Để có cách ngồi thiền đơn giản và đạt hiệu quả cao. Người mới ngồi thiền cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi ứng dụng thực hành. Vì nếu dùng sai cách, hiệu quả ngồi thiền sẽ không đạt ở mức cao. Đồng thời việc dùng sai phương pháp cũng sẽ dẫn đến nhiều tình trạng “bất lợi” cho tâm lý, sức khỏe….v.v.
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, quy trình cũng như một số lưu ý khi ngồi thiền. Bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết này của chúng tôi để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình “thiền định”.
Ngồi thiền – phương pháp giải phóng năng lượng tiêu cực tốt nhất
Cách ngồi thiền phổ biến dành cho người mới
Ngồi thiền hiện đang là một trong những phương pháp hữu ích nhất giúp con người có sức khỏe tốt và tâm hồn thanh tịnh. Với lối sống đầy lo âu như hiện nay, ngồi thiền sẽ là giải pháp tốt để bạn loại bỏ một số tiêu cực trong suy nghĩ của mình.
Trước đây, việc ngồi thiền ít được nhiều người áp dụng. Nên chỉ những người thật sự tu hành hoặc có nhiều phiền não mới tìm đến thiền để tĩnh tâm. Nhưng với cuộc sống trăm ngàn nỗi lo như hiện nay. Ngoài chuyện học hành thì cơm áo, gạo tiền, công việc…… cũng khiến nhiều người phiền muộn. Do đó, ngồi thiền hiện đang là giải pháp được rất nhiều người áp dụng, đặc biệt là thế hệ trẻ và các bé có duyên với Phật pháp.
Ngồi thiền là gì? Phương pháp này bắt nguồn từ đâu?
Thiền – phương pháp áp dụng cho tất cả mọi người trên thế giới
Thiền là một khái niệm không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Mục đích của việc ngồi thiền chính là tập trung tinh thần cao độ để rồi chuyển sang trạng thái tĩnh tâm. Khi đã đạt đến cấp độ hoàn toàn tĩnh tâm ngay cả nhận thức và trong cơ thể. Lúc đó, bạn có thể thiền ở bất cứ nơi đâu để có được cảm giác bình yên.
Hiểu theo cách đơn giản, đây là một phương pháp đưa chúng ta tới tâm định và điều phục tâm mình với giải pháp “thiền”. Trong nhà thiền có giải thích rằng: “tâm an định, trí sáng tỏ”. Do đó, thiền không chỉ giúp tâm tĩnh, loại bỏ phiền não, bớt khổ đau, mà còn tăng cường trí thông minh và mang tính sáng tạo cao. Cho nên ngày nay ngay cả học sinh, sinh viên hoặc các cháu nhỏ cũng áp dụng việc “thiền”.
Cách đây 15 thế kỷ trước, thiền bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc. Người đầu tiên biết được phương pháp này chính là nhà sư Ấn Độ có tên là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Lúc đó, thiền có tên gọi là Ch’an – biểu hiện của Phạn ngữ Dhyana nói đến tâm trí hấp thu trong thiền định. Khi sang tới Nhật Bản, thiền được gọi là Zen qua cách phát âm của từ Ch’an Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù bất kể ngôn ngữ nào cũng đều mang ý nghĩa là thiền Phật Giáo.
Ý nghĩa và lợi ích của việc ngồi thiền
Ý nghĩa và lợi ích của thiền được nhiều người đánh giá cao
Hiện nay với cuộc sống bộn bề, nhiều lo toan đã khiến con người thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung và không giữ được bình tĩnh. Do đó, có một số người đã tìm đến những phương pháp “giải tỏa” để giảm đi tình trạng xấu của mình. Một trong số đó là cách ngồi thiền theo phương pháp phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp mang lại nhiều ý nghĩa, lợi ích tốt cho sức khỏe và tâm trí sáng suốt.
Về ý nghĩa
Thực hành phương pháp thiền mang đến sự bình an và tĩnh lặng trong tâm hồn. Khi thật sự tập trung, chúng ta có thể điều khiển được hành động theo suy nghĩ của mình tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể đạt được trạng thái hạnh phúc trong hiện tại cũng như giải phóng khỏi sự phiền toái xảy ra. Ngoài ra, thiền cũng mang ý nghĩa sâu sắc đối với tâm và thân. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ khám phá ra được suy nghĩ sâu bên trong mình.
