Cập nhật thông tin các ngày lễ trong tháng 3 năm để có phương án và kế hoạch chuẩn bị các kỳ nghỉ tốt nhất. Quốc tế phụ nữ, Quốc tế hạnh phúc, ngày thể thao việt nam, nghỉ lễ giỗ tổ hùng vương, tết hàn thực
Các ngày lễ trong tháng 3 theo âm và dương lịch 2022
Những ngày lễ lớn trong năm thường là dịp để kỷ niệm, sum vầy gia đình của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ có bao nhiêu ngày lễ trong năm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn đầy đủ về các ngày lễ trong tháng 3 cũng như ngày lễ quan trọng tại Việt Nam năm 2022.
Các ngày lễ trong tháng 3 theo âm lịch và dương lịch
Theo Dương Lịch
1. Ngày truyền thống Bộ Đội Biên Phòng (3/3)
Vào ngày 3/3/1959, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định thành lập lực lượng vũ trang chuyên phụ trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, được gọi là lực lượng Công an nhân dân vũ trang, đến nay đổi tên là Bộ Đội Biên Phòng. Năm 2022 đã đánh dấu cột mốc kỷ niệm 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng bộ đội Biên phòng và 32 năm ngày Biên Phòng toàn dân.
2. Ngày Quốc tế Phụ Nữ (8/3)
Ngày Quốc tế Phụ Nữ (International Women’s Day) còn được gọi là là ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa Bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8/3 hàng năm.
Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ Nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng của nữ giới như:
- Vấn đề thực tiễn như mức lương.
- Cơ hội giáo dục đào tạo.
- Thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Điều kiện an sinh xã hội.
- Chống bạo hành phụ nữ.
- Chống mại dâm.
Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ Nữ còn được hiểu là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã tiên phong đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc. Chính ý chí vươn của phụ nữ Việt Nam trở thành niềm tự hào, một phần cội nguồn từ truyền thống dân tộc.
Chính vì thế, để tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới đã tổ chức ngày 8/3 làm kỷ niệm vô cùng trang trọng, ngập tràn hoa và những lời chúc đẹp. Đồng thời, ngày 8/3 còn là ngày nam giới thể hiện sự yêu thương, chăm sóc cho những người phụ nữ quan trọng trọng mà họ yêu quý.
3. Ngày quốc tế Hạnh Phúc (20/3)
Liên Hợp Quốc chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh Phúc. Bởi vì, ngày 20/3 là ngày đặc biệt khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo nên độ dài ngày và đêm bằng nhau. Điều này biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa và bình yên của vũ trụ. Ngoài ra, đây còn là biểu tượng cho sự cân bằng âm dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực,… Đó là lý do ngày 20/3 được xem là ngày Quốc tế Hạnh Phúc. Đây là ngày lễ thể hiện ý nghĩa phát triển và nâng cao nhu cầu sống, sức khỏe tinh thần cho toàn nhân loại. Chính sự cân bằng, hài hòa là chìa khóa để có được hạnh phúc.
4. Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3)
Trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác Hồ cùng Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định lấy ngày 26/3 hàng năm kỷ niệm ngày thành lập Đoàn. Kể từ đó, ngày 26/3 hàng năm là ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chính Minh tại Việt Nam.
5. Ngày Thể Thao Việt Nam (27/3)
Vào ngày 29/01/1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 25/CT về việc chọn ngày 27/3 hàng năm làm ngày Thể Thao Việt Nam. Đây là ngày mà các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh.
Theo Âm Lịch
1. Tết Hàn Thực (3/3)
Ngày 3/3 được gọi là ngày Tết Hàn Thực mang ý nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất. Ngày này gắn liền với cái chết đáng thương của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi người Trung Quốc. Lúc bấy giờ, nhà vua thể hiện niềm tiếc thương nên đã lập đền thờ, ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày và lấy ngày 3/3 âm lịch để tưởng niệm Tử Thôi.
