Gần đây trên mạng dân tình đang “sốt sình sịch” với món cháo mực cho bé ăn dặm. Mẹ cũng nghe “phong phanh” đâu đó là món này rất tốt để phát triển trí não cho bé?
Nhưng cụ thể món ăn này có những giá trinh dinh dưỡng như thế nào nhỉ? Nó có giàu omega 3 và omega 6 như các loại cá biển không? Cách chọn mực và chế biến cháo mực cho bé sao cho phù hợp với độ tuổi của bé nhà mình đây ta?
Tất cả sẽ chỉ có trong bài viết dưới đây từ Pinkspoon mà thôi. Mẹ hãy đọc tới cuối bài viết để tìm ra được câu trả lời dành cho mẹ và bé mẹ nhé.
Chúng ta bắt đầu ngay thôi ạ.
Chọn loại mực để nấu cháo cho bé nhà mình
Mực là loại hải sản thơm ngon giàu dinh dưỡng và rất quen thuộc với chúng ta. Tại Việt Nam hiện có 5 loại mực chủ yếu với những hương vị riêng biệt. Do đó chúng cũng được chế biến trong các món ăn đặc thù riêng.
Mực lá
Mực lá có vây dày hình bầu dục mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Chúng được đánh giá là loại mực ngon nhất. Thịt mực lá dày, giòn, vị ngọt đậm đà. Mực lá mẹ dùng để nấu cháo cho bé cũng rất tốt.
Mực ống
Đây là loại mực được sử dụng phổ biến nhất chúng được bày bán nhiều ở các khu du lịch, siêu thị cũng như ở các chợ. Chúng có thân dài, hình ống có 8 râu nhỏ và 2 xúc tu dài, da có nhiều đốm hồng, mắt to trong suốt và có túi mực.
Mực ống thường được chế biến các món như: Mực nướng, mực xào, lẩu mực, mực chiên mắm, mực nhồi thịt….Khi dùng mực ống nấu cháo cho bé mẹ cần sơ chế cẩn thận. Đồng thời, chọn mua mực ở các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mực trứng
Mực trứng có thể là loại mực có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Đồng thời cũng là loại mực được rất nhiều người yêu thích với vị béo bùi, dai giòn, thơm ngon. Các món ăn ngon với mực trứng có thể kể tới như: mực trứng chiên giòn, mực trứng hấp lá chanh…
Mực sim
Mực sim có kích thước nhỏ, cũng ít bán trên thị trường so với các loại mực khác. Loại mực này mẹ có thể chiên hoặc hấp đều rất ngon.
Vậy là mẹ đã biết sơ qua về các thông tin liên quan tới mực rồi đúng không ạ? Trong phần tiếp theo mẹ cùng Pinks điểm danh ngay các lợi ích của cháo mực cho bé mẹ nhé.
Lợi ích sức khỏe của cháo mực cho bé
Mực chứa đủ đồng đáp ứng 90% nhu cầu của cơ thể. Đồng là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết để hấp thụ, lưu trữ và chuyển hóa sắt, kích thích sự hình thành các tế bào hồng cầu.
Protein được tìm thấy trong mực cực kỳ có lợi cho các hoạt động của cơ thể. Tiêu thụ các món ăn được chế biến từ mực cũng như các loại cháo mực cho bé được khuyến khích trong việc giữ cho da, cơ, tóc và móng luôn khỏe mạnh.
Tương tự như các loại hải sản khác trong mực cũng rất giàu kẽm. Giúp kích thích bé ăn ngon miệng, phát triển trí não. Kẽm còn là thành phần không thể thiếu của hơn 200 loại enzym quan trọng trong cơ thể.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ở nước ta có từ 60 – 80% trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán là thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thấp còi và kém phát triển trí tuệ khi trẻ lớn.