Về lợi ích
Thiền không chỉ làm giảm stress, giúp con người trở nên tĩnh tâm hơn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Theo khoa học, phương pháp thiền có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Bởi vì, phương pháp này không đòi hỏi quá cầu kỳ cũng không tốn nhiều thời gian mà lại đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Cụ thể như:
-
Giảm căng thẳng, trầm cảm, kiểm soát lo lắng.
-
Tăng khả năng tập trung, giúp nhớ lâu hơn.
-
Giảm thiểu tình trạng mất ngủ.
-
Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-
Giảm đau đầu, mệt mỏi.
-
Giảm thiểu tình trạng mất bình tĩnh, không kiểm soát.
-
Làm chậm quá trình lão hóa.
-
Nâng cao nhận thức về bản thân.
-
Giảm mất trí nhớ ở người già.
-
Tạo tấm lòng tốt, biết yêu thương người và vật.
-
Giúp cai nghiện.
-
Kiểm soát cơn đau.
-
Làm giảm huyết áp.
-
Tăng cường hệ miễn dịch.
-
Thiền giúp trẻ hóa não bộ.
-
Giúp cải thiện trí nhớ.
-
Giảm căng cơ và giảm đau.
Phương pháp ngồi thiền đúng cách dành cho người mới bắt đầu
Ngồi thiền đúng cách khi tâm thực sự tĩnh
Ngồi thiền đúng cách sẽ giúp cho tinh thần, sức khỏe, thể chất được cải thiện cao. Nếu là người mới bắt đầu ngồi thiền bạn có thể áp dụng phương pháp đơn giản tại nhà phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này không chỉ mang tới hiệu quả rõ rệt trong việc ngồi thiền mà còn phù hợp với những người mới bắt đầu thực hiện.
Cách ngồi thiền cơ bản nhất
Phương pháp ngồi thiền đúng cách tại nhà
Cách ngồi thiền đúng và cơ bản là chỉ cần chọn một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Sau đó ngồi trên ghế, tấm thảm hoặc một chiếc đệm. Nếu lựa chọn thiền trên ghế, bạn nên đặt cả hai lòng bàn chân xuống sàn, giữ thẳng lưng và thả lỏng cơ thể hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu ngồi trên thảm hoặc bề mặt phẳng. Bạn nên ngồi xếp bằng, thẳng lưng, hai tay đặt trên đùi hoặc thả lòng. Nhưng dù là ngồi ở vị trí nào để thiền, bạn cũng phải thật chú tâm vào hơi thở (thở ra, hít vào một cách nhịp nhàng). Ngoài ra, để có thể thảnh thơi và thư thái nhất. Hãy mỉm cười nhẹ và chắp tay trước ngực để cân bằng lại tâm hồn của mình.
Công tác chuẩn bị
Trong cách ngồi thiền đúng phương pháp. Công tác chuẩn bị là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người mới bắt đầu và cả những người thiền lâu. Do đó, để đảm bảo có hiệu quả cao trong việc ngồi thiền. Những người mới và đã thiền lâu cần chú ý công tác chuẩn bị đầy đủ như sau.
Nơi yên tĩnh phải đảm bảo không có tiếng ồn
Không gian là yếu tố quan trọng, vì sẽ quyết định cho người mới có đạt được hiệu quả thiền tốt nhất hay không. Tuy nhiên, cũng không quá khắt khe trong việc tìm kiếm một địa điểm tốt để thiền. Vì chỉ cần có một nơi tránh tiếng ồn, thoáng mát và sạch sẽ là bạn có thể thiền trong sự thoải mái.
Để có hiệu quả tốt nhất cho việc thiền. Người mới nên ngồi trong phòng thờ để tránh thời tiết khắc nghiệt làm chi phối trong lúc thiền, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe (cảm lạnh, trúng gió…). Hơn nữa, phòng thờ là nơi yên tĩnh, không ồn ào sẽ giúp tâm hồn có được sự tĩnh tâm, an yên và buổi thiền sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Mặc đồ thoải mái
Trang phục là yếu tố không bắt buộc khi thực hành thiền. Do đó, người mới chỉ cần lựa chọn trang phục thoải mái, mát mẻ để không bị gò bó trong suốt buổi thiền. Tuy nhiên, người mới nên lưu ý mặc trang phục phù hợp với mùa Đông và mùa Hè để cơ thể được thư giãn nhất cũng như thiền lâu hơn.
Thời gian ngồi thiền
Về thời gian, bạn nên thiền trước hoặc sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng để cơ thể có sự tập trung tốt hơn. Bởi vì, khi bụng no, năng lượng cơ thể sẽ tập trung vào cơ quan tiêu hóa và làm giảm đi sự tịnh tâm cũng như thụ động hơn. Đối với phương pháp thiền, người mới nên thực hiện 2 lần/ngày và mỗi lần từ 5 – 10 phút.
Tuy nhiên, thời gian tốt nhất sẽ là buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi ngủ. Thời gian này giúp người mới có sự tỉnh táo vào ban ngày và ngủ sâu hơn vào buổi đêm. Thế nhưng, để nhanh chóng đạt được những lợi ích trên. Người mới cần duy trì thiền mỗi ngày để tạo thói quen để sức khỏe được cải thiện nhanh chóng.
Bài tập giãn cơ
Khởi động trước khi thiền
Thông thường khi thiền, người mới nên có tư thế ngồi im, thả lỏng cơ thể, tâm hồn cần được thư thái nhất. Tuy nhiên, để có thể thiền lâu và tránh bị chuột rút, người mới cần thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng trước và sau khi thiền.
Hiện nay, có rất nhiều bài tập giãn cơ kết hợp với thiền giúp người mới kéo giãn cơ thể nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng cổ, vai , tay chân. Đây cũng được xem là các bài tập khởi động nhẹ nhàng để bạn ngồi thiền lâu hơn mà không cảm thấy mỏi hay đau nhức cơ thể sau khi thiền.
Tư thế ngồi thoải mái
Đối với tư thế ngồi, người mới cần lựa chọn kiểu dáng sao cho thoải mái nhất. Hiện nay, tư thế ngồi thiền có 3 loại, đó là ngồi xếp bằng, kiểu bán già và kiết già được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, mỗi tư thế ngồi đều có một ưu điểm riêng, nhưng nhìn chung kiểu nào cũng cần phải giữ lưng thật thẳng.
Vì khi thiền sâu người mới sẽ cảm nhận được một luồng năng lượng chạy từ cột sống đến bộ não. Do đó, nếu tư thế ngồi gục xuống để lưng cong sẽ ngăn cản năng lượng đó và làm giảm sự tập trung trong tâm trí khi thiền. Khi là người mới, để có cách ngồi thiền đúng tư thế nhất. Bạn nên chọn những vị trí có mặt phẳng để giữ thăng bằng và tạo sự êm ái thoải mái trong quá trình thiền.
Xương chậu đúng hướng
Ngoài tư thế ngồi đúng cách, người mới cũng cần chú ý tới xương khớp của mình, nhất là phần xương chậu. Vì khi ngồi lâu, xương chậu sẽ mỏi, dẫn đến tình trạng nhức nhối hoặc ê. Để tránh bị đau nhức xương hoặc còng lưng, trong lúc thiền người mới cần phải nghiêng về phía trước một chút. Nếu lúc đầu chưa quen hoặc bị nhức mỏi xương khớp. Người mới có thể ngồi trên đệm thiền (bồ đoàn) để tránh sự khó chịu và đem lại sự thoải mái nhất trong quá trình thực hiện.
Nhắm mắt, tĩnh tâm
Nhắm mắt thiền sẽ dễ tập trung hơn
Mở hay nhắm mắt khi thiền đều mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu bước vào thế giới “thiền” nên nhắm mắt, tĩnh tâm là điều tốt nhất. Bởi khi nhắm mắt, người mới sẽ giảm được 50% tác nhân liên quan đến thị giác giúp cho việc tập trung tốt hơn.
10 + cách ngồi thiền có hiệu quả tốt nhất
Sau công tác chuẩn bị kỹ càng, giai đoạn ngồi thiền đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp mang lại hiệu quả cao. Đối với người mới bắt đầu nên áp dụng một số bước đơn giản tại nhà như sau:
Tập trung vào hơi thở
Thiền thở là một trong những bước đầu tiên người mới cần phải tập luyện. Đây là kỹ thuật thiền cơ bản được áp dụng phổ biến và rất phù hợp cho những người mới ngồi thiền. Với bước này, người mới cần tập trung vào một điểm nhất định trên bụng để cảm nhận rõ hơi thở của mình.
Hơi thở đều đặn, và có sự tập trung cao
Lặp lại 1 câu chú
Thiền chú là hình thức phổ biến nên dù là người mới thiền hay lâu năm cũng đều có thể thực hiện. Khi thiền chú người mới chỉ cần lặp một câu chú hoặc danh hiệu Phật. Quá trình thiền chú cần lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi tâm trí chuyển sang trạng thái tĩnh lặng và thiền định sâu.
