9 điều có thể chưa biết về thiết kế Tử Cấm Thành ở Trung Quốc

ĐẶNG NHUNG

  –  

Thứ bảy, 13/03/2021 21:30 (GMT+7)

Bạn biết được bao nhiêu trong số 9 chi tiết về thiết kế của Tử Cấm Thành ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc

9 điều có thể chưa biết về thiết kế Tử Cấm Thành ở Trung Quốc
Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

1. Được xây dựng dựa theo luật quy hoạch riêng

Sơ đồ quy hoạch kiến trúc Tử Cấm ThànhSơ đồ quy hoạch kiến trúc Tử Cấm Thành. Ảnh: Bảo tàng Cố Cung.

Theo trang Zhihu, Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời nhà Minh, áp dụng cách bố trí các toà cung điện theo nhóm dưới hình thức truyền thống của kiến trúc Trung Quốc, nhấn mạnh vào thiết kế theo mạng lưới, có trung tâm và có trục đối xứng.

Các cung điện chính của Tử Cấm Thành được phân bổ trên trục trung tâm, các toà trong cung điện đều được xây dựng theo một kích thước thống nhất.

2. Thuật ngữ “mô hình nóng”

“Mô hình nóng” là tên gọi cho mô hình kiến trúc lớn của thời đại nhà Thanh. Tại các công trình kiến trúc quan trọng và có kích thước đồ sộ, một số bộ phận trong đó cần được tạo hình bằng sắt hàn nung chảy tại nhiệt độ cực nóng, do đó có tên này.

3. Linh vật

Hai bên sườn của lối đi lên cung điện hoặc trên nóc mỗi toà nhà là dãy linh vật. Linh vật càng nhiều, chứng tỏ cung điện này rất quan trọng và ngược lại.

 Các bức tượng hình thú trên mái của một toà cung điện. Ảnh: Bảo tàng Cố Cung.

Thứ tự của các linh vật được sắp xếp như sau:

Rồng đứng trước, là biểu tượng của bậc đế vương.

Phượng hoàng đứng thứ hai, đại diện cho hòa bình trên thế giới.

Thứ ba là sư tử, đại diện cho sự dũng cảm và uy nghiêm.

Xếp hạng thứ tư là ngựa trời.

Vị trí thứ năm là hải mã, có thể biến điềm hung thành lành.

Thứ sáu là sư tử, vô cùng dũng mãnh, có thể trấn áp thiên tai, giảm bớt hung ác.

Vị trí thứ bảy là cá, có thể cầu mưa, dập lửa và ngăn chặn thảm họa.

Thứ tám là hachi, được cho là một con vật có tính khí ngay thẳng và hiện thân của công lý.

Thứ chín là bò tót, có thể làm mưa làm gió, ngăn chặn tai họa, phòng chống hỏa hoạn.

Cuối cùng là con quái thú nhỏ độc đáo có tên gọi là Hàng Thập, ngụ ý để chỉ chống sét và giải trừ tai họa.

4. Khớp nối

Các bộ phận khớp nối nhô ra trong kiến trúc Tử Cấm Thành được gọi là mộng, phần lõm vào gọi là lỗ mộng. Các mối ghép mộng và mộng có hình dạng khác nhau tạo ra các lực khác nhau để giữ cho công trình ổn định.

Có ba loại mối ghép phổ biến đó là: Mối ghép thẳng, mối ghép xuyên và mối ghép đôi. Các loại mối ghép được sử dụng linh hoạt dựa theo yêu cầu và độ phù hợp của công trình kiến trúc.

5. Mái “Thiên hoa”

Thiên hoa là thuật ngữ chung cho các mái nhà tại Tử Cấm Thành vào thời nhà Thanh. Trần nhà sẽ được dựng lên từ các thanh gỗ xen kẽ vào nhau, sau đó khảm các khối ô vào khe hở và vẽ rồng, phượng trên các tấm ván theo các cấp độ kiến trúc khác nhau.

6. Cách phiến

Cách phiến là từ được sử dụng để chỉ những chiếc vách quạt ngăn cách không gian trong nhà và có cấu tạo gồm 4, 6 hoặc 12 quạt tùy theo diện tích của không gian. Những chiếc phiến trong cung điện nhà Thanh đắt tiền về chất liệu và sự khéo léo tinh xảo, đồng thời chúng cũng là một yếu tố quan trọng của trang trí nội thất.

7. Hoành phi tâm

Là một phần nằm phía trên vách ngăn trong nhà, các bức hoành nhỏ thường được trang trí bằng thư pháp, hội họa.

8. Các kiện nhỏ bằng kim loại

Trong các công trình kiến​​ trúc bằng gỗ của Tử Cấm Thành, các linh kiện kim loại đóng vai trò lớn trong việc chống trơn trượt, kết nối và trang trí.

Ta có thể bắt gặp các linh kiện này ở phần mỏ, ngón của các linh vật, để thể hiện sự uy nghiêm của các hoàng đế. Phần đinh tán cửa để gia cố cho chắc chắn hơn.

 Chi tiết đầu sư tử bằng kim loại. Ảnh: Tân Hoa Xã

9. Tranh màu “Hexi”

Đây là loại tranh màu cao cấp nhất trong triều đại nhà Thanh và được sử dụng trong các toà nhà quan trọng của hoàng cung. Các bức tranh thường được vẽ bằng những nét lớn và có nhiều màu, có đầy đủ các hoạ tiết rồng khác nhau và đối xứng qua trục.

Rate this post

Viết một bình luận