Cụ thể thành phần dinh dưỡng của 100g mực
Năng lượng: 92 calo
Protein: 16g
Carbohydrate: 3,1g
Cholesterol: 233mg
Omega 3: 496 mg
Omega 6: 2mg
Vitamin A: 33 IU
Vitamin C: 4,7 mg
Vitamin E: 1,2mg
Thiamin: 20 mcg
Riboflavin: 412 mcg
Niacin: 2,2 mg
Canxi: 32 mg
Sắt: 680 mcg
Magie: 33 mg
Photpho: 221 mg
Kẽm: 1,5 mg
Đồng: 1,9 mg
Mangan: 35 mcg
Selen: 45 mcg
Bé mấy tháng có thể ăn cháo mực? Ăn bao nhiêu là đủ?
Mặc dù cháo mực cho bé có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ không nên cho bé dùng cháo mực khi trẻ vừa ăn dặm. Thời điểm thích hợp nhất để bé tập làm quen với cháo mực đó là vào tháng thứ 8 hoặc tháng thứ 9.
Lượng mực có trong cháo mực cho bé ở từng tháng tuổi cũng rất khác nhau:
- Mẹ dùng 30g mực tươi để nấu được 1 bát con cháo cho bé: 8 – 12 tháng. Dùng 1 – 3 bữa/ tuần.
- Đối với các bạn lớn hơn 1 – 3 tuổi: mỗi bữa mẹ có thể cho con ăn 30 – 40g mực nấu cùng bún, mỳ, súp.
- Các bé trên 3 tuổi có thể ăn được 50 – 60g mực và ăn 1 – 2 bữa/tuần.
Tuyệt chiêu cho mẹ trước khi nấu cháo mực cho bé
Để nấu được bát cháo mực cho bé thơm ngon, an toàn không thể không bỏ qua bước chọn mua và sơ chế mực.
Vậy để chọn mực nấu cháo cho bé mẹ cần làm như thế nào nhỉ? Mẹ đọc tiếp cùng Pinks để có câu trả lời mẹ nhé.
Cách chọn mực
Khi chọn mực cho bé mẹ nên chọn các con có lớp thịt màu sáng hồng, đầu mực và túi mực chưa bị vỡ để đảm bảo độ tươi ngon cũng như thịt mực không bị đắng khi chế biến món ăn.
Mẹ có thể dùng ngón tay ấn vào thân mực. Nếu mực còn tươi thường có phần thịt săn chắc và có độ đàn hồi cao, không bị nhão, mực nhanh trở lại trạng thái ban đầu ngay sau khi ấn tay vào.
Cách sơ chế mực
- Lột bỏ thật sạch phần mang bên ngoài
- Dùng dao sắc rạch bụng mực, rửa tráng qua nước sạch
- Lấy chút rượu trắng và muối để bóp khử khuẩn và mùi tanh của mực
- Sau khi rửa sạch mực, thái mực thành miếng vừa ăn. Nên ướp mực cùng chút gia vị, trước khi thực hiện một món ăn đối với các bé trên 1 tuổi.
Và dưới đây là cách nấu một số món cháo mực thơm ngon, hấp dẫn dành cho trẻ.
Các món cháo mực cho bé cực hấp dẫn
Cà rốt giàu vitamin A, chất xơ, tinh bột. Món cháo mực kết hợp với cà rốt sẽ giúp món ăn trở nên hấp dẫn, đẹp mắt đồng thời bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé yêu nhà mình.
Chuẩn bị
Gạo tẻ: 30g
Mực sơ chế sạch thái nhỏ: 30g
Cà rốt: 20g
Dầu ăn: 10ml
Hành khô, thìa là (nếu có)
Cách làm
Bước 1
Mẹ đem gạo đi vo sạch, rồi cho vào 450ml nước và nấu cháo trong khoảng 15 – 20 phút để cháo nhừ.
Cà rốt mẹ mua về đem gọt sạch vỏ rồi cho vào nồi luộc chín.
Mực sau khi làm sạch mẹ cũng cắt miếng dài chừng 5cm là được.
Bước 2
Cho 2 thìa dầu ăn cùng hành khô vào phi thơm rồi cho mực vào xào chín. Vì mực nấu cháo có thể mất nhiều thời gian để nấu chín. Do đó, để cháo mực được mịn, không vón cục và an toàn cho bé. Mẹ nên cho mực và cà rốt vào máy xay để nấu.