Tập trung vào một hình ảnh đơn giản
Với hình thức này, người mới cần mở mắt và tập trung nhìn vào một hình ảnh đơn giản. Cũng giống như thiền chú, phương pháp này khá dễ dàng thực hiện. Chỉ cần người mới có sự tập trung cao độ vào hình ảnh trước mặt, tâm trí không để suy nghĩ gì là có thể thiền với kết quả tốt nhất.
Thực hành tưởng tượng
Ngồi thiền đúng cách tại nhà, đó là áp dụng kỹ thuật tưởng tượng
Là hình thức thiền phổ biến, tưởng tượng cũng là một kỹ thuật thiền đặc biệt riêng. Với hình thức này, người mới chỉ cần tưởng tượng ra một khung cảnh nào đó thật thanh bình và khắc sâu vào tâm trí cho tới khi đạt đến trạng thái tĩnh hoàn toàn. Một số khung cảnh giúp người mới dễ dàng đến với thiền tưởng tượng nhanh, đó là nghĩ tới một khu rừng yên tĩnh, một đồng cỏ đầy hoa, nơi thiên nhiên trong lành thoáng đãng, hoặc nắng vàng rực rỡ hay một bãi cát mát dịu êm…..v.v.
Quét cơ thể
Quét cơ thể có nghĩa là khi thực hiện thiền, người mới chỉ cần lần lượt tập trung vào từng bộ phận trong cơ thể và làm thư giãn chúng. Với kỹ thuật thiền này, người mới sẽ phải nhắm mắt và chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể của mình. Sau đó tập trung vào điểm đó và bắt đầu làm thư giãn, giải tỏa hết sự mệt mỏi. Với kỹ thuật thiền đơn giản, người mới có thể tận hưởng được cảm giác của sự điềm tĩnh hơn.
Thiền Chakra
Chakra còn được gọi là kỹ năng thiền luân xa. Kỹ năng này cho phép liên kết năng lượng tâm linh và sinh lý bên trong cơ thể con người. Trên cơ thể chúng ta thường có bảy Chakra nằm ở bẩy vị trí khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều nằm trên một trục dọc tại trung tâm cơ thể.
Để bắt đầu thiền Chakra, người mới hãy nhắm mắt và chà xát lòng bàn tay. Như vậy sẽ tạo sự ấm áp và tăng năng lượng. Sau đó, bạn hãy đặt tay phải của mình lên điểm luân xa vùng ngực, rồi đặt tay trái lên tay phải. Hít một hơi thật sâu, khi thở nhớ phát ra từ “yum”. Lúc đó, bạn sẽ cảm nhận được những nhịp đập rung động từ ngực của mình. Rồi tưởng tượng một năng lượng xanh toát ra từ ngực và lòng tay của bạn.
Chakra là một trong những kỹ năng ngồi thiền đúng cách tại nhà
Thiền hành
Thiền hành là cách đi bộ kết hợp thiền bằng việc tập trung quan sát sự chuyển động của bàn chân và cảm nhận mối liên kết giữa cơ thể và mặt đất. Đây là cách thiền đơn giản, nhưng ít người biết đến. Thường chỉ có những vị tu hành đắc đạo mới biết tới cách này. Do đó, nếu người mới muốn thiền hành tốt cần chọn nơi yên tĩnh, ít người qua lại làm phiền. Mặc dù không cần không gian quá lớn, nhưng phải đảm bảo được ít nhất 7 bước chân trên đoạn đường thẳng tắp. Để quá trình thiền hành đạt hiệu quả cao, người mới thiền nên đi chân không và tuyệt đối không dùng dép hoặc giày.
Khi thiền hành người mới cần nhìn thẳng về phía trước, tay chắp lại với nhau đặt trước ngực trong khoảng cách không xa. Sau đó, bước thật chậm từng bước bằng chân phải trước. Trong quá trình bước, không cần để ý tới cảm xúc của bàn chân khi tiếp xúc mặt đất mà nên quan tâm tới sự chuyển động theo nhịp để có độ tập trung cao. Khi đến bước cuối cùng, hãy dừng lại một chút rồi quay người lại nhẹ nhàng. Trong lúc quay người lại, người mới nên lấy chân phải làm trụ và tiếp tục quá trình thiền hành của mình.
6 tư thế ngồi thiền đúng cách
Ngồi thiền đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, thể chất, tinh thần. Do đó, để cho quá trình thiền được thành công như ý, bạn có thể áp dụng 6 tư thế như sau:
Phần Tư Kiết Già
Tư thế này khá phù hợp với người cao tuổi khi xương khớp không còn dẻo dai và những “lính mới” tập luyện. Ở tư thế này, người mới chỉ cần ngồi nghiêm, hai chân đan chéo vào nhau, hai bàn chân cần nằm gọn dưới đùi hoặc đầu gối của chân đối diện. Có thể nói, trong các tư thế thiền, phần Tư Già Khiết là dễ thực hiện nhất.
Cách ngồi thiền đúng tư thế dễ thực hiện
Bán Kiết Già
Khác với Phần Tư Già Khiết, Bán Kiết Già là tư thế ngồi có độ khó và phức tạp hơn. Do đó, để thực hiện đúng tư thế thiền này, người mới cần phải có trạng thái thả lỏng, gác một bàn chân lên bắp đùi của chân đối diện. Bàn chân còn lại nên để dựng đứng, kẹp dưới bắp chân kia hoặc để nghỉ ngơi.
Với tư thế này, người mới cần giữ trạng thái thiền vững, ngay cả khi đã vào giai đoạn thiền sâu cũng không sợ nghiêng ngả làm mất tập trung. Tuy nhiên, để có thể thiền ở tư thế này một cách đơn giản và không lo đau mỏi. Người mới nên khởi động cơ thể trước khi bắt đầu thực hiện việc thiền.
Một số động tác thả lỏng các khớp cổ chân, háng, đùi, lưng mặc dù nghĩ đơn giản, nhưng đó lại là những bài khởi động quan trọng trong việc quyết định thành bại của tư thế thiền.
Với tư thế Bán Kiết Già, người mới cần có sự kiên trì, cố gắng tập luyện. Không nên vì khó khăn ban đầu mà đã vội bỏ qua, vì nếu tập luyện tốt, thành quả chắc chắn sẽ sớm đến với bạn.
Ngồi thiền đúng cách với tư thế Bán Kiết Già
Toàn Kiết Già
Toàn Kiết Già là tư thế được nâng cao của Bán Kiết Già. Do đó, để thiền được tư thế này, người mới cần sẵn sàng ngồi xếp bằng tự nhiên. Trước tiên bạn có thể để hai chân khóa vào nhau bằng cách dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải rồi từ từ gấp lại đặt lên gót đùi trái. Nên nhớ gót chân cần được ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên Trời. Sau đó, dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại đặt lên đùi phải. Rồi kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, tiếp tục để chân trái ngửa lên Trời. Mặc dù, đây là tư thế thiền khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu kiên trì và áp dụng đúng kỹ thuật chắc chắn bạn sẽ có thành công.
Seiza Nhật Bản
Với tư thế này, người mới cần có sẵn một chiếc ghế hoặc gối nhỏ, thực hiện thiền trên đó và đặt hai chân phía dưới. Ở tư thế Seiza Nhật Bản, người mới thiền nên để hai ngón chân cái trái và phải chồng xếp lên nhau. Nếu là Nam, nên để khoảng cách giữa hai đầu gối chừng 10 đến 15cm. Tuy nhiên, nếu là Nữ bạn có thể tùy chỉnh mức khoảng cách trong khả năng của mình. Khi thiền, lưng cần được giữ thẳng, hai tay đặt lên đùi, mắt nhìn phía trước, miệng khép và đầu hướng thẳng.
Tư thế ngồi thiền đúng cách tại nhà Seiza Nhật Bản
Miến Điện
Nếu bạn không thể khoanh chân liên tục trong thời gian dài hoặc mới bước vào “thế giới thiền”. Miến Điện sẽ là tư thế thiền phù hợp dành cho bạn. Tư thế này thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần xếp chéo hai chân và đặt lên nệm. Tiếp đến là phần đầu gối cần đặt trên sàn nhà hướng về phía trước và được thả lỏng một cách tự nhiên. Bàn tay đặt trên đùi, hai cánh tay nên để thư giãn, thoải mái nhất. Với tư thế này, dù là người mới, nhưng bạn có thể thiền lâu hơn những tư thế khác. Đặc biệt tư thế này giúp cho việc rèn luyện cũng như tăng hiệu quả cao.