Tại Việt Nam, tết Hàn Thực mang một nét đặc trưng riêng, mọi người không kiêng lửa mà chuẩn bị bánh trôi nước để dâng lên bàn thờ tổ tiên thế hiện lòng biết ơn, thành kính.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3)
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ. Vậy mùng 10 tháng 3 là ngày gì? Đây là một ngày hội truyền thống của toàn thể người dân Việt Nam tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng Vương. Hàng năm, nghỉ lễ truyền thống của vua Hùng được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được toàn thể người dân Việt Nam kỷ niệm vào ngày 10/3 âm lịch.
‘’Mùng 10 tháng 3 có được nghỉ không?’’ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quy định trong Bộ luật Lao Động, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ nên người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương.
Ngày 10/3 Âm lịch năm 2022 rơi vào ngày chủ nhật (nhằm ngày 10/4/2022 dương lịch). Do đó, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 2 ngày, đó là: ngày chủ nhật (10//4/2022) và nghỉ bù sang thứ 2 (11/4/2022).
Một số ngày lễ quan trọng trong năm
1. Ngày Giải phóng miền Nam (30/4)
30 tháng 4 là ngày gì? Đây là ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày chiến chiến, ngày thống nhất. Đây là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam, đánh dấu sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi các lực lượng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam ngày 30/4/1975.
Ngày 30/4 được nghỉ không? 30/4 được nghỉ mấy ngày?
Trong năm 2022, ngày lễ 30/4 và 1/5 rơi vào thứ 6 và thứ 7. Do đó, theo quy định của nhà nước người lao động được nghỉ bù 1 ngày vì lịch nghỉ của ngày lễ rơi vào thứ 7. Vậy ngày 30/4, 1/5 trong năm 2022, người lao động được nghỉ liên tiếp 4 ngày, tức là thứ 6, thứ 7, chủ nhật và thứ 2. Lịch nghỉ lễ ngày áp dụng cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong cả nước.
2. Ngày Quốc tế Lao động (1/5)
Vào ngày 14/7/1889, trong Đại hội thành lập Quốc tế II, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động trên toàn thế giới. Kể từ đó, ngày 1/5 được xem là ngày Quốc tế Lao động. Tại Việt Nam, ngày 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và công dân lao động.
3. Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6)
Ngày Quốc tế thiếu nhi hay còn gọi là Tết thiếu nhi. Năm 1949, Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định chọn ngày 1/6 làm ngày Quốc tế thiếu nhi, đòi chính phủ các nước chịu trách nhiệm về quyền của trẻ em.
Tại Việt Nam, sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày hội vui chơi của thiếu nhi cả nước
4. Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7)
Đây là ngày lễ tưởng niệm những thương binh liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc, mang lại hòa bình cho nước nhà. Qua đó, ngày lễ 27/7 nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn những người có công với Cách Mạng cũng như phát huy truyền thống Cách Mạng trong thời kỳ đổi mới.
5. Ngày Quốc Khánh (2/9)
Lễ Quốc Khánh diễn ra vào hằng năm nhằm kỷ niệm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Do đó, ngày 2/9 hằng năm trở thành ngày lễ lớn với nhiều hoạt động kỷ niệm, giải trí nghệ thuật của người Việt Nam.
6. Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11)
Đây là ngày lễ “tôn sư trọng đạo’’ dành cho ngành giáo dục, nhằm tôn vinh những người lái đò thầm lặng. Trong ngày 20/11, học sinh, sinh viên sẽ dành những bó bông tươi thắm cùng lời chúc tốt đẹp gửi đến quý thầy cô giáo.
7. Ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam (22/12)
Đây là ngày quốc phòng toàn dân, ngày hội của truyền thống bảo vệ tổ quốc, tôn vinh và ca ngợi hình ảnh cao đẹp của ‘’bộ đội Cụ Hồ’’. Ngày 22/12 là dịp để toàn dân phát huy truyền thống yêu nước biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trên đây là các ngày lễ trong tháng 3 cũng như những ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn!