Lươn là một loại thực phẩm có tính mát, thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Bởi vậy mẹ nên bổ sung lươn vào nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho bé với các món cháo lươn cho bé ăn dặm. Vậy cháo lươn nấu với rau gì tốt cho bé ăn dặm? Hãy cùng tìm hiểu 7 món cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng phía dưới mẹ nhé.
Lợi ích của lươn đối với sức khoẻ của trẻ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lươn là một loại thực phẩm có tính mát, thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng khi bổ sung các loại Vitamin A, B1, B6, Kali, Natri, Sắt, Canxi…giúp bé tăng cân nhanh, đặc biệt là giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng khi bị bệnh. Với các bé biếng ăn, suy dinh dưỡng thì cháo lươn là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Theo bảng thành phần thức ăn của Viện dinh dưỡng quốc gia thì trong 100g thịt lươn sẽ có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150mg phốt pho, 30mg canxi, 1,6mg Sắt cùng các loại vitamin A, D, B1, B2, B6 và PP…
Cách chọn lươn cho bé ăn dặm
Nếu mẹ luốn nấu cháo lươn cho bé ăn dặm thì nên chọn con to trên 400g.
Nên chọn lươn có 2 màu rõ rệt là bụng vàng và lưng đen bởi đây là những con lươn từ ao hồ, kênh rạch có thịt chắc và thơm ngon (lươn đồng). Còn những con lươn có màu đen thường sẽ là những con lươn được nuôi nên thịt lươn sẽ nhão và không thơm.
Để có thể mua được những con lươn đồng ngon, sạch, chắc thịt và đảm bảo an toàn cho bé thì mẹ nên chọn mua lươn, mua thịt lươn tại các cửa hàng uy tín nhé.
Hướng dẫn mẹ sơ chế lươn đúng cách
Ngoài những lưu ý về cách chọn mua lươn ngon, thịt chắc và an toàn cho bé. Mẹ cũng cần quan tâm tới cách sơ chế lượn thế nào cho đúng.
- Đầu tiên, lươn mẹ cần làm sạch nhớt. Mẹ có thể làm sạch nhớt của lươn bằng cách dùng tro bếp. Nếu không có tro bếp thì mẹ có thể dùng nước cốt chanh hoặc là nước vo gạo để tuốt lươn tới khi không còn thấy độ nhớt của lươn nữa là được.
- Mẹ cần bỏ hết nội tạng của lươn khi mổ. Sau đó sử dụng nước ấm pha thêm một chút muối để rửa lại để giảm bớt mùi tanh của lươn. Bởi nếu chỉ rửa bằng nước thường thì lươn sẽ rất tanh.
- Để loại bỏ mùi tanh của lươn. Sau khi đã rửa sạch và để ráo nước, mẹ đem ướp lươn với muối, tiêu, bột nghệ và một chút rượu trắng hoặc sả, ớt trong khoảng 15 phút để lươn ngấm gia vị.
- Khi nấu cháo lươn cho bé, mẹ phải nấu thật chín hoặc ninh nhừ để tiêu diệt hết các ký sinh trùng có hại.
Lưu ý:
- Mẹ không nên dùng giấm để làm sạch nhớt lươn bởi sử dụng giấm sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng của thịt lươn.
- Không nên dùng nước mắm và gừng để ướp gia vị cho lươn vì vị của chúng không hợp nhau.
Gợi ý 5 món cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng
Khi đã hiểu được giá trị dinh dưỡng mà lươn đem lại cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Giờ đây, mẹ cần tìm hiểu cách chế biến các món cháo lươn cho bé ăn dặm để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho bé mẹ nhé.
1. Cháo lươn bí đỏ cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt lươn: 200g
- Bí đỏ: 1 miếng
- Gạo: 100g
- Hành mùi, dầu ăn và gia vị khác
Cách nấu cháo:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi nấu tới chín mềm.
- Bí đỏ đem gọt vỏ rồi thái thành miếng nhỏ.
- Lươn sơ chế sạch sẽ.
Bước 2: Cách nấu:
- Bí đỏ mẹ đem hấp chín rồi tán nhuyễn. Lươn luộc chín, bỏ xương rồi xé nhỏ.
- Cho thịt lươn và bí đỏ vào nồi cháo chín và nấu thêm 10 phút.
- Khi cháo, thịt lươn và bí đỏ chín mẹ cho thêm hành lá, mùi và dầu ăn vào và khuấy đều rồi tắt bếp.
Bước 3: Cho bé ăn.
2. Cháo lươn cà rốt cho bé 7 tháng ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lươn đồng (đã sơ chế): 40g
- Gừng: 2 lát
- Cà rốt: 30g
- Dầu ôliu
- Cháo trắng: 3 thìa canh
Cách nấu cháo:
Bước 1: Lươn mẹ đem hấp (luộc) chín, chỉ lấy phần thịt lươn, bỏ phần da và xương. Hành tây và cà rốt mẹ đem rửa sạch rồi thái miếng nhỏ.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào để chảo nóng và dầu sôi. Sau đó cho cà rốt vào xào. Lươn nấu cùng cà rốt và hành tây sẽ tạo một mùi thơm và vị ngọt hấp dẫn.
Bước 3: Tiếp đó mẹ cho lươn đã hấp chín vào và tiếp tục đảo đều. Xào tiếp khoảng 4-5 phút cho cà rốt chín.
Bước 4: Cho hỗn hợp vào máy xay và xay nhuyễn tuỳ độ thô mà bé ăn dặm được. Nếu bé đã ăn thô tốt thì mẹ không cần xay. Nếu mẹ muốn nhuyễn hơn thì có thể cho một chút nước sôi nóng (không nên cho nước sôi để nguội sẽ khiến món ăn có mùi tanh).