Ngồi thiền trên ghế
Đây là tư thế được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần ngồi trên ghế và đặt hai bàn chân dưới thảm là có thể thiền. Tuy nhiên, với tư thế ngồi thiền trên ghế, lưng cần phải thẳng, giữ hai chân, vai rộng và cố định. Nếu như có triệu chứng đau lưng từ trước, bạn có thể dùng đệm hỗ trợ phần lưng dưới. Hai bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn nhà, khoảng cách dưới đầu gối là 90 độ. Nếu phần chân thấp, bạn có thể dùng một tấm đệm hỗ trợ để nâng cao đôi chân hơn. Với tư thế này, bạn có thể linh hoạt thực hiện thiền ở bất kỳ nơi đâu, miễn là đảm bảo được không gian yên tĩnh để quá trình thiền có hiệu quả cao.
Tư thế ngồi thiền trên ghế
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp ngồi thiền
Thiền là một trong những cách giúp bạn có sự tập trung cao độ, tinh thần thoải mái, duy trì tâm lý, tăng cường trí não, mang tới suy nghĩ tích cực và luôn ở trạng thái bình tâm. Mặc dù lợi ích của việc ngồi thiền luôn được truyền tải rất phổ biến. Nhưng có một số lưu ý trong hành trình thiền thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người mới tập luyện. Để biết đó là những lưu ý gì, bạn có thể theo dõi tiếp nội dung sau.
Một số lưu ý khi áp dụng ngồi thiền đúng cách tại nhà
Lựa chọn đúng không gian thiền
Lựa chọn đúng không gian thiền sẽ giúp cho người mới có sự tập trung cao độ, tĩnh tâm hơn. Không gian thiền phải là nơi thật yên tĩnh, trong lành và tránh mọi sự ồn ào, tạo sự thoải mái trong quá trình thiền. Ngoài ra, nếu có thể kết hợp thêm một chút giai điệu âm hưởng nhẹ nhàng trong lúc thiền, người mới sẽ có cảm giác khoan khoái, dễ chịu, tâm hồn trở nên thanh tịnh hơn.
Ăn nhẹ trước khi thiền
Đây là một trong những lưu ý quan trọng dành cho người mới thiền. Bổ sung bữa ăn nhẹ trước khi thiền là điều vô cùng cần thiết. Do đó, để tránh để bị đói, gây mất tập trung trong lúc ngồi thiền. Người mới nên bổ sung vào trong cơ thể mình một chút thực phẩm nhẹ để giữ sức khỏe cho cơ thể ổn định trong suốt quá trình tập luyện. Lưu ý chỉ là bữa ăn nhẹ để đảm bảo sức khỏe trong lúc tập luyện nên cũng không ăn quá no.
Đưa ra mục tiêu thiền mỗi ngày
Mục tiêu luôn giúp con người ta có sự phấn đấu, giống như một điểm tựa để người mới bám chặt vào. Do đó, để có thể thiền thành công, người mới cần phải kiên trì tập luyện đều đặn và đặt ra mục tiêu phấn đấu của mình. Luôn nhắc nhở bản thân phải thật cố gắng và coi việc thiền như hoạt động cần thiết phải làm mỗi ngày.
Không ép bản thân thiền lâu
Đối với người mới bước vào thế giới thiền, những buổi đầu tiên cần tránh ép bản thân ngồi thiền quá lâu. Vì như vậy sẽ dẫn tới sự chán nản, có chút không thoải mái. Để có hiệu quả cao trong hành trình thiền dài lâu, những ngày đầu bạn chỉ nên chọn khoảng thời gian ngắn để thiền. Những ngày sau khi đã quen và bắt nhịp được với “thế giới của thiền”, bạn có thể tăng dần theo định mức thời gian đặt ra.
Tập trung vào hơi thở
Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiền. Nếu là người mới, bạn cần lưu ý hít thật sâu bằng mũi cho đến khi đầy bụng rồi bắt đầu từ từ thở ra bằng miệng một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình hít vào, miệng phải ngậm, môi và răng khít với nhau. Ngoài ra, trong lúc hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng cần phải có nhịp điệu đều đều và nhè nhẹ. Cố gắng tập trung, nhưng không ép gượng bản thân.
Để thực hiện cách ngồi thiền đúng phương pháp tại nhà là điều không khó với người mới. Tuy nhiên, cần đòi hỏi người mới có sự kiên trì tập luyện để có hiệu quả cao. Hy vọng qua những gì chúng tôi chia sẻ. Bạn sẽ nhanh chóng áp dụng được phương pháp ngồi thiền đúng cách tại nhà và sớm chạm tới cảm xúc đỉnh cao nhất của “thế giới thiền”. Chúc bạn thành công!