9 loài cá cảnh “mắn” tới mức đẻ con đàn cháu đống, khiến gia chủ cũng mê

Nuôi cá cảnh đang dần dần trở thành xu thế được ưa chuộng nhất hiện nay tại Việt Nam. 

Việc chăm sóc, nuôi nấng cá cảnh sẽ đem lại niềm vui thích đến cho người nuôi. Có khá nhiều người yêu thích việc nuôi nấng cá từ khi còn nhỏ cho đến kỳ sinh sản.

Sau đây là những loại cá cảnh đẻ con phổ biến nhất hiện nay. Những loại cá dưới đây rất được ưa chuộng và được nuôi nhiều.

Cá cảnh đẻ con cá Guppy – cá 7 màu

Một trong các loại cá cảnh dễ sinh sản nhất hiện nay đó chính là cá cảnh Guppy – cá 7 màu. Cá Guppy là loại cá cảnh sống trong nước ngọt rất phổ biến. Loại cá này có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Cá Guppy rất đa dạng về chủng loại và màu sắc để bạn lựa chọn. Với đặc trưng dễ nuôi, dễ sinh sản, thế nên nuôi Guppy là ý tưởng không tồi.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 1.

Để nhận biết loại cá cảnh này rất đơn giản, cá cảnh mái có chiều dài 4-6 cm và chỉ có màu sắc ở đuôi. Còn cá cảnh trống có chiều dài 2,8 – 3,5cm và có đuôi cá to, vây lưng có màu sắc rất đẹp. Cá Guppy có bản tính hiền lành bạn có thể nuôi ghép với loại cá khác. Bạn có thể nuôi cá bằng thức ăn nhỏ hay lòng trứng đỏ khi mới bắt đầu nuôi.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 2.

Cá Guppy có khả năng thụ thai tốt, sinh sản rất nhanh. Tính từ thời điểm mang thai cho đến sinh sản chỉ mất khoảng 22 đến 30 ngày. Sau khi cá mái được thụ tinh, ở vùng gần hậu môn của cá mẹ sẽ có màu sẫm. Đây được gọi là đốm thai, đốm này sẽ lớn dần và sẫm màu đi.

Mỗi lứa cá Guppy có thể sinh được khoảng 5 đến 30 cá con. Cá con sau khi được sinh ra có thể bơi và học cách ẩn nấp.

Cá Bình Tích – Loài cá cảnh sinh sản nhanh nhất

Cá Molly hay còn được gọi là cá Bình Tích hoặc Bình Trà. Đây là 1 giống loại cá cảnh rất dễ nuôi. Cá Bình Tích có tính tình hiền lành, dễ nuôi và thường sống theo bầy đàn. Bạn có thể nuôi loài cá này trong môi trường thiếu oxy. Thức ăn ưa thích của cá chính là rong rêu có hại, là loài cá có lợi cho bể thủy sinh.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 3.

Loại cá này có thể sống lên đến 2 năm nếu được nuôi trong môi trường tốt. Cá Bình Tích sở hữu nhiều màu sắc đa dạng và thu hút. Để đánh giá được những con cá đẹp thì phải có hình đuôi cánh buồm và đuôi càng cua.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 4.

Cá Bình Tích rất là “mắn đẻ”, cá mẹ sắp đẻ sẽ có bụng rất to, hậu môn đen. Thích trốn vào trong 1 góc và nhạy cảm với nước. Nếu bạn thay nước thì có khi cá sẽ đẻ con ngay lập tức. Cá Bình Tích con khi mới sinh có khả năng bơi ngay nhưng còn hơi yếu. Lúc này bạn nên cho cá con ăn những thức ăn ăn được xay mịn.

Cá cảnh đuôi kiếm

Tất nhiên khi nói đến loài cá sinh sản nhanh nhất thì không thể thiếu cái tên cá đuôi kiếm được. Cá đuôi kiếm hay còn gọi là cá hoàng kiếm, cá hoàng kim, cá đốm, cá kiếm. Đây là 1 trong những loại cá cảnh nước ngọt ở nhiệt đới phổ biến nhất. Loài cá này có nguồn gốc xuất xứ ở Mexico. Môi trường sống yêu thích của cá đuôi kiếm là ở kênh rạch, sông, suối. Loại cá này du nhập vào Việt Nam những năm 50, và trở nên phổ biến cho đến bây giờ.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 5.

