp ảnh em bé… để có nhiều khách hàng hơn. Mở cửa hàng áo cưới là loại hình kinh doanh đa dịch vụ, bao gồm cho thuê trang phục, chụp ảnh, trang điểm, vì vậy khâu chuẩn bị bạn phải làm thật cẩn thận để làm hài lòng mọi khách hàng.
Các cặp đôi thường chi tiền khá mạnh tay cho đám cưới của mình. Vì cưới xin là chuyện quan trọng và chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong cuộc đời mỗi người. Nhờ vậy, kinh doanh áo cưới cần được đầu tư tỉ mỉ, cẩn trọng, có tâm thì chuyện ăn nên làm ra là điều chắc chắn sẽ đến. Vậy nên nếu bạn đang có ý định mở một cửa hàng áo cưới thì đừng hãy đầu tư một cách tâm huyết, kĩ lưỡng, “chăm sóc” đám cưới của khách hàng như chính đám cưới của mình để luôn đem đến những dịch vụ hoàn hảo nhất cho các cặp đôi nhé!