Những đồ ăn nên kiêng để tránh sẹo

1. Sẹo được hình thành như thế nào

Sẹo là một phần của quá trình tự chữa lành các vết thương trên da một cách tự nhiên. Khi bị thương cơ thể sẽ sản sinh ra các mô tế bào để chữa lành vết thương trên da, lớp da được hồi phục gọi là vết sẹo.

Một vết sẹo được cho là bình thường khi vùng sẹo có bề mặt bằng phẳng, có màu trắng hơi hồng, hơi bóng, không co kéo da xung quanh. Còn lại các vết sẹo có hình thể, cấu trúc khác thường với loại sẹo vừa nêu thường mang lại những ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo. Từ thức ăn, cách sinh hoạt các can thiệp, tác động phía bên ngoài đều ảnh hưởng tốt và xấu tới quá trình hình thành sẹo của vết thương.

Sẹo được hình thành như thế nào

Các dạng sẹo bất thường thường thấy nhất là sẹo lồi, sẹo lõm, hiếm hơn một chút là dạng sẹo phì đại, sẹo giãn. Để giảm thiểu các nguy cơ để lại các vết sẹo bất thường, gây mất thẩm mỹ khi bị thương chúng ta nên chú ý đúng cách trong ăn uống, có chế độ sinh hoạt khoa học để giúp cơ thể chữa lành vết thương.

2. Những đồ ăn nên tránh để không có sẹo

Rau muống và rau má

Trong 2 loại rau này có chất Madecassol có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển xơ cứng da dễ gây sẹo lồi, nên với các vết thương hở chúng ta nên kiêng ăn rau muống và rau má cho tới khi lành hẳn.

Thịt gà và xôi

Thịt gà và xôi cũng nằm trong nhóm thực phẩm kiêng gì để không bị sẹo: Trong quan niệm dân gian hai loại thực phẩm này những người bị vết thương hở không nên ăn vì sẽ làm cho vết thương dễ mưng mủ, chảy nước vàng và lâu lành. Thực ra tùy vào cơ địa từng người có dị ứng với hai món trên hay không, hoặc nếu bạn là người tin theo quan niệm cũ, thì có thể lựa chọn không dùng hai loại thực phẩm này khi bị thương.

Thịt bò, thịt chó

Theo đông y hai loại thịt này có tính nóng, khi có vết thương hở không nên ăn dễ gây ra hiện tượng sẹo lồi và thâm, có thể khiến bề mặt vết sẹo bị sần, chai cứng.

Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, các đồ ăn có đường, những đồ ăn, thức uống này chứa nhiều cồn và các chất gây hại cho cơ thể, làm cản trở quá trình chữa lành vết thương.

Để hạn chế tối đa việc hình thành sẹo xấu ngoài việc kiêng ăn gì chúng ta còn cần có kiến thức xử lý vết thương đúng cách, hạn chế những tác động xấu từ bên ngoài phối hợp với các tác động tốt từ bên trong để vết thương mau lành, giảm sẹo.

3. Cách xử lý nhanh vết thương hạn chế tối đa hình thành sẹo

Bước 1: Ngay khi bị thương xả rửa vết thương dưới vòi nước lạnh để trôi lớp bụi, bùn, đất dính xung quanh miệng vết thương.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng oxy già hoặc Povidine rửa trực tiếp vào vết thương ngay lúc này, các hoạt chất kháng khuẩn quá mạnh của 2 dung dịch này có thể trực tiếp làm sự tổn thương trên bề mặt vết thương lan rộng hơn, khiến vết thương khó khỏi, lâu lành.

Cách xử lý nhanh vết thương hạn chế tối đa hình thành sẹo

Bước 2: Rửa lại bằng nước muối sinh lý và dung dịch cồn Povidine pha loãng.

Bước 3: Dùng khăn sạch thấm khô, nếu vết thương nhỏ bạn chỉ cần dùng băng cá nhân ulgo để băng lại. Vết thương lớn hơn thì nên băng bó lại bằng băng gạc y tế. Lưu ý không nên băng quá chật, cản trở việc lưu thông máu và sự chữa thương của cơ thể.
Nếu vết thương quá nặng, sau khi băng bó cầm máu cần đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bước 4: Thay băng, rửa vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý và dung dịch povidine pha loãng.

Bước 5: Ngay sau khi vết thương vừa lành, bắt đầu bong phần vẩy cứng bao bên ngoài bạn dùng kem trị sẹo thoa lên miệng vết thương theo đúng hướng dẫn chỉ định để hạn chế việc hình thành sẹo xấu đến mức thấp nhất.

Để vết thương hồi phục tốt, ngoài việc chú ý kiêng ăn gì không để lại sẹo bạn còn cần lưu ý vấn đề dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn, tăng thêm thực phẩm giàu vitamin, giàu chất đạm, chất béo, cơ thể đủ chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình liền sẹo của bạn.

Rate this post

Viết một bình luận