9 Phẩm chất và Năng lực giáo viên mầm non cần có

Năng lực giáo viên mầm non là yếu tố rất quan trọng với việc học của trẻ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, không những về mặt kiến thức nó còn góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Vì hầu hết thời gian đi học bé sẽ được tiếp xúc nhiều nhất với giáo viên. Vậy giáo viên mầm non cần có những phẩm chất và năng lực như thể nào để đảm bảo việc học cũng như an toàn cho con khi đến lớp? Cùng Clover tìm hiểu bài viết sau: 

Những phẩm chất cần có ở giáo viên mầm non

năng lực giáo viên mầm non

Có đạo đức nghề nghiệp

Đầu tiên đối với một giáo viên đó chính là đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên phải có thái độ mẫu mực và tính cách trung hòa. Bởi vì giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo. Không thiên vị, hành xử công bằng với tất cả các học sinh, chuẩn mực trong nhận xét và đánh giá. Ưu tiên việc đặt mục tiêu và hiệu quả giáo dục làm nhiệm vụ hàng đầu.

Giáo dục tạo môi trường để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Vậy nên giáo viên cần có cái tâm với nghề, phải ưu tiên mục đích cốt lõi của giáo dục lên trên lợi ích cá nhân.

Là người yêu nghề và mến trẻ

Nghề giáo viên cao quý là một trong những nghề rất cao quý, được xã hội tôn trọng nhưng bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua. Vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề nghiệp, có nhiệt huyết và đặc biệt là yêu quý học sinh thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các học sinh gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải luôn hỗ trợ và giúp các em mỗi khi các em cần. Tôn trọng và tương tác để hiểu nhiều hơn về học sinh của mình.

Để trở thành một giáo viên mầm non tốt, trước hết bạn cần phải yêu nghề, yêu trẻ nhỏ bởi chính bạn là tấm gương hàng ngày của trẻ em. Động lực để gắn bó và thực hiện các công việc chăm sóc trẻ nhỏ hàng ngày của các giáo viên mầm non đó chính là sự yêu mến trẻ.

Một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động trong lĩnh vực sư phạm của giáo viên đó là sự yêu mến trẻ nhỏ và lòng nhiệt huyết yêu nghề. Bởi sư phạm mầm non là ngành mang tính chất đặc thù, có rất nhiều khó khăn, nếu như không thực sự yêu nghề, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua được thử thách.

Biết kiên trì nhẫn nại

Phẩm chất và năng lực giáo viên mầm non không thể thiếu là gì? Đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại. Sự nhẫn nại sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng gần gũi với các bé hơn; việc này giúp trẻ không còn thấy sợ mà sẽ có cảm giác vui hơn khi mỗi ngày được đi đến trường.

Đặc biệt ở giai đoạn mầm non, thì hầu hết trẻ đều cư xử theo bản năng,. Thích làm những gì mà mình muốn, thích khám phá nhưng lại chưa có được suy nghĩ logic. Do đó, nếu là một giáo viên mầm non bạn cần phải kiên nhẫn và hướng trẻ dần dần có suy nghĩ đúng đắn hơn.

Có tinh thần trách nhiệm cao

Một năng lực giáo viên mầm non mà bạn phải kể đến đó là tinh thần trách nhiệm cao. Để trở thành một giáo viên tốt, bạn phải làm gì để trẻ cảm thấy được yêu quý, chăm sóc tận tình và có cảm giác gần gữi như ở nhà. Đặc biệt giáo viên mầm non nên phối hợp tốt với các bộ phận liên quan để có thể đảm bảo tốt về mặt dinh dưỡng cũng như các vấn đề bệnh tật với tinh thần trách nhiệm cao.

Bên cạnh đó, giáo viên mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ của trẻ, mỗi trẻ sẽ có một đặc điểm tâm lý khác nhau, điều đó buộc giáo viên phải nắm bắt được tâm lý của trẻ để từ đó có phương pháp giáo dục đúng đắn.

Có khả năng xử lý tình huống sư phạm

Nói đến năng lực giáo viên mầm non cần có không thể bỏ qua khả năng xử lý tình huống sư phạm.

Đây là điều hầu hết mọi giáo viên mầm non đều gặp trong môi trường sư phạm mầm non. Hàng ngày trôi qua sẽ xảy ra rất nhiều tình huống sư phạm khác nhau. Chính vì vậy, là một giáo viên mầm non tốt, bạn cần có khả năng xử lý, giải quyết các tình huống đó một cách khéo léo nhất để mọi vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn.

4 năng lực giáo viên mầm non bắt buộc phải có

Trang bị kiến thức vững vàng

Kiến thức chuyên môn vững, sâu rộng là điều căn bản phải có ở một giáo viên mầm non. Khi giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn kỹ những kiến thức nền tảng để học sinh hiểu được bản chất của bài học trước khi vận dụng quá nhiều, từ những kiến thức đã học, ứng dụng vào làm bài tập, ứng dụng vào thực tế,…

Không chỉ giảng dạy những kiến thức chuyên môn, giáo viên mầm non còn có trách nhiệm dạy các em học sinh làm người, dạy về đạo đức, dạy các kỹ năng sống, cách giao tiếp nói chuyện, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề,…

Những kỹ năng cần có

Ngoài những năng khiếu giảng dạy, thì để trở thành giáo viên mầm non bạn cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau như:

  • Khả năng tổ chức thực hiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ

  • Khả năng chuyên biệt: Hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ đẹp, làm đồ chơi khéo léo, kể chuyện hấp dẫn…

Nhưng bên cạnh đó khả năng giảng dạy vẫn quan trọng hơn hết nhé. Có nhiều giáo viên đã đi dạy nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng vẫn gặp phải tình huống học sinh không hiểu bài, không nắm bắt được hoặc không theo kịp nội dung bài học. Đối với trường hợp này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi cách tiếp cận với học sinh, đổi mới phương pháp học tập để học sinh dễ nắm được nội dung bài học.

Tự nâng cao năng lực

Mỗi giáo viên phải luôn có tinh thần tự học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đồng thời lắng nghe góp ý và rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc hơn từ đồng nghiệp và những người xung quanh.

Để nâng cao năng lực giáo viên mầm non, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Không ngừng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm với nhiều hình thức khác nhau.

  • Tham gia các câu lạc bộ để giao lưu học hỏi.

  • Đa dạng hóa các hình thức đánh giá giáo viên

  • Giáo viên mầm non được hưởng đầy đủ các chế độ theo năng lực.

  • Tuyển dụng giáo viên mầm non nên thực hiện một cách khách quan nhất.

  • Xây dựng một tập thể sư phạm lành mạnh, đoàn kết.

  • Giáo viên mầm non cần biết tự làm đẹp cho bản thân.

Duy trì được môi trường học tập tích cực

Để làm được điều trên, người “thầy” cần giữ thái độ lạc quan, luôn vui vẻ, tươi cười đối mặt dù là gặp khó khăn, luôn hướng về phía trước, hy vọng những điều tốt đẹp cho tương lai của cả “thầy” và trò. Đặt ra mục tiêu học tập cụ thể cho từng bài học cụ thể, hướng các em học sinh đến những mục tiêu chính để các em có hướng phấn đấu, như vậy sẽ không tạo quá nhiều áp lực như khi các em phải học tập lan man, không có mục tiêu cụ thể rõ ràng.

Như vậy trên đây là tất tần tật những thông tin về năng lực giáo viên mầm non và những biện pháp nâng cao năng lực cho cho giáo viên mà Clover muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp phát triển năng lực của mình với vai trò là giáo viên mầm non.

Rate this post

Viết một bình luận