Lúc này ngoài việc môi khô nứt nẻ thì bạn còn bị đau đầu, táo bón, tiểu ít, khô miệng…
Trường hợp bị mất nước nặng có thể dẫn tới tụt huyết áp, sốt, thở gấp, tim đập nhanh.
Người bị thiếu chất thì cơ bắp sẽ yếu ớt, sâu răng, bụng trướng to, xương giòn…
Thiếu chất có thể do thiếu hụt vitamin, chẳng hạn người ăn chay, ăn kiêng, chán ăn. Do đó bạn nên chú ý bổ sung vitamin dưới dạng viên uống.
9 cách trị môi khô nứt nẻ quanh năm tại nhà
Người ta thường dùng son dưỡng để trị khô môi tại chỗ, tuy nhiên cách này không hiệu quả lâu dài. Để chấm dứt tình trạng khô môi, bạn có thể áp dụng theo những cách dưới đây. Chỉ cần thực hiện 2-3 tuần thì môi sẽ hết nứt nẻ và ít tái phát.
– Dầu dừa: Dầu dừa là chất bôi trơn và dưỡng ẩm tự nhiên, chứa các axit béo tiếp nước cho làn môi, giúp môi mềm và linh hoạt, ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn chỉ cần đun cách thủy để dầu dừa âm ấm thì thoa lên môi trong ít nhất 10 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Bạn có thể thoa dầu dừa lên môi trước khi đi ngủ rồi để qua đêm. Bên cạnh dầu dừa, bạn có thể dùng dầu mật ong, dầu thầu dầu, dầu hạnh nhân hoặc dầu jojoba.
– Mật ong và vaseline: Mật ong có tính chất kháng khuẩn và chữa lành tự nhiên. Đây cũng là chất dưỡng ẩm hiệu quả. Vaseline có công dụng làm mềm và nuôi dưỡng làn da. Bạn có thể thoa một lớp mật ong mỏng lên môi, sau đó thoa thêm 1 lớp vaseline rồi để trong 10-15 phút. Sau đó dùng khăn thấm nước ẩm để lau sạch. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần là được.
– Dưa chuột: Loại rau mát này nên kề cận bên bạn trong những tháng hè nắng nóng. Dưa chuột giúp tiếp nước cho làn môi, giúp nuôi dưỡng và làm mềm môi. Bạn thái mỏng dưa chuột và chà lên môi trong 1-2 phút. Để như vậy trong 10 phút thì rửa môi. Bạn cũng có thể đắp 1-2 lát dưa lên môi như mặt nạ dưỡng môi. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
– Lô hội: Lô hội có đặc tính kết dính tự nhiên, giúp kết nối các tế bào bong tróc, cho bạn làn môi mịn mềm. Lô hội còn có tác dụng bảo vệ và làm mát làn môi cũng như vùng da quanh môi, đồng thời nhẹ nhàng loại bỏ tế bào da chết. Bạn chỉ cần thoa gel lô hội lên môi và để qua đêm. Phần lô hội thừa nên đậy kín lại và bảo quản trong tủ lạnh. Nên thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.
– Túi trà xanh: Trà xanh chứa polyphenol với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ làn môi khỏi tia bức xạ. Áp bã túi trà xanh lên môi sẽ giúp loại bỏ cảm giác bỏng rát ở khóe môi. Cách thực hiện: Bạn nhúng túi trà xanh vào nước sôi trong vài phút, sau đó áp túi lên môi. Để trong vài phút. Thực hiện 1 lần mỗi ngày.
– Bơ ca cao: Cùng với bơ hạt mỡ, bơ ca cao chứa những axit béo thiết yếu giúp nuôi dưỡng và tiếp nước cho làn môi. Bạn thoa bơ lên môi rồi để qua đêm, áp dụng trong vài ngày liên tục.