Phải nói Marketing đang là một lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Hiện tại rất nhiều em học sinh lớp 12 thích thú và lựa chọn ngành học này. Vậy Marketing là gì? Marketing học gì? Marketing nên học trường nào? Marketing thi khối nào? Đừng tiếc bỏ ra 5 phút cùng ESA để có được những thông tin hữu ích cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai nhé!
Ngành Marketing là gì?
Nhắc tới Marketing người ta thường hình dung về những anh chị tay xách sản phẩm đến đám đông chào hàng. Đó quả là một định kiến sai lầm cho ngành học này. Vậy Marketing là ngành gì?
Ngành Marketing là một ngành học đào tạo có hệ thống về các kiến thức nền tảng của Marketing hiện đại. Những lĩnh vực được đào tạo bao gồm:
-
Nghiên cứu sản phẩm, insight khách hàng và đối thủ
-
Tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng
-
Tìm kiếm các kênh bán hàng
-
Lập bảng giá sản phẩm chi tiết
-
Tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm, chạy doanh số và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
Theo học ngành Marketing, các em sẽ được tìm hiểu về con đường sản phẩm đến với khách hàng. Từ đó, nắm bắt được tâm lý, cảm xúc của khách hàng, triển khai chương trình bán hàng đánh trúng vào nhu cầu của họ, nâng cao doanh số. Ngoài ra, các em sẽ biết cách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch quảng bá, tạo dựng danh tiếng cho doanh nghiệp… Học ngành này đòi hỏi sinh viên cần có tư duy nhạy bén và tinh thần “thép”, chịu được áp lực lớn.
Hàng năm có hàng ngàn chương trình marketing. mỗi năm lại có thêm rất nhiều công ty bắt đầu quan tâm và triển khai các kế hoạch marketing. Đây là một minh chứng cho tầm ảnh hưởng, cho sự phát triển, cho tiềm năng của ngành marketing.
Các chuyên ngành trong Marketing (MKT)
Vậy marketing gồm những mảng nào? MKT là ngành có nhiều các chuyên ngành nhỏ khác nhau. Sau đây là các chuyên ngành có trong Marketing:
1. Quản trị Marketing
Chuyên ngành này giúp các học viên có được những kỹ năng chuyên sâu về quản lý. Hiểu được cách lập kế hoạch quảng bá cho doanh nghiệp, đo lường hiệu quả các chiến dịch, lựa chọn và quản lý các kênh truyền thông,… Các môn học dành cho chuyên ngành quản trị Marketing bao gồm:
-
Digital Marketing (Tiếp thị ứng dụng công nghệ số)
-
Quản trị sản phẩm (Nghiên cứu và định giá sản phẩm)
-
Quản trị kênh phân phối (Tìm kiếm những kênh bán hàng hiệu quả)
-
Nghiên cứu Marketing
-
Marketing dịch vụ
-
Chiến lược Marketing
-
…v…v…v…
2. Quản trị thương hiệu
Là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về việc xây dựng và phát triển và quản trị 1 thương hiệu. Cách tạo ra nhãn hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu và cách thức để khách hàng biết đến và yêu thích thương hiệu. Các môn học của ngành này bao gồm:
-
Xây dựng và phát triển thương hiệu
-
Quản trị trị thương hiệu
-
Quảng cáo và chương trình khuyến mại
-
Tổ chức sự kiện quảng bá
-
Nghiên cứu, Phát triển sản phẩm mới
-
PR (Quan hệ công chúng)
-
Marketing dịch vụ,…
3. Truyền thông Marketing
Đây là chuyên ngành tập trung trau dồi các kiến thức về content, các phương tiện thông tin đại chúng, các kiến thức về kinh tế – xã hội cho các em. Cụ thể chuyên ngành truyền thông Marketing học gì, các bạn theo dõi danh sách liệt kê dưới đây.
-
Truyền thông đa phương tiện
-
Chiến lược phương tiện truyền thông
-
Truyền thông Marketing tích hợp
-
Marketing trực tiếp (tư vấn tại điểm bán, tổ chức sự kiện,…)
-
Quảng cáo và thiết kế quảng cáo trên các phương tiện thông tin,…
4. Quảng cáo
Đây là một chuyên ngành cung cấp tri thức chuyên sâu về cách thức quảng bá, đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng qua phương tiện truyền thông. Một số môn học chuyên ngành có trong chương trình của Quảng cáo như:
-
Quản trị quảng cáo
-
Quảng cáo và xã hội
-
Các xu hướng tiếp thị
-
Chiến lược quảng cáo,…
5. Marketing thương mại
Chuyên ngành này sẽ giúp các em hiểu được quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra khả năng tiêu thụ hiệu quả sản phẩm của một tổ chức, một công ty hay một đơn vị kinh doanh nào đó. Chuyên ngành này có những môn học sau:
-
Nghiên cứu Marketing thương mại
-
Marketing quốc tế
-
Truyền thông marketing và xúc tiến
-
Phân tích hành vi khách hàng,…
Marketing có nhiều chuyên ngành như thế. Vậy các chuyên ngành trong Marketing thi khối nào, mỗi chuyên nhành thi một khối hay giống nhau. ESA tìm hiểu, tất cả các chuyên ngành sẽ chung khối thi. Sau chương trình đại cương (năm nhất, năm hai), tùy theo năng lực và sở thích cá nhân, sinh viên mới đăng ký chuyên ngành.