Bước 3
Cho toàn bộ hỗn hợp xay này vào nấu cùng cháo. Mẹ đun lửa nhỏ tới khi cháo sôi được 5 – 10 phút bắc ra.
Đối với các bạn nhỏ suy dinh dưỡng mẹ nên thêm 2 thìa dầu ăn (10ml) vào cháo rồi khuấy đều trước khi cho bé ăn để bé tăng cân tốt hơn mẹ nhé.
Tiếp theo chúng ta sẽ tới với món thứ 2. Mẹ có đoán ra được đó là món gì không ạ?
Không phải chỉ trứng, chỉ tôm mới giàu canxi đâu mẹ ạ. Bông cải xanh cũng chính là một “siêu thực phẩm” về hàm lượng canxi. Kết hợp bông cải xanh cùng mực trong cháo mực cho bé chắc chắn sẽ làm một gợi ý không thể thiếu đối với bé nhà mình rồi.
Mẹ cũng Pinks xem thử món ăn này có khó chuẩn bị và chế biến không mẹ nhé.
Chuẩn bị
Mực đã sơ chế sạch: 30g
Bông cải xanh: 20g (khoảng 2 bông nhỏ)
Cháo trắng: 1 chén nhỏ
Dầu ăn: 10ml (2 thìa cà phê)
Cách làm
Bước 1
Mực sau khi được làm sạch mẹ đem thái nhỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó cho vào chảo xào qua. Tới khi thịt săn lại gần chín thì bắc ra.
Bông cải xanh mẹ có thể hấp hoặc luộc chín rồi vớt ra để nguội và băm nhỏ.
Bước 2
Cháo trắng mẹ chuẩn bị cho vào nồi. Nếu cháo đặc mẹ có thể thêm một chút nước để điều chỉnh. Cho toàn bộ mực và bông cải xanh trước đó vào nấu cùng cháo. Tới khi cháo sôi mẹ đun tiếp lửa nhỏ trong khoảng 5 phút nữa để cháo nhừ. Để nguội.
Trước khi cho bé ăn, mẹ đừng quên thêm 2 thìa dầu ăn của Pinks để giúp bé hấp thu các loại vitamin tốt hơn. Đồng thời giúp bé tăng cân mẹ nhé.
Nguyên liệu
Mực tươi đã sơ chế sạch: 30g
Hành tây: 1/5 củ (20g)
Cháo trắng: 1 chén nhỏ
Dầu ăn: 10ml
Hành lá, gia vị (nếu cần)
Cách làm
Bước 1
Băm nhỏ mực ướp cùng 1 thìa cà phê nước mắm. Các bé từ 1 tuổi trở lên không phải xay nhuyễn thịt mực, bé có thể tự nhai thức ăn nên mẹ chỉ cần băm nhỏ mực là được.
Bước 2
Hành tây, cà rốt rửa sạch, thái nhỏ rồi băm nhuyễn.
Bước 3
Cho dầu ăn vào chảo, đợi dầu nóng, cho hành lá thái nhỏ cùng mực và hành tây vào nấu chín.
Bước 4
Đổ cháo trắng vào nồi cùng hỗn hợp vừa xào vào nấu. Đun sôi cháo rồi múc ra bát cho trẻ ăn.
Lời kết
Vậy là hôm nay mẹ và Pinks đã cùng nhau tìm hiểu về các loại cháo mực cho bé. Mẹ đã có dự định gì cho lịch ăn dặm của bé tuần này chưa ạ?
Cháo mực cho bé chắc chắn sẽ là lựa chọn an toàn – hợp lý – bổ dưỡng cho trẻ đó ạ.
Trong quá trình thực hiện món cháo này nếu có bất cứ thắc mắc, khó khăn nào mẹ hãy inbox, comment ngay cho Pinks. Để Pinks được đồng hành cùng mẹ và bé mẹ nhé.
Mẹ cùng đừng quên follow Pinkspoon để tiếp tục cập nhật các kiến thức về ăn dặm cho bé trong các bài viết tiếp theo nhé.