Cúm là căn bệnh gây ra cho một loạt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, từ sốt, ho, cho đến đau họng, nghẹt mũi, đau nhức và ớn lạnh. Để biết thêm về các loại thuốc chữa cảm cúm hoặc bị cảm cúm uống thuốc gì, hãy tìm hiểu ngay 9 cách chữa cảm cúm tại nhà giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Cảm cúm là một bệnh về hô hấp khiến người bệnh bị nhiễm trùng ở mũi, họng và đôi khi là phổi. Các triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện đột ngột, bao gồm sốt, đau nhức, cảm thấy mệt mỏi, ho khan…
Trong trường hợp bạn thắc mắc cảm cúm sổ mũi uống thuốc gì, thì các thuốc kháng virus được bác sĩ chỉ định sẽ làm giảm bớt triệu chứng cảm cúm. Trong nhiều trường hợp bệnh cúm từ nhẹ đến trung bình, những biện pháp đơn giản tại nhà mà Hapacol chia sẻ với bạn dưới đây sẽ phần nào giúp bạn khỏe hơn.
Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
1. Chữa cảm cúm tại nhà với thuốc trị cảm cúm
Các loại thuốc trị cảm có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm như: đau nhức, ho sốt sổ mũi, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi.
Một số loại thuốc trị cảm phổ biến: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.
Thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh và lưu ý khi sử dụng
Sử dụng thuốc trị cảm sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thuốc trị cảm đúng cách. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc, bạn hãy tham khảo bài viết sau của Hapacol. 1.…
2. Trị cảm cúm bằng cách uống nhiều nước
Cảm cúm có thể khiến cơ thể mất nước, đặc biệt khi bạn bị nôn mửa hay tiêu chảy. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể nhờ sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Uống trà thảo dược với mật ong có thể giúp làm dịu cơn đau họng, đồng thời cũng là một mẹo trị cảm cúm hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.
Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn nên uống nước với từng ngụm nhỏ.
Thế nhưng, làm thế nào để biết được bạn đã bổ sung đủ nước cho cơ thể? Hãy quan sát màu sắc nước tiểu, tốt nhất là chúng nên có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu.
3. Dùng thức ăn dạng lỏng để chữa cảm cúm
Thông thường, mọi người thường ăn súp gà hay cháo gà khi bị cảm lạnh hay cảm cúm nhưng điều này có thật sự là cách chữa cảm cúm hiệu quả?
Câu trả lời là có, một nghiên cứu đã cho thấy súp gà có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp của bệnh cảm cúm.
Người bị cảm cúm nên ăn gì để mau khỏe?
Có phải khi bị cảm cúm, bạn thường có thắc mắc bị cảm cúm nên ăn gì và tránh ăn gì để có thể điều trị bệnh hiệu quả, cũng như thúc thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể? Hapacol sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những…
4. Để cơ thể nghỉ ngơi
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu cảm thấy không muốn tập thể dục, đừng cố gắng. Nếu cơ thể bạn muốn nằm trên giường cả ngày, hãy cứ nghỉ ngơi. Đừng cố giải quyết những công việc hàng ngày khi các triệu chứng cảm cúm đang trở nên trầm trọng. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, đừng thức quá khuya hay ngủ không đủ giấc. Một chu kỳ giấc ngủ hợp lý sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.
5. Tăng độ ẩm môi trường xung quanh
Không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi và đau họng. Bạn có thể sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.
Đơn giản hơn, bạn cũng có thể bật vòi hoa sen với nước nóng và ngồi trong nhà tắm để hít thở không khí tỏng một vài phút.
Tuy nhiên, bạn nhớ làm vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
6. Xông hơi
Nếu bạn muốn làm cho đường thở “thông thoáng” một cách nhanh chóng, thay vì dùng thuốc chữa cảm cúm, đầu tiên hãy đun một nồi nước sôi để xông mũi.
Bắc một nồi nước, đun sôi rồi mang đến một nơi ngồi thoải mái, dùng một chiếc khăn trùm lên đầu, nhắm mắt lại và hơi ngả người về phía trước để hơi nước bốc lên mặt. Bạn ngồi yên như vậy và hít thở sâu trong vòng 30 giây.
Bạn cũng nên thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp vào nồi nước để tăng thêm khả năng kháng khuẩn và loại bỏ đờm. Thực hiện phương pháp này thường xuyên để giảm bớt nghẹt mũi.
7. Sử dụng túi chườm nhiệt
Chườm khăn ấm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp giảm đau đầu hay đau xoang. Từ đó, giúp chữa cảm cúm hiệu quả.
Viêm xoang: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị dứt điểm
Đôi khi các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang, gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở mặt, đầu và răng.
8. Súc miệng với nước muối giúp nhanh chóng chữa cảm cúm
Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ bớt các chất nhầy tích tụ phía sau cổ họng, đặc biệt khi bạn ngửa cổ lên để súc miệng. Cũng có khi cách này giảm bớt triệu chứng nghẹt tai.
9. Vệ sinh mũi để chữa cảm cúm
Để giảm bớt nghẹt mũi và chảy nước mũi, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang, bạn nên rửa mũi thường xuyên.
Bạn có thể mua dụng cụ xịt rửa mũi tại các nhà thuốc hoặc dùng một chai nước muối sinh lý bình thường. Để vệ sinh sạch sẽ khoang mũi, bạn hãy xịt nước muối vào một bên lỗ mũi rồi để dịch chảy ra ngoài.
10. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân
Một người chăm sóc có lẽ không giúp hạ sốt hay hết đau họng nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hỗ trợ những thứ cần thiết kịp lúc.
Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Ngược lại, khi một người yêu quý của bạn bị cảm cúm, hãy luôn ở bên cạnh và chăm sóc họ.
Có thể bạn quan tâm:
Làm thế nào để chữa cảm cúm cho bà bầu
Nên làm gì để phòng ngừa cảm cúm cho trẻ
9 Cách hạ sốt nhanh cho trẻ em
Nguồn tham khảo:
10 Home Remedies for the Flu. https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/treating-flu-at-home#1
Key Facts About Influenza (Flu). https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm
What Does the Flu Feel Like? https://www.webmd.com/cold-and-flu/adult-flu-symptoms