Ngành Marketing nên học tại trường nào?
Theo như khảo sát, Marketing nằm trong Top 8 ngành nghề hot nhất tại Việt Nam. Đây cũng là ngành có đầu ra ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng cao. Hầu như tại các trường đại học kinh tế hoặc có khối ngành kinh tế đều có chương trình đào tạo Marketing. Vậy ngành Marketing nên học tại trường nào? Sau đây là list các trường đào tạo Marketing với chất lượng giáo dục tốt:
1. Khu vực miền Bắc
-
Đại học Kinh tế Quốc Dân
-
Đại học Công nghệ Đông Á
-
Học viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông
-
Đại học Công Nghiệp Hà Nội
-
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
2. Khu vực miền Trung và miền Nam
-
Đại học Nha Trang
-
Đại học kinh tế – Đại học Huế
-
Đại học kinh tế – đại học Đà Nẵng
- Đại học Công Nghiệp HCM
- Đại học kinh tế TP HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Kinh tế – Luật
- Đại học Kinh Tế – Tài chính TP.HCM
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều các trường đại học tư và cao đẳng cho các em lựa chọn. Ngoài ra, đây cũng là ngành học có nhiều chương trình học bổng hỗ trợ cho các em có ước mơ du học.
3. Ngành Marketing thi khối nào?
Hẳn các em vẫn luôn thường băn khoăn về marketing thi khối nào, khối nào lấy điểm cao hơn? Khi xác định sớm được điều này sẽ giúp các em có được quá trình học tập hiệu quả, đạt được được kết quả cao hơn.
Để theo học ngành Marketing, các em có những lựa chọn về khối thi như sau:
-
Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
-
Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
-
Khối A00: Toán, Hóa học, Vật lý
-
Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
-
Khối C00: Văn, Sử, Địa
Tuy nhiên với mỗi trường sẽ có mức điểm chuẩn riêng cho từng khối thi. Các em nên tìm hiểu trước để có lộ trình ôn luyện thích hợp nhé!
Marketing điểm chuẩn trong năm 2020 tăng mạnh, từ 2-3 điểm tùy vào từng trường.
-
Điểm chuẩn
marketing
Kinh Tế Quốc Dân: 27,55 điểm
-
Trường đại học Kinh Tế TP.HCM: 27,5 điểm
-
Trường đại học Tài Chính – Marketing: 27,5 điểm
-
Điểm chuẩn marketing
đại học Thương Mại: 26,7 điểm
-
Trường đại học Kinh Tế – Luật: 25,55 điểm
Điểm xét tuyển của ngành Marketing luôn thuộc top điểm cao, vậy nên các em hãy có một lộ trình học tập khoa học để đạt được kết quả cao.
Học Marketing là làm gì?
Học Marketing ra làm gì sau này là một câu hỏi mà hầu hết những ai đang khi có ý định muốn học ngành này đều băn khoăn. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân Marketing rất rộng mở. Thậm chí ngay từ năm nhất, năm hai nhiều bạn đã được tuyển dụng và đi làm chính thức. Bạn hoàn toàn có khả năng apply vào các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.
Vậy công việc của Marketing gồm những mảng nào? Học MKT là học nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, hoạch định chiến lược,…
Các sinh viên học Marketing sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các vị trí sau đây:
-
Chuyên viên nghiên cứu thị trường
-
Nhân viên chăm sóc khách hàng,
-
Chuyên viên PR (quan hệ công chúng)
-
Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Marketing (Agency)
-
Chuyên viên quản trị thương hiệu
-
Giảng viên về các ngành liên quan đến Marketing (sẽ có yêu cầu cao hơn về các chứng chỉ bằng cấp)
Học MKT về làm ở những công ty, tổ chức nào?
-
Các công ty về Quảng Cáo
-
Các công ty truyền thông
-
Các doanh nghiệp hoạt động với nhiều hình thức khác nhau như công ty, tập đoàn liên quốc gia, liên doanh,…
-
Công ty nghiên cứu thị trường
-
Các trường đại học, cao đẳng có chương trình đào tạo về lĩnh vực Marketing
Nghề Marketing – ngành nghề hái ra tiền?
Đối với mức lương của bất kỳ một ngành nghề nào đều phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cá nhân. Với Marketing, điều đó là hiển nhiên, bởi làm việc trong ngành này đòi hỏi nhiều ở khả năng của mỗi cá nhân: sáng tạo, tư duy logic,…
Đối với nhân viên Marketing, lương mỗi tháng sẽ vào khoảng ngưỡng 6 – 8 triệu. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm và cống hiến, ở vị trí quản lý, trưởng phòng hay giám đốc sẽ là 20 – 30 triệu. Vậy nên nếu nói nghề Marketing là một ngành nghề hái ra tiền cũng chưa hẳn là đúng. Học viên luôn phải năng động học hỏi và nâng cao năng lực bản thân, đáp ứng thị trường.
Trên đây là những bật mí về Marketing – “ngành nghề của tương lai của bạn”. Bài viết trên là lời giải đáp tường tận cho các câu hỏi: “Marketing là gì?”, “Marketing thi khối nào?” “Marketing nên học trường nào?”, “Cơ hội việc làm của Marketing rao sao?”,… Vì thời lượng bài viết có hạn nên nếu bạn cần những thông tin khác. Hãy điền thông tin vào form đăng ký hoặc inbox fanpage ESA sẽ tư vấn giúp bạn.
Chúc bạn học tập tốt!