Loại cá này có tập tính hiền lành, có tốc độ nhanh và rất dễ nuôi. Cá đuôi kiếm trưởng thành có chiều dài khoảng 12 – 16 cm. Loại cá này thường được nuôi chung với nhiều loài cá khác. Thức ăn của cá chủ yếu là trùng chỉ, thức ăn viên và giáp sát. Tuy nhiên cần lưu ý loại cá này có khả năng chịu rét kém. Cần để ý nhiệt độ trong nước thường xuyên, không để nhiệt độ quá lạnh dẫn đến cá chết.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 6.

Cá đuôi kiếm là 1 trong số cá cảnh hiếm hoi có thể sinh con thay vì sinh trứng. Giống cá này thích sinh sản vào ban đêm, thường đẻ khoảng 12 – 20 con 1 lần. Người nuôi cá nên chú ý thả cây thủy sinh vào bể cá để cá con có chỗ ẩn nấp. Thức ăn dành cho cá con hoàng kiếm là bánh mì phơi khô, hoặc là trứng nước đều được.

Cá cảnh Hà Lan – Cá Mún – Loài cá cảnh đẻ con

Một trong các loại cá cảnh đẻ con được nhiều người ưa thích hiện nay đó chính là Cá Hà Lan. Cá Mún hay còn gọi là cá Hà Lan, cá Hột Lựu. Loài cá này có tên khoa học Xiphophorus spp. Thuộc bộ cá sóc, họ cá khổng tước có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico. Do độ phổ biến của loài cá này, tại Việt Nam bạn dễ dàng mua được tại các cửa hàng cá cảnh.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 7.

Loài cá này có màu sắc đỏ cam là màu đặc trưng. Sau này được lai tạo ra nhiều cá thể có màu sắc đẹp, sặc sỡ và có bộ vây dài hơn. Hình dáng của cá Mún khá giống với cá đuôi kiếm nhưng ngắn hơn, thân hình bầu bĩnh hơn.

Không những dễ nuôi, những loài cá cảnh này còn "mắn" tới mức đẻ con đàn cháu đống khiến ai cũng mê - Ảnh 8.

Cá Mún trưởng thành sẽ có chiều dài từ khoảng 6cm đến 9cm. Người nuôi dễ dàng phân biệt giới tính của cá thông qua kích thước. Cá cái sẽ có kích thước to hơn cá đực. Giống cá này có bản tính hiền lành có thể nuôi kết hợp với nhiều loại cá khác.

Nếu bạn nuôi cá cảnh trong bể rộng thì không cần sử dụng máy sủi oxy. Thức ăn yêu thích của loài cá này là rêu tảo và thức ăn viên.

Một số chú ý với việc nuôi cá cảnh đẻ:

Cách nuôi cá cảnh đẻ

Tất nhiên, việc nuôi dưỡng để loại cá cảnh đẻ không phải là chuyện dễ. Nó sẽ bao gồm khá nhiều kiến thức và đặc biệt là phải am hiểu về từng loài cá. Cụ thể cách nuôi cá cảnh đẻ như sau:

Phân biệt giới tính của cá cảnh

Việc đầu tiên trong cách nuôi cá cảnh đẻ các bạn phải tìm hiểu rõ và phận biệt rõ về giới tính của từng con cá. Việc này khá quan trọng, vì nó sẽ quyết định việc đẻ trứng khi nuôi cá cảnh.

Có một cách phân biệt khá dễ đối với loài cá trống truyền thống thì thường nó sẽ có thân mình thon dài, còn con cái thì sẽ bầu bĩnh hơn so với con trống. Và đây cũng là cách phân biệt và dẽ dàng nhận biết khi các cái sắp tới mùa sinh sản.

Nắm vững cách sinh sản và các phương thức đẻ của từng loài cá cảnh

Mỗi loài cá sẽ có một tập tính sinh sản khác nhau. Vì thế việc nắm vững cách sinh sản của từng loài cá sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi cá cảnh đẻ.

Chuẩn bị bể cá cảnh

Việc tiếp theo đó chính là chuẩn bị đầy đủ về các loại phụ kiện giúp cá sinh sản. Đặc biệt trong bể phải có riêng một dụng cụ lọc bằng bọt.

Yêu cầu nguồn nước tốt và nhiệt độ chuẩn

Yêu cầu này khá quan trọng, vì nó có thể giúp cho việc sinh sản của khá đạt mức cao nhất. Đặc biệt nguồn nước và nhiệt độ phải chính xác với bể nuôi chính của cá.

Cuối cùng chúng ta chỉ việc chăm sóc, theo dõi quá trình đẻ của cá.

Rate this post

Viết một bình luận