Bước 5: Đổ hỗn hợp lươn vừa xay xong vào nồi cháo va đun trên ngọn lửa nhỏ, đảo đều tới sôi. Sau khi cháo sôi, mẹ tiếp tục đảo đều khoảng 2-3 phút rồi tắt bếp.
Bước 6: Đổ cháo ra chén và cho bé ăn. Nêm thêm 1 thìa cà phê dầu ăn trẻ em, đảo đều trước khi cho bé ăn.
3. Cháo lươn cải bó xôi cho bé 7-8 tháng ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lươn: 2 khúc
- Cải bó xôi: 7-8 lá
- Gừng: 3 lát để khử mùi tanh của lươn khi luộc
- Cháo trắng: 1 bát
Cách nấu cháo:
Bước 1: Cho lươn và gừng vào nồi để luộc chín. Trong thời gian luộc lươn mẹ đem cải bó xôi đi bằm nhỏ phù hợp với độ thô của bé. Lươn chín mẹ tách lấy thịt, bỏ da và bỏ xương.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho thêm một chén nước lọc hoặc nước Dashi rau chủ vào nồi. Cho cháo trắng đặc vào nồi đun sôi. Cháo sôi mẹ cho phần thịt lươn vào đảo đều (mẹ có thể xào xơ qua lươn tuỳ khẩu vị ăn của bé).
Bước 3: Cho phần rau đã bằm nhỏ vào nồi, đảo đều và đun sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp. Vậy là xong!
Khi cho bé ăn, mẹ có thể cho thêm 1 muỗng dầu ăn trẻ em. Đối với các bé 2 năm đầu đời, dầu ăn đóng vai trò đặc biệt quan trong giúp các bé hấp thu các chất dinh dưỡng khác được tốt hơn. Bởi vậy, trong mỗi bát cháo ăn dặm của bé, mẹ không nên quên cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé (3 – 5ml) tuỳ khẩu vị từng bé.
Đối với các bé trên 1 tuổi mẹ có thể nêm thêm một chút nước nắm. Còn đối với các bé dưới 1 tuổi thì không nên. Tuy nhiên nếu mẹ vẫn muốn nêm nước nắm cho bé không thích ăn nhạt thì nêm tìm hiểu các loại nước nắm dành cho bé, nước nắm có hàm lượng muối thấp sẽ tốt cho bé.
4. Cháo lươn rau ngót cho bé 7 tháng tuổi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lươn
- Rau ngót
- Cháo trắng: Tuỳ vào khả năng ăn thô của bé là mẹ nấu cháo trắng sao cho thích hợp.
- Gừng
- Dầu ăn trẻ em: dầu gấc, dầu oliu, dầu cá hồi đều được
Cách nấu cháo:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Lươn đã được làm sạch, cắt khúc mẹ đem luộc chín với một chút gừng (gừng có tác dụng khử mùi tanh của lươn)
- Rau ngót: Mẹ có thể luộc chín rồi bằm hoặc rây qua rây với các bé nhỏ.
Bước 2: Lươn luộc chín mẹ bỏ xương, đối với các bé nhỏ thì mẹ có thể bỏ da, còn bé lớn khoảng 7 tháng tuổi thì không cần thiết. Ngoài ra da lươn cũng rất tốt cho bé, đặc biệt là các bé hay ra mồ hôi trộn, bằm nhuyễn.
Bước 3: Cháo trắng mẹ đem cho vào nước luộc lươn (nhớ vớt gừng) để nấu sôi, đảo đều.
Bước 4: Cháo sôi, mẹ cho lươn và rau ngót ngằm nhỏ vào nấu cùng, đảo đều tới sôi, chín. Cháo sôi khoảng 2 phút nữa thì mẹ tắt bếp, múc cháo ra chén, cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé (dầu oliu, dầu gấc, dầu cá hồi) đảo đều. Cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.
5. Cháo lươn nấm rơm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lươn đồng (đã sơ chế): 500g
- Nấm rơm: 100g
- Gạo: 1/2 lon hoặc 1 bát cháo trắng
- Hành tím đập dập, hành lá
- Gia vị cần thiết.
Cách nấu cháo
Khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu này, mẹ hãy cùng bắt tay vào chế biến nhé.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Gạo mẹ đem vo sạch rồi nấu thành cháo
- Hành lá đem rửa sạch, thái nhuyễn. Nấm rơm cắt bỏ gốc, thả và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút sau đó chẻ đôi nấm rơm rồi thái miếng nhỏ. Xào qua nấm rơm.
- Lươn mẹ đem luộc chín cùng với hành tím đập dập và một chút muối để khử mùi tanh. Lươn chín mẹ vớt ra rồi lọc lấy thịt. Mẹ nhớ giữ nước luộc lơn để nấu cháo nhé.
Bước 2: Hành lá đem phi thơm rồi xào qua với lươn cho thơm.
Bước 3: Cháo chín, mẹ cho lươn, nấm rơm, thêm một chút nước luộc rươn vào đảo đều tới sôi. Cháo sôi khoảng 2 phút nữa thì mẹ tắt bếp. Đổ cháo ra bát.
Bước 4: Nêm thêm 1 muỗng dầu oliu để món ăn thêm hấp dẫn, bé dễ dàng hấp thu hơn.
Ngoài 5 món cháo lươn này, mẹ có thể thay thế các loại rau củ trên bằng cách loại rau củ khác như: đậu hà lan, khoai tây, bí xanh…cũng rất tốt cho bé ăn dặm. Chúc mẹ thành công!